1. Không đăng ký kết hôn thì có vi phạm pháp luật không?
>> Luật sư tư vấn pháp luật hôn nhân trực tuyến, gọi:1900.868644
Luật sư tư vấn:
Theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2014:
Điều 9. Đăng ký kết hôn
1. Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về hộ tịch.
Việc kết hôn không được đăng ký theo quy định tại khoản này thì không có giá trị pháp lý.
Như vậy, Vợ chồng đã ly hôn muốn xác lập lại quan hệ vợ chồng thì phải đăng ký kết hôn.
Theo đó nếu hai bạn đã ly hôn mà muốn quay lại sống chung với nhau thì pháp luật chỉ công nhận quan hệ hôn nhân giữa hai vợ chồng bạn nếu hai người tiến hành đăng kí kết hôn lại, còn trường hợp nếu hai người chỉ chung sốn với nhau như vợ chồng mà không tiến hành đăng kí kết hôn thì pháp luật sẽ không công nhận quan hệ vợ chồng của hai bạn, chứ hai bạn cũng không vi phạm quy định nào của pháp luật hết. Tham khảo bài viết liên quan:Thời điểm có hiệu lực của giấy chứng nhận đăng ký kết hôn?
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.868644 hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Hòa Nhựt
2. Không đăng ký kết hôn có phải cấp dưỡng hay không?
Trả lời:
Thứ nhất, vấn đề hành vi của bạn có cấu thành tội phạm hay không ?
Theo như bạn trình bày thì cả bạn và bạn nữ đều thuận tình quan hệ với nhau mà không có sự can thiệp của vũ lực hay đe dọa vũ lực; hơn nữa hai bạn cũng đã 22 tuổi là người đã thành niên rồi vì thế mà hành vi của bạn sẽ không cấu thành tội phạm nào trong Bộ luật hình sự năm 2015.
Thứ hai, vấn đề nếu bạn không cưới bạn nữ kia thì bạn có phải cấp dưỡng hay không ?
Mặc dù bạn và bạn nữ không đăng ký kết hôn nhưng bạn nữ hoàn toàn có thể yêu cầu bạn - cha đứa bé thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con vì những cơ sở sau:
Theo khoản 3 điều 2 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 “Xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc; các thành viên gia đình có nghĩa vụ tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; không phân biệt đối xử giữa các con.” Là một nguyên tắc của Luật hôn nhân và gia đình.
Đồng thời, theo quy định tại Điều 107 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 về nghĩa vụ cấp dưỡng:
“1. Nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện giữa cha, mẹ và con; giữa anh, chị, em với nhau; giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu; giữa cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột; giữa vợ và chồng theo quy định của Luật này. Nghĩa vụ cấp dưỡng không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác và không thể chuyển giao cho người khác.”
Như vậy có thể thấy trẻ em sinh ra được đảm bảo hưởng các quyền lợi theo quy định của pháp luật. Nghĩa vụ cấp dưỡng là nghĩa vụ xác định giữa cha mẹ và các con mà không cần căn cứ vào việc đã đăng ký kết hôn hay chưa. Vì vậy mà trường hợp của bạn thì bạn nữ hoàn toàn có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng đối với bạn - cha đứa bé. Nếu bạn trốn tránh thì bạn nữ có thể tự mình; nhờ người thân thích hoặc yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em, hội liên hiệp phụ nữ yêu cầu tòa án xác định quan hệ cha - con và buộc bạn thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng.
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.868644 để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Hòa Nhựt.
3. Đòi lại tài sản đã tặng cho khi không đăng ký kết hôn?
>> Luật sư tư vấn pháp luật hôn nhân trực tuyến, gọi: 1900.868644
Luật sư tư vấn:
Trường hợp gia đình tổ chức đám cưới cho hai bạn nhưng chưa có đăng ký kết hôn trên danh nghĩa hai bạn không phải là vợ chồng hợp pháp theo Điều 9. Do vậy, hai bạn không cần nộp đơn ra Tòa yêu cầu li hôn bởi quan hệ về hôn nhân của hai người thực chất chưa được xác lập theo quy định của pháp luật.Vì thế, việc trả lại vàng cưới do hai bạn tự thỏa thuận theo quy định của Bộ luật dân sự.
Trường hợp không thể thỏa thuận được bạn có thể làm đơn ra tòa án huyện:
Tại điều 14, điều 16 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định như sau:
"Điều 14. Giải quyết hậu quả của việc nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn
1. Nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Quyền, nghĩa vụ đối với con, tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật này."
"Điều 16. Giải quyết quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn
1. Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn được giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên; trong trường hợp không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định của Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Việc giải quyết quan hệ tài sản phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con; công việc nội trợ và công việc khác có liên quan để duy trì đời sống chung được coi như lao động có thu nhập."
Những điều cần lưu ý: về việc bố mẹ chồng bạn đã tặng cho vợ chồng bạn số nữ trang trong đám cưới được nhiều người chứng kiến, nếu hiện này muốn đòi lại sơ nữ trang thì cần chứng minh được ông bà tặng cho có điều kiện hoặc có căn cứ chứng minh không tặng cho. Nếu ông bà không chứng minh được thì số nữ trang được xác định tài sản chung và khi chia sẽ chia đôi. Tham khảo bài viết liên quan: Mới cưới muốn ly hôn có phải trả lại vàng cưới cho nhà chồng ?
4. Trợ cấp của con cái khi bố mẹ không đăng ký kết hôn?
Luật sư tư vấn pháp luật hôn nhân và gia đình trực tuyến gọi: 1900.868644
Trả lời:
Điều 14 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về giải quyết hậu quả của việc nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn:
1. Nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của luật này chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng kí kết hôn thì không làm phát sinh quyền ,nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Quyền, nghĩa vụ đối với con, tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 15, Điều 16 của Luật này.
2. Trong trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng theo quy định của khoản 1 Điều này nhưng sau đó thực hiện việc đăng kí kết hôn theo quy định của pháp luật thì quan hệ hôn nhân được xác lập từ thời điểm đăng ký kết hôn.
Điều 15. Quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con trong trường hợp nam, nữ chung sông với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn
Quyền, nghĩa vụ giữa nam nữ sống chung vơi nhau như vợ chồng và con được giải quyết theo quy định của Luật này về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con.
Điều 16. Giải quyết quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn.
1. Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn được giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên; trong trường hợp không thỏa thuận thì giải quyết theo quy định của bộ Luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Điều 110 Luật hôn nhân và gia đình quy định:
" Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con”.
Nghĩa vụ cấp dưỡng chấm dứt tại điều 118:
“khi người được cấp dưỡng đã thành niên và có khả năng lao động hoặc có tài sản để tự nuôi mình”.
Theo Bộ Luật dân sự thì người từ đủ 18 tuổi là người đã thành niên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, tự mình tham gia, xác lập, thực hiện, hưởng các quyền và tự chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ pháp lý trong các quan hệ pháp luật.Họ hoàn toàn có đủ khả năng tham gia lao động phổ thông để có thu nhập nuôi sống bản thân và đương nhiên sẽ không nhận được tiền cấp dưỡng từ người bố hoặc mẹ đã ly hôn nữa.Tuy nhiên, trường hợp con đã đủ tuổi thành niên nhưng rơi vào trường hợp khuyết tật, mất khả năng lao động thì cha, mẹ vẫn phải tiếp tục nghĩa vụ cấp dưỡng đến khi nào người con không còn trong tình trạng này nữa. Như vậy, trong trường hợp này bạn chỉ được nhận trợ cấp cho đến khi bạn đủ 18 tuổi và bạn có quyền yêu cầu chia tài sản theo pháp luật (nếu di chúc bố bạn không để lại cho bạn) tại Điều 676 Bộ Luật dân sự 2005 .
5. Tư vấn kết thúc hôn nhân khi không đăng ký kết hôn?
>> Luật sư tư vấn luật hôn nhân và gia đình gọi: 1900.868644
Luật sư tư vấn:
Do hai bạn không có giấy chứng nhận đăng ký kết hôn nên pháp luật không thừa nhận hôn nhân của hai bạn nên bạn không phải làm thủ tục ly hôn. Nếu có yêu cầu giải quyết về nuôi con và tài sản thì Tòa sẽ giải quyết cho hai bạn.
Điều 14, 15, 16 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:
"Điều 14. Giải quyết hậu quả của việc nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn
1. Nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Quyền, nghĩa vụ đối với con, tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật này...
Điều 15. Quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con trong trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn
Quyền, nghĩa vụ giữa nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng và con được giải quyết theo quy định của Luật này về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con.
Điều 16. Giải quyết quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn
1. Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn được giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên; trong trường hợp không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định của Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Việc giải quyết quan hệ tài sản phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con; công việc nội trợ và công việc khác có liên quan để duy trì đời sống chung được coi như lao động có thu nhập."
Như vậy, về vấn đề nợ chung thì hai bên có thể thỏa thuận giải quyết. Nếu không thỏa thuận được thì theo mục đích sử dụng số tiền mà Tòa sẽ xác định xem ai phải trả nợ hoặc mỗi người phải trả bao nhiêu phần trong số nợ đó.
Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định:
"Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn
1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con."
Như vậy, con dưới 36 tháng tuổi thì do mẹ nuôi trừ khi mẹ không muốn nuôi hoặc không thể trực tiếp chăm sóc con. Con từ 36 tháng tuổi trở lên thì Tòa sẽ dựa trên điều kiện kinh tế và điều kiện tinh thần để quyết định ai sẽ là người trực tiếp nuôi dưỡng con.
Mọi thắc mắc quý khách hàng xin vui lòng gửi về số Hotline 1900.868644 hoặc địa chỉ email [email protected] để được giải đáp. Trân trọng!