1. Sơ lược về thuộc tính của Nghị định 46/2023 của Chính phủ
Mới đây, vào ngày 01/07/2023 Chính phủ đã ban hành Nghị định hướng dẫn Luật Kinh doanh bảo hiểm mang số hiệu 46/2023/NĐ-CP ( Nghị định 46/2023/NĐ-CP). Theo đó, Nghị định ban hành nhằm quy định chi tiết một số Điều khoản của Luật Kinh doanh bảo hiểm một trong những Điều nổi bật được quy định chi tiết đó là các trường hợp được rút trước tài khoản bảo hiểm hưu trí. Cụ thể, Nghị định quy định chi tiết một số trường hợp sau sẽ được rút trước tài khoản bảo hiểm hưu trí như: Tổ chức cá nhân có tài sản, trách nhiệm dân sự, tính mạng được bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm nhưng mắc bệnh hiểm nghèo hoặc bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên; định cư ở nước ngoài hợp pháp hay người được bảo hiểm muốn rút bảo hiểm để thanh toàn các khảon vay của cá nhân tại ngân hàng với điều kiện hợp đồng vay phải có hiệu lực ít nhất 24 tháng trước khi được rút tài khoản hưu trí.
Nghị định được ký bởi Phó Thủ tướng Lê Minh Khái bắt đầu có hiệu lực vào ngày 01/07/2023. Phạm vi của Nghị định chỉ quy định chi tiết vài điều khoản của Luật Kinh doanh bảo hiểm cùng với những đối tượng áp dụng bao gồm:
- Các doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, đại lý bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, cá nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ phụ trợ hoặc tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô;
- Các chi nhánh doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam, văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam
- Những người mua, người được và người thụ hưởng bảo hiểm
- Ngoài ra còn có những đối tượng khác như cơ quan quản lý nhà nước trong linh việc hoạt động kinh doanh bảo hiểm và các tổ chức, cá nhân có liên quan.
2. Nội dung của Nghị định 46/2023 của Chính phủ
2.1. Tải Nghị định 46/2023/NĐ-CP
2.2. Nghị định 46/2023/NĐ-CP thay thế cho văn bản pháp luật nào?
Thứ nhất, Nghị định 46/2023 của Chính phủ là Nghị định mới nhất hướng dẫn một số điều khoản của Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2022
Luật Kinh doanh bảo hiểm mang số hiệu 08/2022/QH15 do Quốc hội ban hành vào ngày 16/06/2022 và có hiệu lực bắt đầu từ ngày 01/01/2023 đến nay vẫn còn hiệu lực. Luật mới năm 2022 mở rộng hơn so với Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000 bởi các loại hợp đồng bảo hiểm bao gồm (hợp đồng bảo hiểm sức khoẻ, hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, hợp đồng bảo hiểm tài sản, hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm, hợp đồng bảo hiểm thiệt hại). Cũng giống như phạm vi điều chỉnh của Luật bảo hiểm cũ, phạm vi điều chỉnh của luật mới năm 2022 quy định về tổ chức và hoạt động kinh doanh bảo hiểm, quyền và nghĩa vụ của tố chức, cá nhân tham gia bảo hiểm, quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Ngoài ra, Luật không áp dụng đối với bảo hiểm xã hội, bảo hiểm tiền gửi, bảo hiểm y tế và những loại bảo hiểm không mang tính kinh doanh khác do Nhà nước thực hiện
Thứ hai, Nghị định 46/2023 của Chính phủ ban hành nhằm thay thế cho Nghị định 73/2016/NĐ-CP cũng được ký bởi Chính phủ ban hành và có hiệu lực vào ngày 01/07/2016 cho đến hết 31/12/2027
Bản chất, Nghị định 73/2016 có hiệu lực đến hết năm 2027 nhưng đến thời điểm Nghị định 46/2026 có hiệu lực dẫn đến một số Điều khoản của Nghị định 73/2016 hết hiệu lực, trừ các Điều sau đến 31/12/2027 mới hết hiệu lực, cụ thể Điều 10, 61, 61, 63, 64, 65, 66, 67. Theo đó, phạm vi của Nghị định 73 chỉ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm và Luật sử đổi, bổ sung một số Điều của Luật kinh doanh bảo hiểm như chế độ quản lý tài chính đối với các doanh nghiệp hây các chi nhánh nước nước trong lĩnh vực bảo hiểm hay lĩnh vực môi giới bảo hiểm. Bên cạnh đó, phạm vi của Nghị định còn quy định về việc thành lập cũng như hoạt động của những doanh nghiệp trong lĩnh vực bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài hay doanh nghiệp môi giới, đại lý hay cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới, văn phòng đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài, văn phòng đại diện và quỹ bảo vệ người bảo hiểm.
2.3. Điểm mới của Nghị định 46/2023/NĐ-CP
Điểm mới Nghị định của Nghị định 46/2023/NĐ-CP so với Nghị định 73/2016/NĐ-CP
Điểm mới đầu tiên, của Nghị định 46 so với Nghị định 73 đó là mở rộng đối tượng điều chỉnh theo đó, Nghị định 46 đã mở rộng chi tiết hơn bao gồm doanh nghiệp bảo hiểm (phi nhân thọ, nhân thọ, bảo hiểm sức khoẻ); Chi nhánh nước ngoài (phi nhân thọ nước ngoài, tái bảo hiểm nước ngoài); cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh bảo hiểm; bên mua, bên được hưởng và người thụ hưởng...
Điểm mới thứ hai, về nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ có thêm bảo hiểm bảo lãnh ngoài ra còn có bảo hiểm tài sản; hàng hoá vận chuyển; và bảo hiểm thiệt hại khác
Điểm mới thứ ba, Nghị định 46 vẫn quy định nguồn tiền nhàn rỗi của Quỹ phải thực hiện để đầu tư vào mua trái phiếu Chính phủ tại Việt Nam Nghị định còn thêm quy định trong thời hạn 3 năm kể từ ngày Luật Kinh doanh bảo hiểm có hiệu lực thi hành, toàn bộ số dư của Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm được thực hiện đầu tư tại Việt Nam để mua trái phiếu Chính phủ
Điểm mới thứ tư, về điều kiện văn bằng, chứng chỉ:
Nếu như Nghị định 73 chỉ quy định cá nhân trực tiếp thực hiện hoạt động tư vấn bảo hiểm phải đáp ứng một trong các điều kiện về văn bằng như có bằng đại học trở lên về chuyên ngành bảo hiểm hoặc chuyên ngành khác và chứng chỉ về tư vấn bảo hiểm thì Nghị định 46/2023 bổ sung thêm là có chứng chỉ đánh giá rủi ro bảo hiểm do cơ sở đào tạo về bảo hiểm được thành lập và hoạt động hợp pháp trong và ngoài nước cấp tương ứng với loại hình bảo hiểm thực hiện đánh giá rủi ro;
Chứng chỉ đối với hoạt động giám định tổn thất tại Nghị định 46/2023 của Chính phủ có thêm điều kiện đó là chứng chỉ về giám định tổn thất bảo hiểm phải do cơ sở đào tạo về bảo hiểm được thành lập và hoạt động hợp pháp trong và ngoài nước cấp tương ứng với các loại nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ thực hiện giám định tổn thất bảo hiểm
Bên cạnh đó, Nghị định 46 còn thêm quy định là: Chứng chỉ đối với hoạt động hỗ trợ giải quyết bồi thường bảo hiểm phải do cơ sở đào tạo về bảo hiểm được thành lập và hoạt động hợp pháp trong và ngoài nước cấp tương ứng với loại hình bảo hiểm thực hiện hỗ trợ giải quyết bồi thường
Trên đây là một số điểm mới cơ bản của Nghị định 46/2023/NĐ-CP so với Nghị định 73/2016/NĐ-CP.
2.4. Một số văn bản liên quan đến nội dung Nghị định 46/2023/NĐ-CP
Có 3 Thông tư ban hành liên quan đến nội dung của Nghị định 46/2023/NĐ-CP cụ thể như sau:
- Thông tư 14/2022/TT-BTC sửa đổi Thông tư 50/2017/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định 73/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật Kinh doanh bảo hiểm và Kinh doanh bảo hiểm sửa đổi và Thông tư 04/2021/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 03/2021/NĐ-CP về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành và có hiệu lực vào ngày 28/02/2022
- Thông tư 89/2020/TT-BTC sửa đổi hai Thông tư đó là: Thông tư 50/2017/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định 73/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật Kinh doanh bảo hiểm và Luật Kinh doanh bảo hiểm sửa đổi và Thông tư 105/2016/TT-BTC hướng dẫn hoạt động đầu tư gián tiếp ra nước ngoài của tổ chức kinh doanh chứng khoán, quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán và doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm. Thông tư 89/2020/TT-BTC bãi bỏ Thông tư 116/2014/TT-BTC hướng dẫn vấn đề tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện bảo hiểm theo quy định tại Nghị định 67/2014/NĐ-CP về chính sách phát triển thuỷ sản và Thông tư 43/2016/TT-BTC sửa đổi Điều 5 Thông tư 116/2014/TT-BTC hướng dẫn vấn đề về tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện bảo hiểm theo quy định tại Nghị định 67/2014/NĐ-CP về chính sách phát triển thủ sản do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành;
- Thông tư 01/2019/TT-BTC sửa đổi Thông tư 50/2017/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định 73/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật Kinh doanh bảo hiểm và Luật kinh doanh bảo hiểm sửa đổi do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành vào ngày 02/01/2019 bắt đầu có hiệu lực vào ngày 16/02/2019
Trên đây là một vài thông tin về Nghị định mới nhất 2023 - Nghị định 46/2023/NĐ-CP để khách hàng nắm rõ. Nếu cần hỗ trợ hãy liên hệ qua tổng đài 1900.868644 hoặc địa chỉ email [email protected] để được hỗ trợ