Khám nghĩa vụ quân sự đối với nữ thực hiện như thế nào?

Nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ vẻ vang của công dân phục vụ trong Quân đội nhân dân. Thực hiện nghĩa vụ quân sự bao gồm phục vụ tại ngũ và phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân. Công dân trong tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự, không phân biệt dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ học vấn, nghề nghiệp, nơi cư trú phải thực hiện nghĩa vụ quân sự theo quy định của pháp luật.

Công dân nữ không bắt buộc phải tham gia nghĩa vụ quân sự mà nếu tình nguyện, quân dội có nhu cầu hoặc có chuyên môn, nghiệp vụ thì có thể tham gia nghĩa vụ quân sự trong thời bình hoặc phục vụ trong ngạch dự bị. Vậy trong việc khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự đồi với nữ sẽ như thế nào? Mời các bạn tìm đọc bài viết dưới đây:

Trong thời bình cũng như thời chiến, việc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ cao cả của mỗi công dân, nhất là lực lượng thanh niên. Thực tế cho thấy, trong thời gian được học tập, rèn luyện ở môi trường quân ngũ đã giúp nhiều bạn trẻ ngày càng rắn rỏi, trưởng thành hơn, sẵn sàng đối mặt, vượt qua thử thách trong cuộc sống. Môi trường kỷ luật đặc biệt ấy còn tôi luyện cho tuổi trẻ sự tự giác, khuôn phép, ý thức, nền nếp, chỉn chi, biết quan tâm, sẻ chia với mọi người. Bên cạnh đó, thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự sẽ được các chính sách ưu tiên của Nhà nước. Cũng như công dân nam, khi công dân nữ đi nghĩa vụ quân sự cũng phải thực hiện khám sức khỏe. Vật khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự nữ thế nào?

1. Thế nào là khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự?

Khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự là việc thực hiện khám, phân loại, kết luận sức khỏe đối với công dân được gọi làm nghĩa vụ quân sự đã qua sơ tuyển sức khỏe và công dân đăng ký dự thi tuyển sinh quân sự, do Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự huyện thực hiện. 

Căn cứ theo khoản 2, 3 Điều 2 Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP quy định về khám nghĩa vụ quân sự như sau:

Việc khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự được thực hiện qua 02 lần:

Lần 1: Sơ tuyển sức khỏe nghĩa vụ quân sự: là việc thực hiện kiểm tra, đánh giá sơ bộ sức khỏe đối với công dân được gọi khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự trước mỗi đợt tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ.

Lần 2: Khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự: là việc thực hiện khám, phân loại, kết luận sức khỏe đối với công dân được gọi làm nghĩa vụ quân sự đã qua sơ tuyển sức khỏe và công dân đăng ký dự thi tuyển sinh quân sự, do Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự huyện thực hiện.

2. Nữ có bắt buộc phải đi nghĩa vụ quân sự không?

Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015  quy định về việc thực hiện nghĩa vụ quân sự của công dân như sau:

"Điều 6. Nghĩa vụ phục vụ tại ngũ

1. Công dân nam trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự có nghĩa vụ phục vụ tại ngũ trong Quân đội nhân dân.

2. Công dân nữ trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự trong thời bình nếu tự nguyện và quân đội có nhu cầu thì được phục vụ tại ngũ."

Theo quy định trên, công dân nam phải thực hiện nghĩa vụ quân sự trong độ tuổi luật định. Nói cách khác, đây là nghĩa vụ bắt buộc đồi với công dân nam. Tuy nhiên, đối với công dân nữ, Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 mở rộng quy định, cho phép công dân nữ trong độ tuổi luật định, nếu tự nguyện thực hiện nghĩa vụ quân sự thì được Nhà nước chấp nhận. Quy định này không bắt buộc công dân nữ trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự thì phải nhập ngũ. Công dân nữ trong thời bình nhập ngũ với tinh thần tự nguyện và được nhà nước chấp nhận. 

Trong đó, công dân nữ được đăng ký nghĩa vụ quân sự là đủ 18 tuổi trở lên và độ tuổi gọi nhập ngũ là đủ 18 tuổi trở lên đến hết 25 tuổi. Nếu được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ là hết 27 tuổi. Ngoài ra, khi có ngành, nghề chuyên môn phù hợp yêu cầu của quân đội, công dân nữ trong độ tuổi có thể được phục vụ trong ngạch dự bị theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Luật Nghĩa vụ quân sự. Trong trường hợp này, công dân nữ phải đủ 18 tuổi trở lên để đăng ký nghĩa vụ quân sự. 

Các ngành, nghề chuyên môn của công dân nữ phù hợp yêu cầu quân đội được nêu tại Điều 3 Nghị định số 14/2016/NĐ-CP gồm:

- Trình độ thạc sĩ, tiến sĩ: Ngôn ngữ và căn hóa nước ngoài; Báo chí và Truyền thông; Văn thư - lưu trữ; Tài chính; Kế toán; Luật; Máy tính và công nghệ thông tin; Kỹ thuật điện, điện tử và viễn thông; Y, Dược; 

- Trình độ cao đẳng, đại học: Giáo viên sư phạm; Nghệ thuật trình diễn; Nghệ thuật nghe nhìn; Ngôn ngữ và văn hóa nước ngoài; Văn thư - Lưu trữ - Bảo tàng; Tài chính; Kế toán; Luật;....

- Trình độ trung cấp: Máy tính và công nghệ thông tin; Công nghệ kỹ thuật; Y, dược; Tài chính - Kế toán, Văn thư - Lưu trữ - Bảo tàng; Nghệ thuật trình diễn;...

Như vậy, theo phân tích nêu trên, công dân nữ không bắt buộc phải tham gia nghĩa vụ quân sự mà nếu tình nguyện, quân đội có nhu cầu hoặc có chuyên môn, nghiệp vụ thì có thể tham gia nghĩa vụ quân sự trong thời bình hoặc phục vụ trong ngạch dự bị.

3. Khám nghĩa vụ quân sự nữ như thế nào?

Tương tự như khám nghĩa vụ quân sự cho nam giới, khám nghĩa vụ quân sự cho nữ giới cũng trải qua 02 vòng: Vòng sơ tuyển tại Trạm y tế xã và vòng khám sức khỏe chi tiết tại Trung tâm y tế huyện.

Vòng 1: Khám sơ tuyển tại Trạm y tế xã tiến hành dưới sự chỉ đạo của Trung tâm y tế huyện về chuyên môn, nghiệp vụ. 

Tại vòng này, công dân đến khám để phát hiện những trường hợp không đủ sức khỏe về thể lực gồm:

- Kiểm tra thể lực: tiến hành đo chiều cao, cân nặng, chiều cao, vòng ngực và xác định chỉ số BMI trong trường hợp cần thiết.

- Phát hiện trường hợp không đủ sức khỏe thuộc diện miến đăng ký nghĩa vụ quân sự về thể lực, dị tật, dị dạng và những bệnh lý khác như: Tâm thần; động kinh; bệnh Parkinson; mù một mắt; điếc; di chứng do lao xương, khớp; Di chứng do phong; Các bệnh u ác và bệnh máu ác tính; Người nhiễm HIV; Người có khuyết tật nặng và đặc biệt nặng,...

- Đo huyết áp, nhịp tim

- Đo thị lực, khám mắt

- Khai thác tiền sử bệnh tật của bản thân và gia đình người khám.

Sau khi khám sơ tuyển sức khỏe, công dân đáp ứng đủ tiêu chuẩn sẽ khám lần 2, khám sức khỏe chi tiết, còn gọi là khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự.

Vòng 2: Khám sức khỏe chi tiết tại Trung tâm y tế huyện 

Thành phấn hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự được quy định tại Điều 6 Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP:

- Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự huyện gồm: bác sỹ, nhân viên y tế thuộc Trung tâm Y tế huyện, cán bộ chuyên môn Phòng Y tế, quân y Ban Chỉ huy quân sự huyện và các đơn vị có liên quan.

- Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự gồm:

+ 01 Chủ tịch: do Giám đốc Trung tâm Y tế huyện đảm nhiệm;

+ 01 Phó Chủ tịch: Phó giám đốc phụ trách chuyên môn;

+ 01 Ủy viên Thường trực kiêm Thư ký Hội đồng do cán bộ chuyên môn Phòng Y tế đảm nhiệm;

+ Các ủy viên khác.

Quy trình khám nghĩa vụ lần 2 gồm các bước như sau:

Bước 1: Lập danh sách công dân thuộc diện được gọi nhập ngũ đã qua sơ tuyển sức khỏe

Bước 2: Gửi thông báo về thời gian, địa điểm tổ chức khám sức khỏe vòng 2

Bước 3: Tổ chức khám sức khỏe chi tiết về thể lực; huyết áp; mạch, thị lực; thính lực; răng - hàm - mặt, tai - mũi - họng; tâm thần kinh; da liễu; ngoại khoa; xét nghiệm,...

* Khám thể lực: Công dân nữ phải cởi bỏ mũ nón, giày dép, quần áo, đi chân đất, để đầu trần. Trong trường hợp này khác với nam giới, nữ giời sẽ mặc quần dài, áo mỏng. Công dân được đo chiều cao, cân nặng, vòng ngực và tính toán chỉ số tương quan giữa chiều cao và cân nặng - BMI.

* Khám mắt: Người khám được che mắt 01 bên trên bìa cứng, đọc các chữ trên bảng trong thời gian dưới 10 giây. Khoảng cách từ bảng tới chỗ đứng của người đọc là 5m.

* Khám răng: Kiểm tra về tình trạng sâu răng, mất răng, răng giả,... hoặc về các bệnh răng miệng như viêm tủy, tủy hoại tửm viêm lợi,...

* Khám tai - mũi - họng: Kiểm tra tình trạng chóng mặt mê nhĩ, viêm họng mãn tính. Kiểm tra cả sức nghe của người được khám khi nói thầm, nói thường.

* Khám tâm thần, thần kinh: Kiểm tra tình trạng mồ hôi tay, chân và các bệnh như teo cơ, nhược cơ, nháy mắt, nháy mồm, nháy mép,...

* Khám nội khoa: Kiểm tra các bệnh đại tràng, trực tràng, bệnh gan, bệnh phế quản, huyết áp, tim mạch, khớp, thiếu máu nặng thường xuyên,...

* Khám da liễu: các bệnh về da như nấm da, bọng da, nấm móng, da có vảy,..

* Khám ngoại khoa: liên quan đến các bệnh về trĩ, giãn tĩnh mạch, kiểm tra chứng bàn chân bẹt,..

* Khám sản phụ khoa: Khác với khám nghĩa vụ quân sự cho nam giới, khám nghĩa vụ quân sự cho nữ giời cần thêm một bước nữa là khám phụ khoa. Việc khám được thực hiện nơi kín đáo, nghiêm túc, cán bộ chuyên môn thực hiện là nữ. Nếu không có cán bộ y tế nữ thì phải là bác sĩ ngoại khoa và có nhân viên nữ tham dự khi khám sản, phụ khoa.

Bước 4: Các trường hợp đạt tiêu chuẩn sức khỏe gọi nhập ngũ sẽ được tổ chức xét nghiệm HIV (theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng).

Bước 5: Hoàn chỉnh phiếu sức khỏe của công dân nữ khám nghĩa vụ quân sự.

Bước 6: Tổng hợp và báo cáo kết quả khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự.

Qua quá trình tuyển chọn, xem xét và phân loại cụ thể, những người đủ điều kiện nhập ngũ sẽ được kiểm tra sức khỏe thêm lần nữa. Có thể thấy, đối với quy trình khám nghĩa vụ quân sự nói chung không kể của riêng đối với nam hay với nữ, thì quy trình diễn ra đều nghiêm ngặt, kỹ lưỡng để có thể tuyển chọn những công dân đảm bảo sức khỏe để phục vụ 02 năm trong quân ngũ.

4. Khi nữ đi nghĩa vụ quân sự thì làm những gì?

Theo Khoản 1 Điều 4 của Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 nêu rõ:

"Nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ vẻ vang của công dân phục vụ trong Quân đội nhân dân. Thực hiện nghĩa vụ quân sự gồm phục vụ tại ngũ và phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân".

Không phân biệt là nam hay là nữ, khi thực hiện nghĩa vụ quân sự, đối tượng nhập ngũ phải phục vụ tại ngũ cũng như phục vụ trong ngạch dự bị của quân đội.

Phục vụ trong quân đội

Phục vụ tại ngũ là việc thực hiện các công việc được giao trong quân đội, tùy thuộc vào vị trí và đơn vị được nhận. Không chỉ vậy, đối với các sĩ quan và binh sĩ không có bằng cấp chuyên môn và kỹ thuật, ưu tiên làm việc ở các vị trí phù hợp với nhu cầu của quân đội - Theo Điều 23 của Luật Nghĩa vụ quân sự.

Theo đó, dựa trên tiêu chí về nghề nghiệp, và kỹ thuật của người sĩ quan và binh sĩ không được ủy quyền - có trình độ chuyện môn và kỹ thuật sẽ được sắp xếp từ cao đến thấp, ưu tiên các ngành nghề và kỹ thuật chuyện nghiệp, các kỹ thuật mà quân đội không đào tạo (dựa trên điểm b, điều khoản 2, điều 4 của Thông tư số 220/2016/TT-BQP). Tuy nhiên trước khi sắp xếp bất cứ vị trí công việc nào thì những môn học này phải được đào tào và bồi dưỡng kiến thức quân sự phù hợp với vị trí của họ. 

Ngoài ra, ngoài việc phục vụ 24 tháng trong quân đội trong thời bình, Bộ trường Bộ Quốc phòng có thể sắp xếp các sĩ quan và binh sĩ không được ủy quyền - để thực hiện các nhiệm vụ như sẵn sàng chiến đấu; trong quá trình phòng ngừa và kiểm soát thiên tai, dịch bệnh, cứu hộ và cứu nạn hoặc có chiến tranh, tình trạng khẩn cấp về quốc phòng - an ninh.

Phục vụ trong thứ hạng dự bị

Đối với công dân nữ phục vụ trong hàng ngũ dự bị, tại Khoản 2 Điều 4 của Nghị định số 14/2016/ND-CP quy định:

- Sắp xếp các nữ binh sĩ dự bị có chuyên môn phù hợp với các chức danh biên chế, nếu thiếu, sắp xếp các nữ binh sĩ dự bị có chuyên môn tương ứng.

- Nữ binh sĩ dự bị thuộc nhóm A (tuổi đến hết 30 tuổi - Điều 26 của Luật Nghĩa vụ quân sự) tham gia các đơn vị bảo đảm chiến đầu thuộc địa phương quân đội, dịch vj và đơn vị quân đội.

Cụ thể, các đơn vị sắp xếp nữ binh sĩ dự bị bao gồm:

- Các đơn vị hậu cần và kỹ thuật thuộc Bộ Quốc phòng, quân khu, quân đoàn, dịch vụ, vũ khí, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Bộ Tư lệnh Thành phố, Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Tư lệnh Quân đội tỉnh, Trường học.

- Các đơn vị chuyên môn chuẩn bị được xây dựng bởi các bộ, bổ trưởng - các cơ quan cấp, cơ quan chính phủ và ủy ban nhân dân tỉnh; các cơ quan thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Tư lệnh Quân khu, Quân đoàn, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Bộ tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ tư lệnh quân đội tỉnh,...

Luật Minh Khuê đã gửi cho Quý khách hàng những thông tin cần thiết xoay quanh chủ đề "Khám nghĩa vụ quân sự đối với nữ thực hiện như thế nào?". Với bài viết trên, chúng tôi hy vọng rằng Quý khách hàng đã trả lời một phần nào những thắc mắc trước đó.

Trong trường hợp bạn có bất kỳ câu hỏi nào liên quan đến vấn đề này hay các vấn đề khác như lao động, hôn nhân và gia đình, doanh nghiệp, hình sự, bảo hiểm thất nghiệp,... cần giải đáp về mặt pháp lý các bạn đừng ngần ngại nhấc máy lên và gọi đến số 1900.868644 hoặc địa chỉ email [email protected] để viết các câu trả lời từ các chuyên gia pháp lý và đội ngũ luật sư nhiều năm kinh nghiệm trong nghề. Chúng tôi rất hận hành được đồng hành cũng quý khách hàng. Trân trọng!