Dịch vụ tư vấn xử lý vi phạm nhãn hiệu tại Bạc Liêu

Vi phạm nhãn hiệu là một hành vi vi phạm pháp luật rất dễ gặp hiện nay, không có để thấy một nhãn hiệu tương tự, dễ gây nhầm lẫn khi ta mua một sản phẩm nào đó. Vậy đối với hành vi này sẽ bị xử lý ra sao, áp dụng chế tài nào, bài chia sẻ dưới đây của Luật Hòa Nhựt sẽ giúp các bạn giải đáp thắc mắc đó, cùng với đó là những thông tin giới thiệu về dịch vụ tư vấn xử lý vi phạm nhãn hiệu tại Bạc Liêu giúp bạn có thể nhanh chóng kết nối, hay tìm sự tư vấn, hỗ trợ cụ thể từ các bộ phận pháp lý.

1. Các hành vi vi phạm nhãn hiệu theo quy định của pháp luật

Căn cứ theo quy định tại Khoản 16 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 thì nhãn hiệu được hiểu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Và dấu hiệu dùng làm nhãn hiệu phải là những dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình ảnh, hình vẽ hoặc sự kết hợp của các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.

Theo quy định của pháp luật thì các tổ chức, cá nhân sở hữu nhãn hiệu được cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu hoặc có nhãn hiệu đã đăng ký quốc tế được cơ quan có thẩm quyền công nhận hoặc có nhãn hiệu nổi tiếng. Tức là pháp luật ghi nhận quyền được bảo hộ nhãn hiệu của các chủ sở hữu, do vậy nếu xâm phạm quyền này thì được xem là hành vi vi phạm nhãn hiệu (lưu ý: sự bảo hộ này áp dụng đối với nhãn hiệu đã được đăng ký)

Căn cứ theo Điều 129 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 thì: vi phạm nhãn hiệu được hiểu là việc thiết kế, chế biến, đóng gói, vận chuyển, tàng trữ, chào hàng, mua bán hàng hóa, dịch vụ mang dấu hiệu xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu. Và các hành vi sau đây nếu thực hiện mà chưa được phép của chủ sở hữu thì bị coi là xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu:

  • Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng với hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó.
  • Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ tương tự hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ.
  • Sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng, tương tự hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ.
  • Sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng.

Ngoài ra, các hành vi xâm phạm tới quyền đối với nhãn hiệu còn được quy định tại điều 11 Nghị định 99/2013/NĐ-CP. Điều 11 quy định về hành vi xâm phạm quyền nhãn hiệu cho mục đích kinh doanh:

  • Bán; chào hàng; vận chuyển, kể cả quá cảnh; tàng trữ; trưng bày để bán hàng hóa, dịch vụ xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp;
  • Đặt hàng, giao việc, thuê người khác thực hiện hành vi ở điểm trên.

2. Thủ tục giải quyết hành vi vi phạm nhãn hiệu đã đăng ký bản quyền

Khi phát hiện hành vi vi phạm nhãn hiệu của tổ chức, cá nhân khác thì bạn cần phải thực hiện các quy trình, thủ tục sau: 

Bước 1: Thu thập thông tin, Lập vi bằng

Việc lập vi bằng không bắt buộc nhưng để đảm bảo bên vi phạm không gỡ bỏ bằng chứng về hành vi vi phạm, nên tiến hành lập vi bằng hành vi xâm phạm, đặc biệt là đối với trang web có chứa nhãn hiệu và thông tin vi phạm tại văn phòng thừa phát lại.

Bước 2: Giám định sở hữu trí tuệ

Tài liệu cần có để giám định sở hữu trí tuệ bao gồm:

- Tờ khai theo mẫu;

- Tài liệu chứng minh quyền của chủ thể quyền (bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hoặc bản sao giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có xác nhận của Cục sở hữu trí tuệ);

- Tài liệu chứng minh hành vi xâm phạm của bên bị nghi ngờ (mẫu nhãn hiệu vi phạm).

- Thời hạn để giám định từ 7 đến 15 ngày làm việc.

- Chi phí giám định: tùy theo vụ việc và thời gian yêu cầu giám định.

Giám định sở hữu trí tuệ là bước không bắt buộc, nhưng kết luận giám định lại là tài liệu quan trọng trong quá trình xử lý vi phạm và được coi là nguồn chứng cứ để các cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ việc. Do đó, giám định sở hữu trí tuệ là bước nên thực hiện trước khi tiến hành xử lý vi phạm chính thức.

Bước 3: Gửi thông báo cho bên vi phạm, khi gửi thư thông báo cho bên vi phạm sẽ xảy ra hai trường hợp:- Trường hợp 1: Bên vi phạm đồng ý chấm dứt việc sử dụng nhãn hiệu đã đăng ký bản quyền.

Trong văn bản thông báo phải có các thông tin chỉ dẫn về căn cứ phát sinh, văn bằng bảo hộ, phạm vi, thời hạn bảo hộ và phải ấn định một thời hạn hợp lý để người xâm phạm chấm dứt hành vi xâm phạm. Yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại.

- Trường hợp 2: Khi gửi thư thông báo, bên vi phạm vẫn không chấm dứt việc sử dụng nhãn hiệu đã đăng ký của công ty bạn thì áp dụng biện pháp sau:

Nộp đơn khởi kiện yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết: Bạn cung cấp đầy đủ giấy tờ chứng cứ chứng minh hành vi xâm phạm nhãn hiệu đã đăng ký bản quyền của công ty bạn cho cơ quan có thẩm quyền để giải quyết theo quy định của pháp luật. Tùy vào mức độ và hành vi của bên xâm phạm mà có thể quyết định việc áp dụng các biện pháp dân sự, hành chính hay hình sự cho phù hợp.

3. Các hình thức xử phạt  vi phạm nhãn hiệu tại Bạc Liêu

Khi phát hiện nhãn hiệu của mình bị xâm phạm thì bạn có thể yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm, và chủ thể thực hiện hành vi vi phạm có thể phải chịu các trách nhiệm sau:

- Trách nhiệm hành chính: Căn cứ vào Điều 200 Luật sở hữu trí tuệ thì:

  • Tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ quy định tại khoản 1 Điều 211 của Luật này bị buộc phải chấm dứt hành vi xâm phạm và bị áp dụng một trong các hình thức xử phạt chính sau đây: Cảnh cáo; Phạt tiền.
  • Ngoài ra, tùy theo tính chất mức độ xâm phạm, người xâm phạm còn có thể bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung như: tịch thu phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa xâm phạm nhãn hiệu, đình chỉ có thời hạn hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực đã xảy ra vi phạm nhãn hiệu.
  •  Người có hành vi xâm phạm nhãn hiệu còn phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả như sau: Buộc tiêu huỷ, phân phối hoặc đưa vào lưu thông không nhằm mục đích thương mại,...

- Trách nhiệm dân sự: Theo quy định tại Điều 202 khi cá nhân, tổ chức phát hiện nhãn hiệu của mình đang bị một cá nhân hay tổ chức khác xâm phạm thì có thể khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, và có quyền yêu cầu Tòa án áp dụng các biện pháp sau đây đối với người có hành vi vi phạm:

  • Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm;
  •  Buộc xin lỗi, cải chính công khai;
  • Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự;
  • Buộc bồi thường thiệt hại;
  • Buộc tiêu huỷ, phân phối hoặc đưa vào lưu thông không nhằm mục đích thương mại (hàng hoá, nguyên vật liệu, phương tiện được sử dụng để sản xuất, kinh doanh hàng vi phạm) với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác của chủ sở hữu nhãn hiệu.

- Trách nhiệm hình sự: đối với hành vi vi phạm nhãn hiệu căn cứ tại Điều 226 Bộ luật hình sự 2015, theo đó tùy theo mức độ vi phạm mà có thể bị phạt tiền hoặc phạt tù. Chẳng hạn, Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: Có tổ chức; Phạm tội 02 lần trở lên; Thu lợi bất chính 300.000.000 đồng trở lên;....

4. Dịch vụ tư vấn xử lý vi phạm nhãn hiệu tại Bạc Liêu

Nếu bạn còn băn khoăn về các vấn đề liên quan đến sở hữu trí tuệ, hay các quy trình xử lý về vi phạm nhãn hiệu thì bạn có thể liên hệ tới Luật Hòa Nhựt chúng tôi, với những dịch vụ pháp lý nói chung và đặc biệt là dịch vụ xử lý vi phạm về sở hữu công nghiệp nói riêng. Với kinh nghiệm của mình, chúng tôi cam kết hỗ trợ khách hàng trong việc xử lý các vấn đề pháp lý một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất qua các phương pháp: Hỗ trợ làm việc với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để thực hiện các biện pháp nghiệp vụ xử lý vi phạm;

Tiến hành điều tra thị trường liên quan đến đối tượng vi phạm;

Yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thẩm định và kết luận về các hành vi vi phạm quyền của các đối tượng sở hữu trí tuệ; Yêu cầu người vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm;

 Yêu cầu các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm; 

Tham gia tố tụng với tư cách luật sư bảo vệ quyền và lợi ích của khách hàng liên quan đến sở hữu trí tuệ tại Toà án có thẩm quyền....

Mong rằng bài viết trên là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho bạn. Quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc nào xin vui lòng liên hệ tổng đài 1900.868644 để được tư vấn và giải đáp trực tiếp hoặc gửi yêu cầu về địa chỉ email: [email protected]. Cảm ơn bạn đã quan tâm theo dõi.