Nghị định 37/2023/NĐ-CP về thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân

Mới đây, Chính phủ ban hành Nghị định 37/2023/NĐ-CP về thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân. Nội dung chi tiết khách hàng có thể tham khảo bài viết dưới đây

1. Tóm tắt nội dung Nghị định 37/2023/NĐ-CP

1.1. Thuộc tính của Nghị định 37/2023/NĐ-CP

Nghị định mang số hiệu 37/2023/NĐ-CP được ban hành dựa trên cơ sở pháp lý và cơ sở thực tiễn Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019; Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015; Luật Đầu tư công ngày 13 tháng 6 năm 2019; và theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính;

 Ngày 24/6/2023, Chính phủ ban hành Nghị định 37/2023/NĐ-CP về thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 08 tháng 8 năm 2023. Kể từ thời điểm Nghị định có hiệu lực, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Hội Nông dân các cấp, Giám đốc Quỹ Hỗ trợ nông dân các cấp, các tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

1.2. Tải Nghị định 37/2023/NĐ-CP

Tải nội dung Nghị định 37/2023/NĐ-CP tại đây

1.3. Phạm vi, đối tượng Nghị định 37/2023/NĐ-CP

Nghị định có phạm vi điều chỉnh trong lĩnh vực tài chính, nhà nước cụ thể là quy định về thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ hỗ trợ nông dân thuộc nội Nông dân Việt Nam. Quỹ này được quy định là quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, trực thuộc cơ quan Hội Nông dân các cấp; hoạt động của Quỹ không vi mục tiêu lợi nhuận, bảo toàn và phát triển vốn; thực hiện chức năng, nhiệm vụ. Với phạm vi nêu trên, Nghị định chỉ áp dụng đối với các đối tượng thuộc Quỹ Hỗ trợ nông dân Trung ương trực thuộc Trung ương Hội Nông dân Việt Nam; Quỹ Hỗ trợ nông dân cấp tỉnh trực thuộc Hội Nông dân cấp tỉnh; Quỹ Hỗ trợ nông dân cấp huyện trực thuộc Hội Nông dân cấp huyện (sau đây gọi chung là Quỹ Hỗ trợ nông dân); khách hàng vay vốn của Quỹ Hỗ trợ nông dân (khách hàng vay vốn là hội viên của Hội Nông dân Việt Nam có phương án sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp được quỹ hỗ trợ nông dân cho vay vốn; Hội Nông dân Việt Nam; các tổ chức, cá nhân có liên quan trong quá trình thực hiện Nghị định này.

2. Nội dung Nghị định 37/2023/NĐ-CP

​Đây là Nghị định đầu tiên, quy định chi tiết về Quỹ hỗ trợ nông dân, Nghị định 37/2023/NĐ-CP ban hành bao gồm 8 chương, 54 điều, trong đó xoay quanh những quy định về thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ hỗ trợ nông dân. Quỹ hỗ trợ này có vai trò quan trọng trong việc duy trì sự ổn định của ngành nông nghiệp, giúp các nhà nông vượt qua khó khăn và phát triển kinh doanh của mình. Quỹ hỗ trợ nông dân là một nguồn tài chính được cung cấp để giúp đỡ các nông dân trong việc phát triển và duy trì hoạt động nông nghiệp. Mục tiêu của quỹ này là giảm thiểu rủi ro và khuyến khích sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp. Dưới đây là mục lục nội dung Nghị định

Chương I QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Điều 3. Địa vị pháp lý, tư cách pháp nhân và nghĩa vụ với ngân sách nhà nước của Quỹ Hỗ trợ nông dân

Điều 4. Nguyên tắc, mục tiêu, phạm vi hoạt động và chức năng, nhiệm vụ của Quỹ Hỗ trợ nông dân

Điều 5. Trách nhiệm và quyền hạn của Quỹ Hỗ trợ nông dân

Chương II KIỆN TOÀN TỔ CHỨC BỘ MÁY, HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ HỖ TRỢ NÔNG DÂN ĐÃ THÀNH LẬP VÀ THÀNH LẬP MỚI QUỸ HỖ TRỢ NÔNG DÂN

Mục 1. KIỆN TOÀN TỔ CHỨC BỘ MÁY, HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ HỖ TRỢ NÔNG DÂN ĐÃ THÀNH LẬP

Điều 6. Kiện toàn tổ chức bộ máy, hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân đã thành lập trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành

Mục 2. THÀNH LẬP MỚI QUỸ HỖ TRỢ NÔNG DÂN

Điều 7. Điều kiện thành lập mới Quỹ Hỗ trợ nông dân

Điều 8. Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân

Chương III CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA QUỸ HỖ TRỢ NÔNG DÂN

Điều 9. Cơ cấu tổ chức của Quỹ Hỗ trợ nông dân

Điều 10. Hội đồng quản lý của Quỹ Hỗ trợ nông dân

Điều 11. Ban Kiểm soát Quỹ Hỗ trợ nông dân

Điều 12. Ban điều hành Quỹ Hỗ trợ nông dân

Điều 13. Bộ máy giúp việc của Quỹ Hỗ trợ nông dân

Chương IV HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ HỖ TRỢ NÔNG DÂN

Mục 1. HOẠT ĐỘNG CHO VAY

Điều 14. Đối tượng và điều kiện cho vay

Điều 15. Thời hạn cho vay

Điều 16. Lãi suất cho vay và đồng tiền cho vay

Điều 17. Bảo đảm tiền vay

Điều 18. Thẩm quyền quyết định cho vay

Điều 19. Giới hạn cho vay

Điều 20. Cơ cấu lại thời hạn trả nợ

Điều 21. Phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro cho vay

Điều 22. Hội đồng xử lý rủi ro

Điều 23. Quy chế nội bộ về cho vay, quản lý nợ, xử lý rủi ro

Mục 2. HOẠT ĐỘNG NHẬN ỦY THÁC VÀ ỦY THÁC

Điều 24. Nhận ủy thác

Điều 25. Ủy thác

Chương V CHẾ ĐỘ TÀI CHÍNH, KẾ TOÁN, KIỂM TOÁN VÀ GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ HỖ TRỢ NÔNG DÂN

Điều 26. Chế độ tài chính, kế toán và kiểm toán

Điều 27. Lập kế hoạch tài chính hằng năm cho Quỹ Hỗ trợ nông dân

Điều 28. Nguyên tắc quản lý tài chính

Điều 29. Nguồn vốn hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân

Điều 30. Vốn điều lệ

Điều 31. Nguyên tắc quản lý, sử dụng vốn và tài sản của Quỹ Hỗ trợ nông dân

Điều 32. Bảo đảm an toàn vốn của Quỹ Hỗ trợ nông dân

Điều 33. Lương, phụ cấp lương của Quỹ Hỗ trợ nông dân

Điều 34. Thu nhập của Quỹ Hỗ trợ nông dân

Điều 35. Chi phí của Quỹ Hỗ trợ nông dân

Điều 36. Kết quả tài chính và phân phối kết quả tài chính

Điều 37. Chế độ báo cáo của Quỹ Hỗ trợ nông dân

Điều 38. Giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân

Chương VI CHIA TÁCH, SÁP NHẬP VÀ GIẢI THỂ QUỸ HỖ TRỢ NÔNG DÂN

Điều 39. Chia tách, sáp nhập Quỹ Hỗ trợ nông dân

Điều 40. Các trường hợp giải thể Quỹ Hỗ trợ nông dân

Điều 41. Hội đồng giải thể Quỹ Hỗ trợ nông dân

Điều 42. Quy trình giải thể Quỹ Hỗ trợ nông dân

Điều 43. Trách nhiệm của Quỹ Hỗ trợ nông dân sau khi có quyết định giải thể

Điều 44. Trách nhiệm của Hội đồng giải thể sau khi có quyết định giải thể

Chương VII TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN, TỔ CHỨC CÓ LIÊN QUAN

Điều 45. Trách nhiệm của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh/huyện

Điều 46. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh/huyện

Điều 47. Trách nhiệm của Trung ương Hội nông dân Việt Nam và Hội nông dân cấp tỉnh/cấp huyện/cấp xã

Điều 48. Trách nhiệm của Bộ Tài chính

Điều 49. Trách nhiệm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Điều 50. Trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Điều 51. Trách nhiệm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Chương VIII TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 52. Hiệu lực thi hành

Điều 53. Điều khoản chuyển tiếp

Điều 54. Tổ chức thực hiện

Theo Nghị định, Quỹ hỗ trợ nông dân có tư cách và địa vị pháp lý như sau:

- Quỹ Hỗ trợ nông dân là Quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, trực thuộc cơ quan Hội Nông dân các cấp; hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, bảo toàn và phát triển vốn; thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định tại Nghị định này.

- Quỹ Hỗ trợ nông dân có tư cách pháp nhân, có vốn điều lệ, có con dấu, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước, Ngân hàng Chính sách xã hội và các ngân hàng thương mại hoạt động hợp pháp tại Việt Nam theo quy định của pháp luật.

- Quỹ Hỗ trợ nông dân thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về thuế và các quy định pháp luật khác có liên quan.

Chức năng, nhiệm vụ của Quỹ Hỗ trợ nông dân là tiếp nhận và quản lý nguồn vốn điều lệ được cấp từ ngân sách nhà nước theo quy định tại Nghị định này và pháp luật liên quan; vận động các nguồn ủng hộ, tài trợ, viện trợ không hoàn lại cho hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân; cho vay vốn đối với hội viên Hội Nông dân Việt Nam để xây dựng và nhân rộng các mô hình sản xuất, kinh doanh.

Bên cạnh đó, Nghị định quy định đối tượng và điều kiện để được vay vốn của Quỹ Hỗ trợ nông dân: 

Thứ nhất, đối tượng vay vốn của Quỹ Hỗ trợ nông dân là hội viên Hội nông dân Việt Nam có nhu cầu vay vốn để phát triển sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp.

Thứ hai, điều kiện để được vay vốn của Quỹ Hỗ trợ nông dân:

- Khách hàng vay vốn phải thuộc đối tượng được vay vốn, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật;

- Khách hàng vay vốn được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận đang cư trú ở địa phương nơi Quỹ Hỗ trợ nông dân cho vay vốn tại thời điểm đề xuất vay vốn từ Quỹ Hỗ trợ nông dân;

- Sử dụng tiền vốn vay một cách hợp pháp;

- Nhóm hội viên Hội nông dân cùng sản xuất, kinh doanh một loại hình sản phẩm, trên cùng một địa bàn cấp xã sẽ lập phương án vay vốn của khách hàng phải được tập hợp thành phương án chung để làm thủ tục vay

- Trong một thời điểm, một khách hàng chỉ được vay vốn tại 01 phương án chung của nhóm hội viên Hội nông dân từ Quỹ Hỗ trợ nông dân;

- Trong cùng một thời điểm các thành viên trong cùng một hộ gia đình không được phát sinh dư nợ vay tại Quỹ Hỗ trợ nông dân;

- Các điều kiện cho vay khác quy định cụ thể tại quy định nội bộ về cho vay và quản lý nợ của Quỹ Hỗ trợ nông dân do Hội đồng quản lý Quỹ Hỗ trợ nông dân các cấp ban hành theo quy định tại Nghị định 37/2023/NĐ-CP .

Thứ ba, đáp ứng về thời hạn cho vay của Quỹ Hỗ trợ nông dân

- Thời hạn cho vay đối với phương án của từng khách hàng và phương án chung của nhóm hội viên Hội nông dân Việt Nam tại Quỹ Hỗ trợ nông dân được xác định trên cơ sở khả năng thu hồi vốn, phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh, khả năng trả nợ của khách hàng nhưng tối đa không vượt quá 05 năm (không bao gồm thời gian gia hạn nợ).

- Thời gian cho vay cụ thể đối với phương án của từng khách hàng và phương án chung của nhóm hội viên Hội nông dân do Quỹ Hỗ trợ nông dân xem xét, quyết định.

- Tổng thời gian gia hạn nợ tối đa không quá 1/2 thời gian cho vay tại Hợp đồng tín dụng ký kết lần đầu.

 Những nội dung còn lại chủ yếu quy định về việc thành lập và cơ cấu tổ chức, hoạt động và chế độ tài chính, kế toán, kiểm toán..... xoay quanh quỹ hỗ trợ nông dân

Trên đây là bài viết của Luật Hòa Nhựt về nội dung Nghị đị nh 37/2023/NĐ-CP. Nếu cần hỗ trợ khách hàng có thể gọi qua hotline 1900.868644 hoặc địa chỉ email [email protected] để được hỗ trợ.