Gia hạn nhãn hiệu muộn có bị phạt không?

Bài viết dưới đây Luật Hòa Nhựt sẽ gửi tới bạn đọc chi tiết về vấn đề: Gia hạn nhãn hiệu muộn có bị phạt không? Bạn đọc hãy theo dõi chi tiết nội dung này nhé.

1. Gia hạn nhãn hiệu được hiểu là gì?

Nhãn hiệu là một biểu tượng quan trọng trong thế giới kinh doanh đó là một dấu hiệu rõ ràng có thể nhìn thấy dưới nhiều hình thức bao gồm chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, hình ba chiều hoặc một sự kết hợp tinh tế của tất cả các yêu tố trên. Nhãn hiệu có thể sử dụng một hoặc nhiều mà sắc hoặc âm thanh thể hiện được dưới dạng đồ họa. 

Để nhãn hiệu được bảo hộ thì cần phải tuân thủ các điều kiện theo quy định tại điều 72 Luật sở hữu trí tuệ 2005 đã được sửa đổi bởi luật sở hữu trí tuệ 2022. Nhãn hiệu cần phải đáp ứng các yếu tố sau:

- Trùng lập với biểu tượng quốc gia: dấu hiệu không được giống hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với biểu tượng quốc gia, quốc huy, quốc ca của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các quốc gia quốc tế.

- Trùng lập với cơ quan nhà nước và tổ chức chính trị: dấu hiệu không được giống hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với biểu tượng, cờ, huy hiệu, tên viết tắt, tên đầy đủ của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức xã hội, tổ chức quốc tế trừ khi có sự cho phép từ cơ quan hoặc tổ chức đó.

- Trùng lập với danh nhan và tác phẩm: dấu hiệu không được giống nhau hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thật, biệt hiệu, bút danh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt Nam và các nước ngoài.

- Sự lừa dối: dấu hiệu không được sử dụng để làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc tính chất lừa dối người tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị hoặc các đặc tính khác của hàng hóa hoặc dịch vụ.

- Hình dạng bắt buộc hoặc bản sao: dấu hiệu không được giữ nguyên hình dạng vốn có của hàng hóa hoặc do đặc tính kỹ thuật của hàng hóa bắt buộc phải có. Điều này nhằm đảm bảo rằng nhãn hiệu không vi phạm quyền của người khác về hình dạng hoặc tạo hình.

- Sự sao chép tác phẩm: dấu hiệu không được chứa bản sao tác phẩm, trừ trường hợp được phép bởi chủ sở hữu tác phẩm đó.

Quy định này đặt ra các tiêu chuẩn nghiêm ngặt để bảo vệ tính duy nhất và công bằng trong sở hữu trí tuệ.

- Gia hạn nhãn hiệu là một quá trình quan trọng giúp tăng cường tính hiệu lực của một nhãn hiệu trong thời gian dài hơn, kéo dài thời gian bảo vệ lợi ích của chủ sở hữu thêm 10 năm kể từ  ngày nhãn hiệu gốc hết hạn. Điều này có nghĩa rằng chủ sở hữu sẽ có thêm một thập kỷ để tiếp tục sử dụng nhãn hiệu một cách độc quyền. Gia hạn nhãn hiệu không chỉ giúp đảm bảo quyền sở hữu hợp pháp của chủ sở hữu mà còn thúc đẩy tính ổn định và sức mạnh của thương hiệu trên thị trường. Đặc biệt là đối với những nhãn hiệu đã được đăng ký và sử dụng trong suốt 10 năm, việc gia hạn nhãn hiệu là cơ hội để duy trì danh tiếng và uy tín đã tích lũy trong thời gian qua. Điều này giúp chủ sở hữu duy trì sự độc quyền và tiếp tục khẳng định quyền sở hữu của họ trong lĩnh vực kinh doanh của họ.

2. Gia hạn nhãn hiệu muộn có bị phạt không?

Gia hạn nhãn hiệu muộn là việc chủ sở hữu nhãn hiệu không thực hiện việc gia hạn bảo hộ theo quy định của pháp luật trong thời hạn quy định. Theo quy định của luật Sở hữu trí tuệ hiện hành và các văn bản hướng dẫn có liên quan không có sự quy định cụ thể về việc xử phạt khi gia hạn nhãn hiệu muộn. Do đó khi thời hạn bảo hộ của một nhãn hiệu đã hết, chủ sở hữu vẫn có thể nộp đơn yêu cầu gia hạn. Tuy nhiên thì đơn yêu cầu gia hạn có thể được nộp muộn nhưng không được quá 06 tháng kể từ ngày mà văn bằng bảo hộ nhãn hiệu đã hết hiệu lực. Nếu gia hạn muộn thì chủ sở hữu nhãn hiệu phải nộp lệ phí gia hạn cùng với 10 % lệ phí gia hạn cho mỗi tháng trễ hạn nộp hồ sơ gia hạn.

Thực tế thì có nhiều lý do khác nhau khiến chủ sở hữu nhãn hiệu không chú ý đến thời hạn của văn bằng bảo hộ, dẫn đến việc quên điều quan trọng về việc gia hạn đăng ký nhãn hiệu sau khi hết hạn.

Trong hợp gia hạn muộn quá thời hạn mà chủ nhãn hiệu vẫn không thực hiện thủ tục gia hạn thì hiệu lực của giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu sẽ bị chấm dứt. Vì vậy, việc gia hạn nhãn hiệu đúng thời hạn là vô cùng quan trọng tránh trường hợp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu bị hủy hiệu lực. Nếu đã vượt quá thời hạn thì chủ nhãn hiệu vẫn có cơ hội nộp hồ sơ gia hạn giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu sau khi hết hiệu lực. Chủ nhãn hiệu đã được cấp bằng sẽ có 05 năm kể từ ngày hết hiệu lực để nộp đơn gia hạn và được đảm bảo rằng văn bằng bảo hộ nhãn hiệu sẽ được cấp lại. Do đó, trong vòng 05 năm kể từ ngày hết hiệu lực người khác không thể nộp đơn đăng ký nhãn hiệu để chiếm đoạt quyền đăng ký nhãn hiệu của chủ sở hữu ban đầu.

Như vậy, gia hạn muộn là chủ sở hữu nhãn hiệu không thực hiện gia hạn bảo hộ đúng thời hạn theo quy định của pháp luật. Theo quy định thì thời hạn là 06 tháng kể từ ngày giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hết hiệu lực. Chủ giấy chứng nhận có thể gia hạn và đóng tiền phạt cho những tháng gia hạn muộn.

3. Hồ sơ yêu cầu gia hạn muộn giấy chứng nhận nhãn hiệu

Hồ sơ yêu cầu gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ nhãn hiệu theo mẫu gồm những tài liệu sau đây:

- Tờ khai yêu cầu gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ: đây là một biểu mẫu hoặc đơn yêu cầu gia hạn hiệu lực nhãn hiệu. TRong tờ khai này thì bạn cần cung cấp thông tin cụ thể về nhãn hiệu và lý do yêu cầu gia hạn.

- Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu: nếu bạn đã có giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu thì bạn cần đính kèm bản gốc này vì thông tin về nhãn hiệu và số đăng ký được sử dụng để xác minh việc gia hạn.

- Giấy ủy quyền: trong trường hợp bạn nộp đơn thông qua một người đại diện hoặc công ty/ trung gian bạn cần cung cấp giấy ủy quyền bằng văn bản từ người đứng ra hoặc công ty/ trung gian đang đại diện cho bạn.

- Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí: đây là chứng từ chứng minh bạn đã nộp phí, lệ phí gia hạn. Thông thường bạn sẽ có biên lai hoặc chứng từ tài khoản của Cục sở hữu trí tuệ để xác nhận việc thanh toán phí, lệ phí

Lưu ý rằng hồ sơ gia hạn hiệu lực giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có thể nộp trực tiếp tại các điểm tiếp nhận của Cục sở hữu trí tuệ hoặc thông qua dịch vụ bưu chính. Dưới đây là danh sách sách điểm tiếp nhận của Cục Sở hữu trí tuệ:

+ Trụ sở Cục sở hữu trí tuệ tại Hà Nội: địa chỉ 386 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.

+ Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Đà Nẵng địa chỉ: tầng 3 số 135 đường Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.

+ Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Hồ Chí Minh địa chỉ: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, 17/19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.

Trường hợp quên gia hạn nhãn hiệu khi đã hết hạn. Doanh nghiệp có thể nộp đơn yêu cầu gia hạn. Ngoài ra thì có thể nộp muộn hơn thời hạn nêu trên nhưng không được quá 06 tháng kể từ ngày giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hết hiệu lực. Ngoài ra thì chủ sở hữu phải nộp lệ phí gia hạn cộng thêm với 10% lệ phí gia hạn cho mỗi tháng nộp hồ sơ gia hạn nhãn hiệu. Chủ sở hữu có thể gia hạn sở hữu nhãn hiệu sau 05 năm.

Bài viết trên Luật Hòa Nhựt đã gửi tới bạn đọc chi tiết về vấn đề: Gia hạn nhãn hiệu muộn có bị phạt không? Bạn đọc có bất kỳ thắc mắc về vấn đề pháp lý có thể liên hệ qua số tổng đài 1900.868644  hoặc qua địa chỉ email: [email protected].