Điều kiện trở thành sĩ quan quân đội và các chế độ được hưởng?

Tư vấn về cách tính cộng nối thời gian hoạt động trong quân đội ? Tư vấn về việc hưởng lương hưu quân đội ? Thời gian tham gia quân đội có được tính tham gia BHXH ? Điều kiện trở thành quân nhân chuyên nghiệp trong quân đội ? Luật Hòa Nhựt giải đáp thắc mắc về điều kiện trở thành sĩ quan quân đội và các vấn đề liên quan.

1. Điều kiện trở thành sĩ quan quân đội là gì?

Thưa luật sư, tôi muốn luật sư giải đáp thắc mắc về điều kiện trở thành sĩ quan quân đội và các vấn đề liên quan khi đáp ứng các điều kiện này là gì ?

Cảm ơn!

Trả lời:

Luật số 16/1999/QH10 của Quốc hội : Luật sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam (Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam số 19/2008/QH12 của Quốc hội) quy định:

"Điều 12. Tiêu chuẩn của sĩ quan

1. Tiêu chuẩn chung:

a) Có bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc và nhân dân, với Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; có tinh thần cảnh giác cách mạng cao, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh, hoàn hành tốt mọi nhiệm vụ được giao;

b) Có phẩm chất đạo đức cách mạng; cần kiệm liêm chính, chí công vô tư; gương mẫu chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; phát huy dân chủ, giữ nghiêm kỷ luật quân đội; tôn trọng và đoàn kết với nhân dân, với đồng đội; được quần chúng tín nhiệm;

c) Có trình độ chính trị, khoa học quân sự và khả năng vận dụng sáng tạọ chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước vào nhiệm vụ xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng quân đội nhân dân; có kiến thức về văn hoá, kinh tế, xã hội, pháp luật và các lĩnh vực khác; có năng lực hoạt động thực tiễn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao; tốt nghiệp chương trình đào tạo theo quy định đối với từng chức vụ;

d) Có lý lịch rõ ràng, tuổi đời và sức khoẻ phù hợp với chức vụ, cấp bậc quân hàm mà sĩ quan đảm nhiệm.

2. Tiêu chuẩn cụ thể đối với từng chức vụ của sĩ quan do cấp có thẩm quyền quy định."

 

Thưa luật sư, xin hỏi: Em không có khả năng thi vào các trường sĩ quan, em muốn xin tình nguyện gia nhập nghĩa vụ quân sự,liệu em có được trở thành sĩ quan không,và muốn trở thành sĩ quan qua con đường đó có được không? Cảm ơn!

=> Thông tư số 153/2007/TT-BQP của Bộ Quốc phòng : Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 18/2007/NĐ-CPngày 01 tháng 02 năm 2007 của Chính phủ về quân nhân chuyên nghiệptrong Quân đội nhân dân Việt Nam quy định:

"1. Việc chuyển chế độ quân nhân chuyên nghiệp

a) Đối tượng và điều kiện xét chuyển sang chế độ quân nhân chuyên nghiệp thực hiện theo khoản 1 và khoản 2 Điều 6 Nghị định số 18/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 02 năm 2007 của Chính phủ.

b) Thời gian thực hiện xét chuyển chế độ quân nhân chuyên nghiệp:

- Hàng năm, việc xét chuyển sang chế độ quân nhân chuyên nghiệp cho hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự, được tiến hành từ một đến hai đợt; thời điểm xét chuyển chế độ quân nhân chuyên nghiệp hàng năm do Bộ Tổng tham mưu quy định.

- Học viên đang học tại các học viện, nhà trường trong Quân đội hoặc các nhà trường ngoài Quân đội theo kế hoạch của Bộ Quốc phòng, sau khi tốt nghiệp được xét chuyển sang chế độ quân nhân chuyên nghiệp.

- Các đối tượng khác và những trường hợp đặc biệt, tuỳ theo yêu cầu nhiệm vụ của Quân đội Thủ trưởng Bộ Tổng tham mưu quyết định."

Thì việc bạn đăng ký tham gia nghĩa vụ quân sự rồi phấn đấu để đủ tiêu chuẩn được xét sĩ quan được, không nhất thiết phải tốt nghiệp từ học viện, nhà trường trong Quân đội hoặc các nhà trường ngoài Quân đội.

Về thời gian thì Luật sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam quy định:

"Điều 17. Thăng quân hàm đối với sĩ quan tại ngũ

1. Sĩ quan tại ngũ được thăng quân hàm khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 12 của Luật này;

b) Cấp bậc quân hàm hiện tại thấp hơn cấp bậc quân hàm cao nhất quy định đối với chức vụ, chức danh đang đảm nhiệm;

c) Đủ thời hạn xét thăng quân hàm quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Thời hạn xét thăng quân hàm đối với sĩ quan tại ngũ được quy định như sau:

Thiếu úy lên Trung úy: 2 năm;

Trung úy lên Thượng úy: 3 năm;

Thượng úy lên Đại úy: 3 năm;

Đại úy lên Thiếu tá: 4 năm;

Thiếu tá lên Trung tá: 4 năm;

Trung tá lên Thượng tá: 4 năm;

Thượng tá lên Đại tá: 4 năm;

Đại tá lên Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân tối thiểu là 4 năm;

Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân lên Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân tối thiểu là 4 năm;

Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân lên Thượng tướng, Đô đốc Hải quân tối thiểu là 4 năm;

Thượng tướng, Đô đốc Hải quân lên Đại tướng tối thiểu là 4 năm;

Thời gian sĩ quan học tập tại trường được tính vào thời hạn xét thăng quân hàm.

3. Tuổi của sĩ quan tại ngũ xét thăng quân hàm từ cấp bậc Đại tá lên Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân không quá 57, trường hợp cao hơn khi có yêu cầu theo quyết định của Chủ tịch nước.

4. Sĩ quan tại ngũ lập thành tích đặc biệt xuất sắc thì được xét thăng quân hàm vượt bậc, nhưng không vượt quá cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ, chức danh sĩ quan đang đảm nhiệm."

 

Thưa luật sư, Em muốn hỏi năm 2016 nữ đủ 18 tuổi muốn tham gia quân sự đi bộ đội thì đăng ký ở đâu cần bao nhiêu ký và cao bao nhiêu ạ vì gia đình khó khăn em muốn xin đi em cao 1m 55 40 kg em có được đi không ạ? Cảm ơn!

=> Bạn là nữ, cao 1m55, nặng 40kg thì chiều cao loại 1, cân nặng loại 4 thì bạn có thể không đủ tiêu chuẩn để được nhập ngũ theo Thông tư 148/2018/TT-BQP tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ.

 

Thưa luật sư, xin hỏi: Nếu tôi đi Nghĩa Vụ 2 năm thì trong thời gian đó anh trai tôi có bị gọi đi không và sau khi tôi thực hiện xong Nghĩa Vụ thì anh tôi như thế nào ?

=> Luật nghĩa vụ quân sự 2015 quy định:

"Điều 41. Tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ

1. Tạm hoãn gọi nhập ngũ đối với những công dân sau đây:...

d) Có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ; hạ sĩ quan, chiến sĩ thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân;"

Thì thời gian này anh bạn có thể được tạm hoãn gọi nhập ngũ. Sau khi bạn thực hiện xong nghĩa vụ nếu anh bạn vẫn đang đủ điều kiện để gọi nhập ngũ thì anh bạn vẫn thuộc trường hợp gọi nhập ngũ.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.868644 hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Hòa Nhựt. Rất mong nhận được sự hợp tác!

 

2. Tư vấn về việc cộng nối thời gian hoạt động trong quân đội ?

Kính chào Luật Hòa Nhựt, Tôi có một vấn đề mong các luật sư giải đáp: Tôi nhập ngũ tháng 02/1986 và xuất ngũ tháng 11/1988 về địa phương làm tự do một thời gian , đến năm 1996 tôi vào công ty nhà nước làm một thời gian. Sau đó tôi chuyển ra công tác ở một số công ty khác. Tôi đóng bảo hiểm đến nay đã được 16 năm.

Vậy tôi muốn hỏi trong thời gian trong quân ngũ, tôi có được tính là thời gian công tác liên tục không ? Nếu được tôi phải có giấy tờ gì để chứng minh ?

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Người gửi: Đ.Q

>> Luật sư tư vấn pháp luật lao động gọi: 1900.868644

 

Trả lời:

Theo Khoản 6, Điều 123- Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:

"Điều 123. Quy định chuyển tiếp

6. Người lao động có thời gian làm việc trong khu vực nhà nước trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 nếu đủ điều kiện hưởng nhưng chưa được giải quyết trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp một lần, trợ cấp xuất ngũ, phục viên thì thời gian đó được tính là thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội. Việc tính thời gian công tác trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 để hưởng bảo hiểm xã hội được thực hiện theo các văn bản quy định trước đây về tính thời gian công tác trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 để hưởng bảo hiểm xã hội của cán bộ, công chức, viên chức, công nhân, quân nhân và công an nhân dân."

Theo đó, việc bạn công tác trong quân ngũ từ tháng 02/1986 và xuất ngũ tháng 11/1988 được tính là thời gian công tác liên tục và được tính là thời gian đã đóng BHXH. Vì vậy cộng nối thời gian hoạt động trong quân đội thì đến thời điểm này, bạn đã đóng BHXH được 18 năm 9 tháng được làm tròn lên là 19 năm. Về việc chứng minh, bạn cần cung cấp đủ các giấy tờ có liên quan trong thời gian tham gia quân ngũ.

 

3. Thời gian tham gia quân đội có được tính tham gia BHXH ?

Thưa luật sư, xin hỏi: Thời gian tôi tham gia bộ đội có được tính làm thời gian tham gia bảo hiểm xã hội hay không ạ ?

xin cảm ơn!

Luật sư tư vấn:

Căn cứ quy định tại khoản 7 Điều 1 Thông tư 101/2014/TTLT-BQP-BCA-BLĐTBXH:

“Quân nhân, công an nhân dân phục viên, xuất ngũ, thôi việc trước ngày 15/12/1993, sau đó chuyển sang làm việc có tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp Nhà nước, hưởng lương từ ngân sách Nhà nước hoặc các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, hợp tác xã, hộ kinh tế cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác (gọi chung là đơn vị; bao gồm cả người làm việc tại y tế xã, phường, thị trấn, giáo viên mầm non hoặc giữ các chức danh ở xã, phường, thị trấn trước ngày 01/01/1995 được tính hưởng bảo hiểm xã hội sau đó chuyển sang các đơn vị trong và ngoài Nhà nước) và cá nhân có thuê mướn, sử dụng và trả công cho người lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc cả năm chế độ mà không hưởng chế độ trợ cấp theo quy định tại Quyết định số 47/2002/QĐ-TTg ngày 11 tháng 4 năm 2002; điểm a khoản 1 Điều 1 Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg ngày 08 tháng 11 năm 2005; Quyết định số 92/2005/QĐ-TTg ngày 29 tháng 4 năm 2005; Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg ngày 27 tháng 10 năm 2008; Quyết định số 38/2010/QĐ-TTg ngày 06 tháng 5 năm 2010; Quyết định số 53/2010/QĐ-TTg ngày 20 tháng 8 năm 2010 và Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg ngày 09 tháng 11 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ thì được cộng nối thời gian công tác trong Quân đội, Công an trước đó với thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội sau này để tính hưởng bảo hiểm xã hội”.

Theo đó, điều kiện được cộng nối thời gian công tác trong quân đội để tính hưởng BHXH bao gồm:

1. Quân nhân, công an nhân dân phục viên, xuất ngũ, thôi việc trước ngày 15/12/1993;

2. Sau khi phục viên, xuất ngũ có tham gia BHXH tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tại các cơ quan, đơn vị khác;

3. Chưa được hưởng chế độ trợ cấp.

 

4. Tư vấn về việc hưởng lương hưu quân đội ?

Xin kính chào công ty Luật Hòa Nhựt. Tôi xin hỏi một vấn đề như sau: Tôi là Việt, sinh tháng 10/1955. Đến nay, tôi đã đúng tuổi nghỉ hưu. Tôi nhập ngũ tháng 12/972, là đại úy quân đội năm 1994. Tôi chuyển ra ngoài công tác, theo quyết định tôi xuất ngũ về đơn vị công ty xây dưng theo giấy tiếp nhận.

Tôi là Việt, sinh tháng 10/1955. Đến nay, tôi đã đúng tuổi nghỉ hưu. Tôi nhập ngũ tháng 12/972, là đại úy quân đội năm 1994. Tôi chuyển ra ngoài công tác, theo quyết định tôi xuất ngũ về đơn vị công ty xây dưng theo giấy tiếp nhận. Tôi có 40 năm công tác liên tục; trong đó 21 năm trong quân đội. Giờ nghỉ hưu, tôi muốn được hưởng lương hưu quân đội. Bảo hiểm xã hội yêu cầu phải có quyết định chuyển ngành và các quyết định phong quân hàm. Quyết định phong hàm tôi có đầy đủ; trong đó tôi có quyết định xuất ngũ.

Theo TT số 05-LĐ/TT ngày 01/06/1978 của Bộ Lao động về Thi hành chính sách đối với quân nhân chuyển ngành ( văn bản còn hiệu lực) có quy định: "Đối tượng được hưởng chính sách quân nhân chuyển ngành: Quân nhân hoàn thành nghĩa vụ trong quân đội xuất ngũ sang các cơ quan, xí nghiệp làm việc từ 1/7/1974 về sau có 1 trong 3 trường hợp sau được hưởng chính sách quân nhân chuyển ngành 1- Quân nhân đã phục vụ liên tục trong quân đội 5 năm ( tròn ) trở lên .2-....... ".

Vậy xin hỏi luật sư: tôi có được thanh toán hưu trí theo chế độ chuyển ngành không? ( tức là lấy lương hưu theo quân đội không? )

Xin chân thành cám ơn!

Trả lời:

Theo quy định tại khoản đ Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, bác thuộc trường hợp là quân nhân, phục vụ trong quân đội 21 năm và đã chuyển ngành về công ty xây dựng theo quyết định của đơn vị bác công tác. Do đó, bác hoàn toàn được hưởng chế độ hưu trí.

Theo khoản 4 Điều 1 Nghị định số 153/2013/NĐ-CP thì cách tính lương hưu của quân nhân chuyển ngành được quy định như sau:

"7. Quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu đã chuyển sang ngạch công chức, viên chức quốc phòng, công an, cơ yếu hoặc chuyển ngành sang làm việc trong biên chế tại các cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc chuyển ngành sang doanh nghiệp Nhà nước, thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định rồi mới nghỉ hưu thì cách tính lương hưu thực hiện như sau:

a) Trường hợp quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu chuyển ngành sang các ngành nghề không được hưởng phụ cấp thâm niên nghề và trong tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội làm căn cứ tính lương hưu không có phụ cấp thâm niên nghề thì được lấy mức bình quân tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội tại thời điểm nghỉ hưu, cộng thêm khoản phụ cấp thâm niên nghề (nếu đã được hưởng) tính theo thời gian phục vụ tại ngũ của mức lương sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân và sĩ quan, hạ sĩ quan công an nhân dân hoặc phụ cấp thâm niên nghề tính theo thời gian làm việc trong tổ chức cơ yếu tại thời điểm liền kề trước khi chuyển ngành, được chuyển đổi theo chế độ tiền lương quy định tại thời điểm nghỉ hưu để làm cơ sở tính lương hưu;

b) Trường hợp quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu chuyển ngành sang các ngành nghề được hưởng phụ cấp thâm niên nghề và trong tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội làm căn cứ tính lương hưu đã có phụ cấp thâm niên nghề thì mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu thực hiện theo quy định tại Khoản 1, 2, 3 và Khoản 4 Điều này;

c) Trường hợp quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu đã chuyển ngành rồi nghỉ hưu mà khi nghỉ hưu có mức lương hưu tính theo Điểm a, Điểm b Khoản này thấp hơn mức lương hưu tính theo mức lương bình quân của quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu tại thời điểm chuyển ngành thì được lấy mức bình quân tiền lương tháng tại thời điểm chuyển ngành và được chuyển đổi theo chế độ tiền lương quy định tại thời điểm nghỉ hưu để làm cơ sở tính lương hưu."

Trên đây là nội dung tư vấn của công ty Luật Hòa Nhựt về câu hỏi của bác. Mọi vướng mắc bác vui lòng trao đổi trực tiếp với Luật sư tư vấn pháp luật lao động, gọi số:1900.868644 hoặc gửi qua email: [email protected] để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Hòa Nhựt.

 

5. Điều kiện trở thành quân nhân chuyên nghiệp trong quân đội?

Thưa luật sư. Em năm nay 25 tuổi đã qua nghĩa vụ quân sự, và có bằng trung cấp duợc sĩ, và đang là thôn đội truởng của ban chỉ huy quân sự thị trấn, em là đảng viên.

Nay em muốn hỏi là để trở thành quân nhân chuyên nghiệp và phục vụ lâu dài trong quân đội thì phải làm như thế nào ạ?

Em cảm ơn.

>> Tư vấn pháp luật nghĩa vụ quân sự miễn phí qua tổng đài điện thoại1900.868644

 

Luật sư tư vấn:

- Dựa trên thông tin bạn cung cấp cho chúng tôi , chúng tôi xin tư vấn vấn đề của bạn như sau :

Theo Điều 23 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 quy định về điều kiện xét chuyển sang phục vụ theo chế độ quân nhân chuyên nghiệp như sau:

Điều 23. Phục vụ của hạ sĩ quan, binh sĩ có trình độ chuyên môn, kỹ thuật

1. Hạ sĩ quan, binh sĩ có trình độ chuyên môn, kỹ thuật khi thực hiện nghĩa vụ quân sự được ưu tiên sử dụng vào vị trí công tác phù hợp với nhu cầu của quân đội theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

2. Hạ sĩ quan, binh sĩ sau khi hết thời hạn phục vụ tại ngũ hoặc đang phục vụ trong ngạch dự bị có đủ tiêu chuẩn đáp ứng yêu cầu của quân đội, nếu tự nguyện và quân đội có nhu cầu thì được tuyển chọn chuyển sang phục vụ theo chế độ của sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp hoặc công nhân, viên chức quốc phòng theo quy định của pháp luật.

Như vậy, Bạn đã qua nghĩa vụ quân sự và hiện giờ bạn muốn tham gia quân nhân chuyên nghiệp , bạn có bằng trung cấp duợc sĩ và đang là thôn đội truởng của ban chỉ huy quân sự thị trấn , bạn là đảng viên. Theo đó, bạn có đầy đủ yếu tố cần thiết của một quân nhân chuyên nghiệp nên bạn viết đơn xét tuyển khi đơn vị có nhu cầu.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.868644 hoặc địa chỉ email [email protected] để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Hòa Nhựt.  Rất mong nhận được sự hợp tác!