Mức xử phạt 13 hành vi trốn thuế trong lĩnh vực hải quan

Mức xử phạt 13 hành vi trốn thuế trong lĩnh vực hải quan theo quy định tại Nghị định 128/2020/NĐ-CP về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan sẽ được đề cập trong nội dung bài viết của Luật Hòa Nhựt dưới đây.

1. Mức xử phạt 13 hành vi trốn thuế trong lĩnh vực hải quan

Quy định về 13 hành vi trốn thuế trong lĩnh vực hải quan:

- Sử dụng chứng từ, tài liệu không hợp pháp, không đúng với thực tế giao dịch để kê khai thuế.

- Tự ý tẩy xóa, sửa chữa chứng từ dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn, không thu.

- Khai sai mã số hàng hóa, thuế suất, mức thuế đối với những mặt hàng đã được Bộ Tài chính, cơ quan hải quan hướng dẫn mã số hàng hóa, thuế suất, mức thuế theo quy định

- Vi phạm quy định tại các điểm b, c, d khoản 3 Điều 9 mà cá nhân, tổ chức vi phạm không nộp đủ số tiền thuế phải nộp theo quy định trước thời điểm lập biên bản vi phạm.

- Làm thủ tục xuất khẩu nhưng không xuất khẩu sản phẩm gia công; sản phẩm sản xuất xuất khẩu, sản phẩm xuất khẩu ra nước ngoài của doanh nghiệp chế xuất;

- Khai sai so với thực tế hàng hóa xuất khẩu về lượng, chủng loại, sản phẩm gia công, sản phẩm sản xuất xuất khẩu; sản phẩm xuất khẩu ra nước ngoài của doanh nghiệp chế xuất; hàng tái xuất.

- Không kê khai về nguyên liệu, vật tư mua trong nước có thuế xuất khẩu cấu thành sản phẩm gia công xuất khẩu;

- Khai sai phần trị giá nguyên liệu, vật tư, linh kiện xuất khẩu cấu thành sản phẩm gia công làm tăng số tiền thuế được miễn đối với sản phẩm gia công khi nhập khẩu trở lại Việt Nam.

- Sử dụng hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế, hàng quản lý theo hạn ngạch thuế quan không đúng mục đích mà không khai báo việc chuyển đổi mục đích sử dụng với cơ quan hải quan.

- Khai sai về lượng, tên hàng, chủng loại, chất lượng, trị giá, xuất xứ hàng hóa nhập khẩu từ khu phi thuế quan vào nội địa.

- Không ghi chép trong sổ sách kế toán các khoản thu, chi liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp.

- Bán hàng miễn thuế không đúng đối tượng, định lượng, điều kiện theo quy định pháp luật.

- Cấu kết với người gửi hàng để nhập khẩu hàng hóa nhằm mục đích trốn thuế

Mức xử phạt hành vi trốn thuế trong lĩnh vực hải quan:

Người nộp thuế có hành vi vi phạm trên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị phạt tiền như sau:

- Phạt 01 lần số tiền thuế trốn trong trường hợp không có tình tiết tăng nặng;

- Trường hợp có tình tiết tăng nặng thì mỗi tình tiết tăng nặng mức phạt tăng lên 0,2 lần nhưng không vượt quá 03 lần số tiền thuế trốn.

Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính đối với các hành vi trên là mức phạt tiền được áp dụng đối với cả cá nhân và tổ chức.

2. Quy định về trình tự, thủ tục tiến hành thanh tra hải quan

Căn cứ theo quy định tại Quyết định số 4129/QĐ-TCHQ quy định về trình tự, thủ tục tiến hành thanh tra hải quan như sau:

Bước 1: Chuẩn bị thanh tra:

- Thu thập thông tin, tài liệu, nắm tình hình để ban hành quyết định thanh tra

- Báo cáo đề xuất lập đoàn thanh tra

- Dự thảo quyết định thanh tra; Xây dựng kế hoạch tiến hành thanh tra

- Ban hành quyết định thanh tra và phê duyệt kế hoạch thanh tra

- Triển khai thực hiện quyết định thanh tra

Bước 2: Tiến hành thanh tra:

- Công bố quyết định thanh tra

- Tiến hành thanh tra theo các nội dung trong quyết định thanh tra

- Các quyền và thủ tục thực hiện quyền trong quá trình thanh tra

- Báo cáo tiến độ và báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ thanh tra

- Sửa đổi, bổ sung kế hoạch tiến hành thanh tra; Gia hạn thời gian thanh tra

- Chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra

- Kết thúc việc tiến hành thanh tra tại nơi được thanh tra

Bước 3: Kết thúc thanh tra:

- Báo cáo kết quả thanh tra và xây dựng dự thảo kết luận thanh tra

- Xem xét báo cáo kết quả thanh tra và dự thảo kết luận

- Ký và ban hành kết luận thanh tra

- Công khai kết luận thanh tra

- Tổng kết hoạt động của Đoàn thanh tra

- Lập, bàn giao, quản lý và sử dụng hồ sơ thanh tra

3. Quy định về hành vi khai sai số thuế phải nộp

Theo khoản 1 Điều 142 Luật Quản lý thuế 2019 thì hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn bao gồm:

- Khai sai căn cứ tính thuế hoặc số tiền thuế được khấu trừ hoặc xác định sai trường hợp được miễn, giảm, hoàn thuế dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn nhưng các nghiệp vụ kinh tế đã được phản ánh đầy đủ trên hệ thống sổ kế toán, trên các hóa đơn, chứng từ hợp pháp;

- Người nộp thuế đã lập hồ sơ xác định giá thị trường hoặc đã lập tờ khai giao dịch liên kết nhưng cơ quan quản lý thuế, cơ quan có thẩm quyền khi thanh tra, kiểm tra kết luận số liệu thanh tra, kiểm tra khác với số liệu đã khai của người nộp thuế dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn;

- Sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn để hạch toán giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc làm tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn nhưng người mua hàng hóa, dịch vụ sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp chứng minh được lỗi vi phạm sử dụng hóa đơn không hợp pháp thuộc về bên bán hàng.

4. Tổng cục Hải quan hướng dẫn xử lý thuế khi doanh nghiệp trốn

Vừa qua, Tổng cục Hải quan đã ban hành Công văn 3534/TCHQ-TXNK ngày 07/7/2023 về hướng dẫn xử lý thuế khi doanh nghiệp bỏ trốn.

Căn cứ theo quy định của pháp luật hiện hành, đối với số hàng hóa tạm nhập khẩu miễn thuế nhưng doanh nghiệp không tái xuất khẩu hàng hóa thì phải kê khai nộp thuế nhập khẩu theo quy định. Đối với số hàng hóa là nguyên liệu, vật tư đã nhập khẩu để gia công, sản xuất xuất khẩu nhưng không đưa vào sản xuất và xuất khẩu, không còn lưu giữ tại cơ sở sản xuất và địa điểm lưu giữ nguyên liệu, vật tư đã thông báo với cơ quan hải quan, doanh nghiệp không nộp báo cáo quyết toán nguyên liệu, vật tư đã nhập khẩu để gia công, sản xuất xuất khẩu thì không đáp ứng điều kiện miễn thuế theo quy định tại Điều 10, Điều 12 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 1/9/2016 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 2, khoản 6 Điều 1 Nghị định số 18/2021/NĐ-CP ngày 11/3/2021 của Chính phủ.

Cơ quan hải quan thực hiện ấn định thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế và thu hồi tiền thuế theo quy định.

Tuy nhiên, do doanh nghiệp không hoạt động tại địa chỉ đăng ký kinh doanh, người đại diện theo pháp luật đã xuất cảnh, Cục Hải quan tỉnh cần thực hiện tính thuế, thông báo thuế để xác định số tiền thuế phải nộp đối với tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định của pháp luật.

Sau khi thông báo thuế đề nghị Cục Hải quan tỉnh thực hiện các biện pháp thu hồi nợ thuế theo quy định. Đồng thời tiếp tục rà soát toàn bộ hồ sơ, có văn bản trao đổi với cơ quan công an trong đó nêu rõ tình tiết vụ việc để cơ quan công an xem xét xử lý về tội trốn thuế theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017.

Như vậy trên đây là toàn bộ thông tin về Mức xử phạt 13 hành vi trốn thuế trong lĩnh vực hải quan mà Công ty Luật Minh Khuê muốn gửi đến quý khách mang tính tham khảo. Nếu quý khách còn vướng mắc về vấn đề trên hoặc mọi vấn đề pháp lý khác, quý khách hãy vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến theo số điện thoại 1900.868644 để được Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài kịp thời hỗ trợ và giải đáp mọi thắc mắc.

Nếu quý khách cần báo giá dịch vụ pháp lý thì quý khách có thể gửi yêu cầu báo phí dịch vụ đến địa chỉ email: [email protected] để nhận được thông tin sớm nhất! Rất mong nhận được sự hợp tác và tin tưởng của quý khách! Luật Hòa Nhựt xin trân trọng cảm ơn!