Đăng ký thương hiệu cho sản phẩm tổ yến, yến sào tại Khánh Hoà

Sản phẩm tổ yến được coi là một loại thực phẩm có lợi cho sức khỏe. Hiện nay, các sản phẩm từ yến được ưa chuộng và xuất hiện rất nhiều thương hiệu trên thị trường. Vậy để đảm bảo sự độc quyền thương hiệu cho sản phẩm tổ yến, yến sào cần làm như thế nào? Luật Hòa Nhựt sẽ hướng dẫn quý khách hàng

1. Giới thiệu về yến sào

Yến sào, hay tổ chim yến (hay đúng hơn là tổ chim yến làm ở trong hang/động (sào huyệt), là tên một loại thực phẩm - dược phẩm nổi tiếng được làm bằng tổ chim yến. Đây là món ăn được đánh giá cũng rất đắt đỏ của các quốc gia Đông Á như Nhật Bản, Triều Tiên, Trung Quốc, Việt Nam, Malaysia, Indonesia và một số quốc gia khác. Ở Việt Nam, yến sào được xếp vào hàng Bát Trân là tám món ăn cao lương mĩ vị. Món súp yến sào được mệnh danh là “món trứng cá caviar của phương Đông”. Món yến sào đã được người Trung Hoa tiêu thụ từ cách đây 400 năm. Món súp yến sào trông giống như chất keo được nấu với gia vị có bổ sung thêm một ít tinh bột, đường tạo ra món ăn có hương vị đặc trưng khó quên. Yến sào là một trong những món ăn được làm từ động vật đắt đỏ nhất, ở Hồng Kông giá của một bát canh tổ yến khoảng 60 USD.

Tổ yến được tìm thấy trên vách đá, hang động nơi chim yến sinh sống. Tổ yến được thu hoạch là tổ chim trắng Aerodramus fuciphagus (yến Hàng) và tổ chim yến đen Aerodramus maximus (yến Tổ đen) nhưng chỉ có loại tổ yến của yến Hàng là được biết đến dưới tên Yến Đảo trên thị trường. Do tính chất nguy hiểm và hạn chế số lượng đảo có thể khai thác nên loại yến sào này thường có giá cao nhất so với các loại yến sào khác trên thị trường. Tổ trắng và tổ màu hồng máu (yến Huyết) được cho là giàu dinh dưỡng hơn và quý hơn.

Với các lợi thế về sản phẩm tổ yến, nhiều cá nhân tổ chức đã tiến hành sản xuất và kinh doanh, dẫn đến trên thị trường có rất nhiều thương hiệu tổ yến khác nhau. Việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, tránh bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ như hành vi làm giả, nhái sản phẩm đang có ý nghĩa ngày càng quan trọng và cấp thiết.

2. Đăng ký sản phẩm tổ yến, yến sào nhóm nào?

Theo Bảng phân loại hàng hóa/dịch vụ Nice 12-2024 thì sản phẩm/ dịch vụ cho thương hiệu yến sào được phân vào nhóm:

- Nhóm 03: Mỹ phẩm có chứa yến sào hoặc chiết xuất từ yến sào.

- Nhóm 05: Thực phẩm chức năng chứa yến sào hoặc chiết xuất từ yến sào (dùng cho mục đích y tế); rượu bổ chứa yến sào (thực phẩm chức năng).

- Nhóm 29: Yến sào (tổ chim ăn được); yến sào đã qua sơ chế; yến sào tinh chế; yến sào chế biến; thực phẩm làm từ yến sào (như chè yến, yến chưng đường phèn, súp yến).

- Nhóm 32: Nước giải khát làm từ yến sào (đồ uống không cồn); nước yến (đồ uống không cồn).

- Nhóm 35: Mua bán, xuất nhập khẩu các loại hàng hoá gồm: mỹ phẩm có chứa yến sào hoặc chiết xuất từ yến sào, thực phẩm chức năng chứa yến sào hoặc chiết xuất từ yến sào (dùng cho mục đích y tế), rượu bổ chứa yến sào (thực phẩm chức năng), yến sào (tổ chim ăn được), yến sào đã qua sơ chế, yến sào tinh chế, yến sào chế biến, thực phẩm làm từ yến sào (như chè yến, yến chưng đường phèn, súp yến).

3. Trình tự, thủ tục đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm tổ yến, yến sào?

Bước 1: Lựa chọn nhãn hiệu và sản phẩm, dịch vụ cho nhãn hiệu

- Lựa chọn nhãn hiệu: Chọn mẫu nhãn hiệu đáp ứng các tiêu chuẩn bảo hộ. Nhãn hiệu được lựa chọn không tương tự nhãn hiệu khác đã đăng ký, nhãn hiệu nổi tiếng, nhãn hiệu là các dấu hiệu mô tả không có khả năng cấp bằng bảo hộ.

- Lựa chọn danh mục sản phẩm đăng ký: Bạn cần lựa chọn danh mục sản phẩm, dịch vụ mang nhãn hiệu theo hướng dẫn nêu trên. Phân nhóm sản phẩm, dịch vụ cần thực hiện theo Bảng phân loại quốc tế về nhãn hiệu Nice.

Bước 2: Tra cứu nhãn hiệu

Lợi ích của việc tra cứu nhãn hiệu

- Để thực hiện thành công việc đăng ký nhãn hiệu, tức nhãn hiệu đăng ký có thể được cấp văn bằng bảo hộ, chủ thể nộp đơn đăng ký trước khi tiến hành đăng ký nhãn hiệu, doanh nghiệp nên thực hiện thủ tục tra cứu nhãn hiệu.

- Việc tra cứu nhãn hiệu nhằm xác định khả năng đăng ký của nhãn hiệu so với các nhãn hiệu cùng loại đã được đăng ký tại cơ quan Sở hữu trí tuệ hay chưa?

- Sau khi có kết quả tra cứu nhãn hiệu, chủ đơn sẽ cân nhắc quyết định nên hay không nên đăng ký nhãn hiệu đã được tra cứu.

- Việc tra cứu nhãn hiệu còn góp phần xác định khả năng nhãn hiệu có thể được cấp văn bằng bảo hộ hay không?

- Nếu xác định nhãn hiệu không có khả năng được cấp văn bằng bảo hộ, chủ sở hữu nên cân nhắc phương án sửa đổi để có thể được cấp bảo hộ độc quyền.

- Tra cứu nhãn hiệu tránh được thời gian sau khi xét nghiệm dài chờ đợi nhưng không đem lại kết quả mong đợi của chủ đơn đăng ký.

Tra cứu nhãn hiệu sơ bộ

- Khách hàng có thể tự tra cứu nhãn hiệu qua website: https://ipvietnam.gov.vn/ hoặc trang của wipo.

- Thông qua Đại diện sở hữu trí tuệ Minh Khuê tiến hành tra cứu để đánh giá khả năng đăng ký của nhãn hiệu; 

Bước 4: Nộp hồ sơ đăng ký

Lệ phí nộp đơn đăng ký cho 01 nhóm sản phẩm, dịch vụ Đối với đơn có 01 nhóm sản phẩm, dịch vụ và mỗi nhóm hàng hóa, dịch vụ chỉ có gồm 06 sản phẩm hàng hóa, dịch vụ trở xuống:

- Lệ phí nộp đơn: 150.000 đồng/đơn;

- Phí thẩm định nội dung: 550.000 đồng;

- Phí tra cứu phục vụ thẩm định nhãn hiệu: 180.000 đồng;

- Phí phân loại quốc tế: 100.000 đồng;

- Phí thẩm định quyền ưu tiên: 600.000 đồng;

- Lệ phí cấp giấy chứng nhận: 120.000 đồng;

- Lệ phí công bố nhãn hiệu: 120.000 đồng;

- Lệ phí đăng bạ: 120.000 đồng;

Cơ quan tiếp nhận và xử lý hồ sơ, thu lệ phí đăng ký tại Việt Nam: Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam.

Bước 5: Thẩm định hình thức đơn đăng ký

Thời hạn thẩm định hình thức đơn nhãn hiệu 01 tháng kể từ ngày nộp đơn.

Cục Sở hữu trí tuệ sẽ xem xét đơn có đủ điều kiện về hình thức, mẫu nhãn, chủ sở hữu đơn, quyền nộp đơn, phân nhóm,…

Nếu đơn đăng ký của doanh nghiệp đáp ứng điều kiện, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra Thông báo chấp nhận đơn hợp lệ và cho đăng công bố đơn.

Nếu đơn đăng ký của doanh nghiệp không đáp ứng điều kiện, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra Thông báo không chấp nhận đơn và đề nghị doanh nghiệp sửa đổi. Chủ đơn, đại diện chủ đơn tiến hành sửa đổi theo yêu cầu. Sau đó, tiến hành nộp công văn sửa đổi cho Cục sở hữu trí tuệ và nộp lệ phí bổ sung nếu phân loại nhóm sai.

Bước 6: Công bố đơn

Thời hạn công bố đơn nhãn hiệu: 02 tháng kể từ ngày có Thông báo chấp nhận đơn hợp lệ.

Nội dung công bố đơn bao gồm: Các thông tin về đơn hợp lệ ghi trong thông báo chấp nhận đơn hợp lệ, mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hóa, dịch vụ.

Hình thức công bố: Trang website của Cục Sở hữu trí tuệ và Công báo Sở hữu công nghiệp.

Bước 7: Thẩm định nội dung đơn

Thời hạn thẩm định nội dung: 09 tháng kể từ ngày công bố đơn.

Cục Sở hữu trí tuệ xem xét các điều kiện đăng ký nhãn hiệu. Trên cơ sở đó, Cục Sở hữu trí tuệ có những đánh giá khả năng cấp văn bằng cho nhãn hiệu mà chủ đơn đã đăng ký. Nếu đơn đáp ứng đủ điều kiện thì Cục Sở hữu trí tuệ ra Thông báo dự định cấp văn bằng bảo hộ độc quyền nhãn hiệu.

Nếu đơn không đáp ứng đủ điều kiện. Cục Sở hữu trí tuệ ra Thông báo không cấp văn bằng cho nhãn hiệu mà chủ đơn đã đăng ký. Chủ đơn nhãn hiệu xem xét và gửi công văn trả lời, khiếu nại quyết định của Cục Sở hữu trí tuệ. Chủ đơn đưa ra các căn cứ để cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu cho nhãn hiệu của mình.

Bước 8: Nộp lệ phí cấp văn bằng bảo hộ

Sau khi nhận được thông báo dự định cấp văn bằng bảo hộ, chủ đơn tiến hành nộp lệ phí cấp bằng.

- Lệ phí cấp giấy chứng nhận: 120.000 đồng.

- Lệ phí đăng bạ: 120.000 đồng;

- Phí công bố: 120.000 đồng;

- Nếu đơn đăng ký có nhiều nhóm hàng hóa, dịch vụ thì khi nộp lệ phí cấp bằng sẽ tăng thêm là: 100.000 đồng/1 nhóm.

Bước 9: Cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

Sau khi chủ nhãn hiệu đã thực hiện nộp lệ phí vấp văn bằng. Cục Sở hữu trí tuệ sẽ cấp văn bằng bảo hộ độc quyền nhãn hiệu trong khoảng thời gian từ 2-3 tháng kể từ ngày đóng lệ phí.

Từ hướng dẫn trên, các bạn có thể dễ dàng thực hiện việc đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm tổ yến, yến sào. Nếu có những vướng mắc nào hãy gọi 1900.868644 hoặc gửi thư qua email [email protected]