1. Lương cơ sở là gì?
Lương cơ sở là căn cứ để:
- Tính toàn bộ các khoản liên quan đến lương và phụ cấp trong bảng lương, áp dụng với những đối tượng theo quy định của Nghị định
- Tính toàn các loại chi phí phát dinh để phục vụ cho các hoạt động, sinh hoạt
- Tính các khoản trích nộp của doanh nghiệp để chi trả hoặc thực hiện nghĩa vụ, tính các chế độ của người lao động dược hưởng khi làm việc tại doanh nghiệp
2. Mức lương cơ sở 2024
2.1. Cơ sở xây dựng bảng lương 2024
Căn cứ tại điểm c khoản 3.1 Mục II Nghị quyết 27/NQ-TW năm 2018 có 05 yếu tố chính để xây dựng bảng lương mới đối cới cán bộ, công chức, viên chức như sau:
- Bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ thống hiện nay, xây dựng mức lương cơ bản bằng số tiền cụ thể trong bảng lương mới
- Thực hiện thống nhất chế độ hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động hoặc hợp đồng cung cấp dịch vụ đối với những người làm công việc thừa hành, phục vụ (yêu cầu trình độ đào tạo dưới trung cấp), không áp dụng bảng lương công chức, viên chức đối với các đối tượng này.
- Xác định mức tiền lương thấp nhất của công chức, viên chức trong khu vực công là mức tiền lương của người làm công việc yêu cầu trình độ đào tạo trung cấp (bậc 1) không thấp hơn mức tiền lương thấp nhất của lao động qua đào tạo trong khu vực doanh nghiệp
- Mở rộng quan hệ tiền lương làm căn cứ để xác định mức tiền lương cụ thể trong hệ thống bảng lương, từng bước tiếp cận với quan hệ tiền lương của khu vực doanh nghiệp phù hợp với nguồn lực nhà nước.
- Hoàn thiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang phù hợp với quy định của bảng lương mới
2.2. Mức lương cơ sở năm 2024
Lương cơ sở 2024 được áp dụng theo Nghị định 24/2023/NĐ-CP quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang do Chính phủ ban hành ngày 14/5/2023, cụ thể như sau:
- Từ ngày 01/01/2024 đến hết ngày 31/6/2024, mức lương cơ sở tiếp tục áp dụng theo mức 1.800.00 đồng
- Từ sau ngày 01/2/2024, khi cải cách tổng thể chính sách tiền lương hoàn thiện thì sẽ bỏ mức lương cơ sở và thay thế bằng chế độ tiền lương mới theo Nghị quyết 27/NQ-TW năm 2018, cụ thể như sau:
+ Bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương hiện nay đồng thời xây dưng bảng lương của mới bằng số tiền cụ thể trong bảng lương mới.
+ Cơ cấu lương mới của cán bộ, công chức, viên chức sẽ bao gồm các khoản: Lương cơ bản ( chiếm 70% tổng quỹ lương của cán bộ, công chức, viên chức); Phụ cấp (30% tổng quỹ lương); Tiền thưởng (Chiếm 10% tổng quỹ tiền lương của năm, không bao gồm phụ cấp).
3. Bảng lương mới 2024
Sau khi thực hiện theo Nghị quyết 27-NQ/TW, bảng lương sẽ được thể hiện dưới 5 dạng bảng lương mới như sau:
- 1 bảng lương chức vụ áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức, giữ chức vụ lãnh đạo (bẩu cử và bỏ nhiệm) trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến cấp xã
- 1 bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ theo ngạch công chức và chức danh nghề nghiệp viên chức áp dụng chung đối với công chức, viên chức không giữ chức danh lãnh đạo; mỗi ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức có nhiều bậc lương.
- 3 bảng lương đối với lực lượng vũ trang, gồm:
+ 1 bảng lương sĩ quan quân đội, sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ công an (theo chức vụ, chức danh và cấp quân bậc quân hàm hoặc cấp hàm)
+ 1 bảng lương quân nhân chuyên nghiệp, chuyên môn kỹ thuật công an
+ 1 bảng lương công nhân quốc phòng, công nhân công an (trong đó giữ tường quan tiền lương của lực lượng vũ trang so với công chức hành chính hiện nay.
Cụ thể bảng lương mới sau khi chính sách tiền lương hoàn thiện, áp dụng theo Nghị định 27/NQ-TW như sau:
- Xây dựng 1 bảng lương chức vụ áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo (bầu cử và bổ nhiệm) trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến cấp xã theo nguyên tắc:
+ Mức lương chức vụ phải thể hiện thứ bậc trong hệ thống chính trị; giữ chức vụ lãnh đạo nào thì hưởng lương theo chức vụ đó, nếu một người giữ nhiều chức vụ thì hưởng một mức lương chức vụ cao nhất; giữ chức vụ lãnh đạo tương đương nhau thì hưởng mức lương chức vụ như nhau; mức lương chức vụ của người lãnh đạo cấp trên phải cao hơn mức lương chức vụ của người lãnh đạo cấp dưới
+ Quy định một mức lương chức vụ cho mỗi loại chức vụ tương đương, không phân loại bộ, ngành, ban, uỷ ban và tương đương ở Trung ương khi xây dựng bảng lương chức vụ ở Trung ương; không phân biệt mức lương chức vụ khác nhau đối với cùng chức danh lãnh đạo theo phân loại đơn vị hành chính ở địa phương mà thực hiện bằng chế độ phụ cấp
Việc phân loại chức vụ lãnh đạo tương đương trong hệ thống chính trị để thiết kế bảng lương chức vụ do Bộ chính trị quyết định sau khi đã báo cáo Ban Chấp hành Trung ương.
- Xây dựng một bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ theo ngạch công chức và chức danh nghề nghiệp viên chức áp dụng chung đối với công chức, viên chức, không giữ chức danh lãnh đạo theo nguyên tắc sau:
+ Cùng mức độ phức tạp công việc thì mức lương như nhaul điều kiện lao động cao hơn bình thường và ưu đãi nghề thì thực hiện bằng chế độ phụ cấp theo nghề; sắp xếp lại nhóm ngạch và số bậc trong các ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức, khuyến khích công chức, viên chức nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ
+ Việc bổ nhiệm vào ngạch công chức hoặc chức danh nghề nghiệp viên chức phải gắn với vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức do cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý công chức, viên chức thực hiện.
=> Như vậy, đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có văn bản pháp luật nào quy định cụ thể về mức lương được áp dụng vào năm 2024 sau khi cải cách, mức lương hiện tại đế trước ngày 01/7/2024 vẫn được áp dụng với mức lương cơ sở là 1.800.00 đồng.
Chính sách tiền lương mới khong chỉ thay thế cho bảng ương cũ (gồm bảng lương về chức danh lãnh đạo từ trung ương cho đến cơ sở, bảng lương chuyên môn nghiệp vụ và 3 bảng lương cho lực lượng vũ trang) mà còn đồng thời sắp xếp, thu gọn chế độ phụ cấp so với hiện nay. Chính sách tiền lương mới theo đánh giá của các chuyên gia thì không chỉ là tăng lương, tăng thu nhập, mà còn gắn với nâng cao chất lượng và trách nhiệm của đội ngữ cán bộ, công chức, đảm bảo thu nhập phù hợp cho cán bộ cơ sở giữa các ngành lĩnh vực, tương ứng với trách nhiệm. Nên có thể thấy việc điều chỉnh tiền lương gắn với vị trí việc làm, kỷ luật, kỷ cương công vụ là việc làm thiêt thực và sẽ đem đến hiệu quả. Chính sách tiền lương mới hiệu quả sẽ kích thích, để cho người lao động phấn đấu, quan tâm nhiều hơn đến các vị trí còn đang trống, thiếu. Đồng thời còn là tin vui cho cán bộ, công chức, viên chức, tạo động lực để cán bộ công chức viên chức làm việc, thức đẩy tăng năng suất lao động, gắn bó với cơ quan đơn vị. Điều đó sẽ đảm bảo mục tiêu cải cách, đảm bảo cho người lao động đủ sống bằng lương, có thể giữ chân người lao động gắn bó với đơn vị lâu dài.
Việc cải cách và đánh giá tiền lương là việc làm cần thực hiện và xem xét lại hàng năm để đảm bảo nâng cao chất lượng và trách nhiệm của người lao động cũng như là bộ phận, cơ quan chức năng.
Trên đây là bài viết của Luật Hòa Nhựt viết về đề tài Mức lương cơ sở 2024 là bao nhiêu sau khi cải cách tiền lương. Hy vọng bãi viết trên đã mang đến thông tin hữu ích cho bạn đọc. Nếu có bất cứ thắc mắc nào về bài viết hay có nhu cầu được tư vấn pháp luật bởi đội ngũ Luật sư chuyên nghiệp, xin vui lòng liên hệ hotline 1900.868644 hoặc email [email protected] để được hỗ trợ tốt nhất. Xin trân trọng cảm ơn!