Danh mục ngành nghề và địa bàn ưu đãi đầu tư năm 2024

Danh mục ngành nghề và địa bàn ưu đãi đầu tư năm 2024. Để có thể tìm hiểu cụ thể và chi tiết hơn về danh mục ngành nghề cũng như địa bàn ưu đãi đầu tư năm 2024 thì các bạn có thể theo dõi nội dung bài viết sau đây

1. Quy định về các hình thức ưu đãi đầu tư hiện nay

Các hình thức ưu đãi đầu tư là một phần quan trọng trong việc thu hút và khuyến khích các nhà đầu tư tham gia vào hoạt động kinh doanh và phát triển kinh tế. Căn cứ vào khoản 1 Điều 15 củaLuật Đầu tư 2020, các hình thức ưu đãi này bao gồm một loạt các chính sách và biện pháp để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư. Dưới đây là một số hình thức ưu đãi đầu tư được quy định:

- Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp: Trong đó có việc áp dụng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thấp hơn so với mức thuế thông thường, và thời gian áp dụng có thể là trong một khoảng thời gian nhất định hoặc suốt thời gian thực hiện dự án đầu tư. Ngoài ra, còn có chính sách miễn thuế, giảm thuế và các ưu đãi khác theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp.

- Miễn thuế nhập khẩu: Cụ thể là miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định; nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu. Điều này giúp giảm bớt chi phí cho doanh nghiệp trong quá trình nhập khẩu nguyên liệu và tài sản cố định để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Miễn, giảm tiền sử dụng đất: Bao gồm việc miễn hoặc giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất và các loại thuế sử dụng đất. Điều này giúp giảm bớt chi phí cố định liên quan đến việc sử dụng đất đai cho các doanh nghiệp.

- Khấu hao nhanh và tăng mức chi phí được trừ khi tính thu nhập chịu thuế: Cung cấp chính sách cho phép khấu hao nhanh và tăng mức chi phí được trừ khi tính thu nhập chịu thuế, giúp giảm bớt gánh nặng thuế và tăng cường nguồn vốn tái đầu tư cho doanh nghiệp.

Nhìn chung thì các hình thức ưu đãi đầu tư được quy định trong Luật Đầu tư 2020 cung cấp một cơ chế hỗ trợ quan trọng cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư, giúp tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi và cạnh tranh hơn, từ đó thúc đẩy sự phát triển bền vững của nền kinh tế.

 

2. Danh mục ngành nghề ưu đãi đầu tư năm 2024

Danh mục ngành nghề ưu đãi đầu tư năm 2024, như được quy định trong khoản 1 Điều 16 của Luật Đầu tư 2020 và Điểm a Khoản 3 Điều 84 của Luật Tài nguyên nước 2023, bao gồm một loạt các nhóm ngành nghề quan trọng nhằm khuyến khích và thúc đẩy sự phát triển bền vững của nền kinh tế. Dưới đây là chi tiết về các nhóm ngành nghề được ưu đãi:

- Hoạt động công nghệ cao và sản phẩm công nghiệp hỗ trợ công nghệ cao: Bao gồm các hoạt động nghiên cứu và phát triển, sản xuất các sản phẩm hình thành từ kết quả khoa học và công nghệ, nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.

- Sản xuất vật liệu mới và năng lượng tái tạo: Bao gồm sản xuất vật liệu mới, năng lượng mới, năng lượng sạch và tái tạo, cũng như các sản phẩm có giá trị gia tăng cao và tiết kiệm năng lượng.

- Sản xuất sản phẩm công nghiệp đa dạng: Bao gồm sản xuất sản phẩm điện tử, sản phẩm cơ khí trọng điểm, máy nông nghiệp, ô tô, phụ tùng ô tô và đóng tàu, nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường và nâng cao năng lực cạnh tranh.

- Sản xuất sản phẩm công nghệ thông tin và phần mềm: Tập trung vào phát triển các sản phẩm công nghệ thông tin, phần mềm và nội dung số, đóng góp vào sự phát triển của nền công nghiệp số.

- Nuôi trồng và chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản: Bao gồm các hoạt động liên quan đến nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản, nhằm tối ưu hóa sản lượng và chất lượng sản phẩm. Và ngành nuôi trồng và chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản không chỉ là một phần quan trọng của ngành ngề ưu đãi đầu tư mà còn là trụ cột của nền kinh tế và xã hội. Việc đầu tư vào ngành này không chỉ giúp tối ưu hóa sản lượng và chất lượng sản phẩm mà còn góp phần vào sự phát triển bền vững của đất nước và cải thiện đời sống của người dân

- Xử lý chất thải và quản lý nguồn nước: Tập trung vào việc xử lý chất thải, tái chế và phục hồi nguồn nước, nhằm bảo vệ môi trường và tài nguyên nước. Phát triển hạ tầng và vận tải: Bao gồm đầu tư và vận hành hạ tầng cơ sở, phát triển vận tải hành khách công cộng, nhằm cải thiện cơ sở hạ tầng và dịch vụ vận tải công cộng.

- Giáo dục và y tế: Bao gồm các hoạt động giáo dục mầm non, phổ thông, nghề nghiệp và đại học, cũng như khám chữa bệnh và sản xuất thuốc y tế.

- Chăm sóc người cao tuổi, người khuyết tật và trẻ em: Bao gồm đầu tư vào các trung tâm chăm sóc và hỗ trợ cho người cao tuổi, người khuyết tật và trẻ em khó khăn.

- Tài chính vi mô: Bao gồm quỹ tín dụng nhân dân và các tổ chức tài chính vi mô, nhằm hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

- Sản xuất và cung cấp hàng hóa và dịch vụ: Bao gồm các hoạt động tạo ra hoặc tham gia chuỗi giá trị, cụm liên kết ngành, nhằm tạo ra sản phẩm và dịch vụ có giá trị gia tăng cao.

Theo đó thì danh mục ngành nghề ưu đãi đầu tư năm 2024 bao gồm nhiều lĩnh vực đa dạng và quan trọng, nhằm khuyến khích sự đa dạng hóa và phát triển bền vững của nền kinh tế.

Bên cạnh đó thì danh mục ngành nghề ưu đãi đầu tư cụ thể được áp dụng theo Phụ lục II của Nghị định 31/2021/NĐ-CP và khoản 7 Điều 147 Nghị định 96/2023/NĐ-CP các bạn có thể theo dõi thêm ở hai văn bản này. 

 

3. Danh mục địa bàn ưu đãi đầu tư năm 2024

Danh mục địa bàn ưu đãi đầu tư năm 2024 là một phần quan trọng của chính sách hỗ trợ đầu tư của các quốc gia, nhằm khuyến khích việc phát triển kinh tế và xã hội ở các khu vực có điều kiện khó khăn và cần được đẩy mạnh phát triển. Căn cứ vào khoản 2 Điều 16 của Luật Đầu tư 2020, các địa bàn được ưu đãi đầu tư bao gồm:

- Địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn: Đây là những khu vực mà điều kiện kinh tế - xã hội gặp nhiều khó khăn, có tỷ lệ thất nghiệp cao, thu nhập bình quân thấp, cơ sở hạ tầng và dịch vụ công ít ỏi.

- Địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn: Đây là những khu vực mà điều kiện kinh tế - xã hội cực kỳ khó khăn, thường gặp vấn đề về địa lý, môi trường, dân số và cơ sở hạ tầng.

- Khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế: Đây là các khu vực được quy hoạch đặc biệt để thu hút đầu tư và phát triển công nghiệp, chế xuất, công nghệ cao và kinh tế địa phương.

Danh mục địa bàn ưu đãi đầu tư cụ thể được áp dụng theo Phụ lục III của Nghị định 31/2021/NĐ-CP, nơi đề cập đến các địa bàn cụ thể và các điều kiện ưu đãi tại từng địa phương. Các biện pháp ưu đãi có thể bao gồm miễn, giảm thuế, hỗ trợ về đất đai, hỗ trợ về hạ tầng, hỗ trợ vốn và các chính sách khác nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư.

Việc xác định và áp dụng danh mục địa bàn ưu đãi đầu tư là một phần quan trọng của việc tạo ra một môi trường đầu tư công bằng và cạnh tranh, đồng thời thúc đẩy phát triển kinh tế và xã hội ở các khu vực có nhu cầu cụ thể. Qua đó, nó cũng giúp tăng cường sự phát triển đồng đều và bền vững trên toàn quốc.

Nếu như các bạn còn có những vướng mắc vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại 1900.868644 hoặc là [email protected] để được tư vấn hỗ trợ một cách cụ thể và chi tiết nhất