Năm 2024, Tội tổ chức đánh bạc, gá bạc sẽ bị phạt như thế nào?

Tội tổ chức đánh bạc khác với tội đánh bạc như thế nào ? Mức phạt đối với tội tổ chức đánh bạc là bao nhiêu năm tù giam ? Khi nào thì bị phạt tù ? ... các vấn đề trên sẽ được luật sư tư vấn và giải đáp cụ thể như sau:

1. Tội tổ chức đánh bạc sẽ bị xử lý như thế nào?

Chào Luật sư! Tôi muốn hỏi tội tổ chức đánh bạc sẽ bị xử lý như thế nào ? Xin cảm ơn Luật sư!

>> Luật sư tư vấn pháp luật hình sự về tội tổ chức đánh bạc, gọi ngay: 1900.868644

 

Luật sư tư vấn:

- Tội tổ chức đánh bạc được quy định tại điều 322, Bộ Luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017:

Điều 322. Tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc

1. Người nào tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc trái phép thuộc một trong các trường hợp sau, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Tổ chức, sử dụng địa điểm thuộc quyền sở hữu, quản lý của mình để cho 10 người đánh bạc trở lên trong cùng một lúc hoặc cho 02 chiếu bạc trở lên mà số tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên;

b) Tổng số tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trong cùng 01 lần có giá trị 20.000.000 đồng trở lên;

c) Tổ chức nơi cầm cố tài sản cho người tham gia đánh bạc; lắp đặt trang thiết bị phục vụ cho việc đánh bạc; phân công người canh gác, người phục vụ, sắp đặt lối thoát khi bị vây bắt, sử dụng phương tiện để trợ giúp cho việc đánh bạc;

d) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 321 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 321 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a) Có tính chất chuyên nghiệp;

b) Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên;

c) Tái phạm nguy hiểm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Trong Bộ Luật hình sự sửa đổi bổ sung năm 2017 có điều chỉnh lại một số quy định của điều 322 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định như sau:

121. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 và khoản 2 Điều 322 như sau:

“1. Người nào tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc trái phép thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Tổ chức cho 10 người đánh bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên hoặc tổ chức 02 chiếu bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên;

b) Sử dụng địa điểm thuộc quyền sở hữu hoặc quản lý của mình để cho 10 người đánh bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên hoặc cho 02 chiếu bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên;

c) Tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trong cùng 01 lần trị giá 20.000.000 đồng trở lên;

d) Có tổ chức nơi cầm cố tài sản cho người tham gia đánh bạc; có lắp đặt trang thiết bị phục vụ cho việc đánh bạc hoặc phân công người canh gác, người phục vụ khi đánh bạc; sắp đặt lối thoát khi bị vây bắt, sử dụng phương tiện để trợ giúp cho việc đánh bạc;

đ) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc hành vi quy định tại Điều 321 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 321 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a) Có tính chất chuyên nghiệp;

b) Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên;

c) Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử để phạm tội;

d) Tái phạm nguy hiểm.”.

>> Như vậy, tội tổ chức đánh bạc sẽ xử lý với mức xử phạt cao nhất là 10 năm.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật Hình sự trực tuyến, gọi: 1900.868644 để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

 

2. Tư vấn về tội tổ chức đánh bạc?

Thưa luật sư, Anh tôi có tham gia vào một nhóm người tổ chức rủ người đánh bạc và cầm cố xe ô tô ba lần trị giá lên tới hơn 500 triệu đồng .Bây giờ đang bi điều tra về hanh vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản vậy tôi hỏi hành vi của anh tôi là hành vi đánh bạc và gá bạc hay là tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản?

Anh tôi có tham gia vào một nhóm người tổ chức rủ người đánh bạc và cầm cố xe ô tô ba lần trị giá lên tới hơn 500 triệu đồng .Bây giờ đang bi điều tra về hanh vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản vậy tôi hỏi hành vi của anh tôi là hành vi đánh bạc và gá bạc hay là tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản? Nếu là lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì sẽ thuộc điều 139 khoản 3 hay 4 vi không riêng gì anh tôi mà la một nhóm người tham gia ?

Xin luật sư tư vấn giúp gia đình tôi

>> Luật sư tư vấn luật hình sự trực tuyến qua tổng đài, gọi: 1900.868644

 

Trả lời:

Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung nằm 2017 có quy định về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và tội tổ chức đánh bạc, gá bạc như sau:

Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ96.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

d) Tái phạm nguy hiểm;

đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

e) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

g)97 (được bãi bỏ)

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

b)98 (được bãi bỏ)

c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b)99 (được bãi bỏ)

c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

và căn cứ điều 322 (Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017) quy định về tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc.

Theo đó, trong trường hợp này, anh chị cùng 1 nhóm người đã tổ chức rủ người khác đánh bạc và cầm cố xe ô tô 3 lần lên đến 500 triệu đồng. Do đó hành vi anh chị đã cấu thành tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc được quy định tại Điều 2322 ở trên, cùng với các tình tiết tăng nặng như: có tính chất chuyên nghiệp (cùng 1 nhóm người) và thu lợi bất chính rất lớn (cầm cố tài sản 3 lần lên đến 500 triệu). Vì vậy mức phạt của anh chị về tội này sẽ bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.

Tuy nhiên hành vi của anh chị có thể cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản hay không thì trước hết cần xác định những hành vi trong quá trình thực hiện việc đánh bạc, gá bạc là để phục vụ cho việc đánh bạc này. Cần xác định mục đích cuối cùng cho việc tổ chức đánh bạc này là phục vụ cho việc đánh bạc thật sự, hay tổ chức giả tạo với mục đích để chiếm đoạt tài sản của người khác.

 

3. Mức án nào cho Tội đánh bạc? Tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc?

Xin chào luật sư ạ, em muốn hỏi sự việc như này nà:a trai e đánh bài bạc gồm 11 người sô tiên 14tr đồng bị công an tp bắt giữ nhưng năm 2016 vừa qua thì lại có vu đánh bạc nhưng bị công an phườnng bắt hiện trường 6tr đồng nhưng bị phạt tiền rồi đk thả về còn vụ 14tr đồng giờ đang tạm giam theo bộ luật hình sự thì sẽ bị xử như thế nào ạ ?

Cảm ơn!

Người gửi : Phạm Thị Hoà

 

Luật sư trả lời:

Tội đánh bạc, tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc được quy định, hướng dẫn tại Điều 321, điều 322 Bộ luật hình sự 2015 ngày 27 tháng 11 năm 2015, cụ thể như sau:

Điều 321. Tội đánh bạc

1. Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 5.000.000 đồng, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này hoặc bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Có tính chất chuyên nghiệp;

b) Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 50.000.000 đồng trở lên;

c) Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;

d) Tái phạm nguy hiểm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

và Tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc theo quy định tại điều 322, Bộ luật hình sự năm 2015.

Như vậy, trường hợp của anh trai bạn đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hình vi đánh bạc vào năm 2016 mà đến nay lại tiếp tục vi phạm với số tiền đánh bạc là 14 triệu thì sẽ bị xử tội vào khoản 1 Điều 321. Tội đánh bạc

1. Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 5.000.000 đồng, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này hoặc bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật hình sự về tội đánh bạc trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi số: 1900.868644 để được giải đáp.

 

4. Phạm tội tổ chức đánh bạc có nhất thiết phải cùng tham gia đánh bạc?

xin hỏi luật sư chồng tôi có rủ 1 số đối tượng để đánh bạc và cầm 02 chiếc xe của hai đối tượng đánh bạc, nhưng chồng tôi không tham gia đánh bạc và họ cũng không đánh bạc tại nhà tôi. Khi chiếu bạc bị bắt thì chồng tôi lại bỏ chốn, công an đến nhà và tịch thu 02 chiếc xe máy của hai đối tượng đánh bạc bị bắt và 02 chíếc xe khác (2 xe này không liên quan đến vụ đánh bạc này). Trong chiếu bạc tịch thu được 8 triệu. Trong quá trình làm việc với bên công an thì họ đòi xử phạt chồng tôi 50triệu.

Vậy xin hỏi luật xư thì theo đúng luật chồng tôi sẽ bị xử phạt như thế nào và số tài sản mà công an tịch thu trên sẽ xử lý như thế nào ?

Rất mong sự trả lời của luật sư.

>> Luật sư tư vấn hình sự trực tuyến qua tổng đài, gọi: 1900.868644

 

Trả lời:

1. Tội tổ chức đánh bạc

Căn cứ theo điều 322 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 thì tổ chức đánh bạc là hành vi rủ rê, lôi kéo người khác cùng tham gia đánh bạc.  Theo đó, trong trường hợp này, chồng chị rủ người khác đánh bạc, do đó hành vi chồng chị đã cấu thành tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc được quy định tại Điều 322 ở trên.

Vậy nếu chiếu bạc có 10 người trở lên thì là tội Tổ chức đánh bạc, nếu không chồng bạn sẽ là đồng phạm tội đánh bạc. Nếu phạm tội Tổ chức đánh bạc thì xử phạt như điếu 322 Bộ luật hình sự, còn nếu là đồng phạm tội đánh bạc thì bị xử phạt theo điều 321 về Tội đánh bạc " phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm"

2. Xử lý tài sản công an tịch thu

Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc bao gồm:

a) Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc thu giữ được trực tiếp tại chiếu bạc;

b) Tiền hoặc hiện vật thu giữ được trong người các con bạc mà có căn cứ xác định đã được hoặc sẽ được dùng đánh bạc;

c) Tiền hoặc hiện vật thu giữ ở những nơi khác mà có đủ căn cứ xác định đã được hoặc sẽ được dùng đánh bạc."

Vậy việc 4 chiếc xe máy bị tịch thu là hợp pháp, nhưng sau đó cần xác định đó có phải tài sản liên quan đến tổ chức đánh bạc hay không. Nếu không liên quan thì trả lại tài sản.

 

5. Tội tổ chức đánh bạc có phải ngồi tù không mới nhất?

Chào luật sư, Tôi có vấn đề thắc mắc muốn được luật sư tư vấn. Tôi có tổ chức địa điểm đánh bạc, cụ thể để cho 15 người đánh bạc. Tôi không biết trường hợp này của tôi có phải ngồi tù không ? Cám ơn luật sư đã tư vấn giúp tôi.

 

Luật sư tư vấn:

Căn cứ quy định tại Điều 322 Bộ luật hình sự năm 2015 có quy định về tổ chức đánh bạc và Bộ luật hình sự sửa đổi bổ sung năm 2017 sửa đổi điều 322 và Theo như thông tin mà bạn cung cấp, thì bạn có hành vi tổ chức đánh bạc cho trên 10 người, trường hợp này bạn bị phạt tù từ 1-5 năm (theo điểm a Khoản 1 Điều 322 Bộ luật hình sự năm 2015 hoặc phạt tù từ 05-10 năm căn cứ theo Khoản 2 Điều 322Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015

Trên đây là tư vấn của Luật Hòa Nhựt về vấn đề của bạn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi ngay số: 1900.868644 để được giải đáp.

 

6. Hình phạt khi tham gia tổ chức đánh bạc và lừa đảo chiếm đoạt tài sản ?

Thưa luật sư, Anh tôi có tham gia vào một nhóm người tổ chức rủ người đánh bạc và cầm cố xe ô tô ba lần trị giá lên tới hơn 500 triệu đồng .Bây giờ đang bi điều tra về hanh vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản vậy tôi hỏi hành vi của anh tôi là hành vi đánh bạc và gá bạc hay là tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản? Nếu là lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì sẽ thuộc điều 139 khoản 3 hay 4 vi không riêng gì anh tôi mà la một nhóm người tham gia ?

Xin luật sư tư vấn giúp gia đình tôi. Cảm ơn!

 

Luật sư tư vấn:

Trước đây, Bộ luật hình sự năm 1999 (Bộ luật hình sự sửa đổi, bổ sung 2009) quy định tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo điều 139. Hiện nay, Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản tại điều 174 của luật này.  

Đồng thời theo luật hình sự cũ thì tội tổ chức đánh bạc, gá bạc được quy định tại điều 249 còn hiện nay tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc được quy định tại điều 322 của bộ luật hình sự năm 2015.

Và theo quy định tại điều 2 Nghị Quyết số 01/2010/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng một số quy định tại điều 248 và điều 249 Bộ Luật Hình Sự có quy định như sau:

Điều 2. Về một số quy định tại Điều 249 của Bộ luật hình sự

1. Tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc thuộc một trong các trường hợp sau đây là “với quy mô lớn”:

a) Tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc trong cùng một lúc cho từ mười người đánh bạc trở lên hoặc cho từ hai chiếu bạc trở lên mà số tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc có giá trị từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.

b) Có tổ chức nơi cầm cố tài sản cho người tham gia đánh bạc; có lắp đặt trang thiết bị phục vụ cho việc đánh bạc; khi đánh bạc có phân công người canh gác, người phục vụ, có sắp đặt lối thoát khi bị vây bắt, sử dụng phương tiện như ô tô, xe máy, xe đạp, điện thoại... để trợ giúp cho việc đánh bạc;

c) Tổng số tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trong cùng một lần có giá trị từ 20.000.000 đồng trở lên.

2. Người tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc thuộc trường hợp chưa đến mức được hướng dẫn tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này, nếu tổng số tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc có giá trị từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng thì tuy họ không phải chịu trách nhiệm hình sự về “tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc” nhưng họ phải chịu trách nhiệm hình sự về đồng phạm tội đánh bạc.

3. “Thu lợi bất chính lớn, rất lớn hoặc đặc biệt lớn” được xác định như sau:

a) Thu lợi bất chính từ 10.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng là thu lợi bất chính lớn.

b) Thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 90.000.000 đồng là thu lợi bất chính rất lớn.

c) Thu lợi bất chính từ 90.000.000 đồng trở lên là thu lợi bất chính đặc biệt lớn.”

Một số phân tích cụ thể đối với trường hợp của bạn như sau:

Thứ nhất: Căn cứ vào những nội dung mà bạn cung cấp là “ Anh tôi có tham gia vào một tổ chức rủ người đánh bạc và cầm cố xe ô tô 3 lần trị giá lên tới hơn 500 triệu đồng” thì ở đây theo như bạn nói thì anh của bạn chỉ có hành vi rủ người khác tham gia đánh chứ không trực tiếp tham gia vào đánh bạc trực tiếp thì anh của bạn sẽ phù hợp với mô tả tội phạm quy định ở điều 249 bộ luật hình sự 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009 và được quy định cụ thể hơn tại điều 2 của nghị quyết số 02/2010.

Thứ hai: Đối với hành vi tổ chức cầm cố xe ô tô 3 lần với giá trị trên 500 triệu đồng thì sẽ thuộc vào điểm a khoản 2 điều 149 Bộ luật hình sự: “Thu lợi bất chính lớn, rất lớn hoặc đặc biết lớn” và thực hiện cầm cố tài sản theo quy định tại điểm b, khoản 1 điều 2 nghị quyết 02/2010.

Như vậy, nhận định chung mà chúng tôi đưa ra với vấn đề của bạn là anh của bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội tổ chức đánh bạc theo Điều 249 BLHS và có thể truy tố theo Khoản 2 của Điều này.

Thứ ba: Truy cứu về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 139 thì phải xác định ở đây có hành vi dùng thủ đoạn gian dối và hành vi gian dối này xuất hiện ngay từ đầu. Thủ đoạn gian dối là người phạm tội cố ý đưa ra thông tin sai sự thật nhằm làm cho người khác tin vào đó tin là sự thật nhằm chiếm đoạt tài sản. Trong trường hợp của bạn nêu ra ở đây thì cũng chưa nhận định được anh bạn có dùng thủ đoạn gian dối hay là không dùng thủ đoạn gian dối mà chỉ có hành vi nhận cầm cố tài sản cho hành vi đánh bạc.

Nếu anh bạn dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản thì anh của bạn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 4 điều 139 Bộ luật hình sự. Còn nếu thấy cơ quan điều tra khởi tố bị can không đúng với tội danh thì bạn có thể làm đơn khiếu nại yêu cầu Viện Kiểm Sát nhân dân cùng cấp xem xét lại kết luận điều tra và khởi tố không đúng tội danh.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.868644 hoặc gửi qua email: [email protected] để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Hòa Nhựt.