Nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ có bắt buộc không?

Không phải mọi thanh niên Việt Nam đều hiểu rõ chế độ dân quân tự vệ, do vậy Luật Hòa Nhựt tư vấn và giải đáp các quy định của pháp luật về vấn đề liên quan đến nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ theo quy định của pháp luật hiện hành:

1. Có bắt buộc phải đi nghĩa vụ dân quân tự vệ không?

Em chào a/c luật sư. A/c cho e hỏi: em năm nay 23 tuổi, vừa rồi e có nhận giấy triệu tập lần 1 để bổ túc hồ sơ nghĩa vụ quân sự ( e lên khai thì họ dẫn e đi khám ở y tế phường luôn ). E cũng từng khám như vậy 1 năm trước nhưng trượt do em bị cận 2,25 độ và 4,25 độ và bị viêm xoang nhỏ đến giờ.

Năm nay thì e cũng bị trượt vậy luôn, nhưng anh chỉ huy phường nói: " theo luật mới thì rớt nghĩa vụ quân sự phải tham gia dân quân". Em tìm hiễu luật thì không thấy quy định như vậy. A/c cho e hỏi e bị rớt nghĩa vụ quân sự thì có bị bắt buộc đi dân quân không ?

Em xin cảm ơn a/c.

Luật sư trả lời:

Tham gia dân quân tự vệ trước hết là nghĩa vụ của công dân (đối với nam từ đủ 18 tuổi đến hét 45 tuổi, công dân nữ từ đủ 18 tuổi đến hết 40 tuổi); trường hợp tình nguyện tham gia thì độ tuổi đối với nam kéo dài đến 50 tuổi và với nữ là 45 tuổi.

Lực lượng dân quân tự vệ bao gồm: dân quân tự vệ nòng cốt và dân quân tự vệ rộng rãi.

Tiêu chuẩn tuyển chọn dân quân tự vệ được quy định theo Luật dân quân tự vệ năm 2019 như sau:

- Có lý lịch rõ ràng

- Chấp hành tối đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước

- Đủ sức khỏe thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ

Hằng năm, ban chỉ huy quân sự cấp huyện chỉ đạo và hướng dẫn Ban chỉ huy quân sự cấp xã, Ban chỉ huy quân sự cơ quan tổ chức ở cơ sở hoặc đơn vị tự vệ nơi không có ban chỉ huy quân sự lập kế hoạch và tuyển chọn công dân đủ tiêu chuẩn vào dân quân tự vệ nòng cốt phù hợp với tình hình địa bàn, dân cư, điều kiện kinh tế- xã hội và yêu cầu nhiệm vụ quốc pòng, an ninh ở địa phương, cơ sở.

Như vậy để tham gia lực lượng dân quân tự vệ thì công dân cần đáp ứng các điều kiện trên, theo quy định của Luật dân quân tự vệ năm 2009. Hiện nay không có văn bản nào quy định rằng: nếu không đủ điều kiện đi nghĩa vụ quân sự thì phải tham gia vào lực lượng dân quân tự vệ. Chỉ huy phường nói với bạn như vậy là không có căn cứ pháp lý.

2. Độ tuổi được tham gia dân quân thường trực ở xã không ạ ?

Thưa luật sư, Năm nay em vừa đủ 18t ạ. E làm đơn Xin Vô dân quân thường trực ở xã. Xã nói luật dân quân tự vệ 2017 quy định đủ 19 tuổi mới được kết nạp ạ. Cho em hỏi có phải vậy không ạ ?

Trả lời:

Luật dân quân tự vệ năm 2019 quy định:

Điều 8. Độ tuổi, thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ trong thời bình

1. Công dân nam từ đủ 18 tuổi đến hết 45 tuổi, công dân nữ từ đủ 18 tuổi đến hết 40 tuổi có nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ; nếu tình nguyện tham gia Dân quân tự vệ thì có thể kéo dài đến hết 50 tuổi đối với nam, đến hết 45 tuổi đối với nữ.

Như vậy theo quy định trên thì bạn chỉ cần đủ từ 18 tuổi đến hết 45 tuổi là có thể tham gia đội ngũ dân quân tự vệ.

3. Hai Anh Em tham gia dân quân, nhập ngũ thì người còn lại có được miễn gọi nhập ngũ không ?

Thưa luật sư, Tôi có ba anh em, anh trai có gia đinh tôi thi mới đi nghiã vụ công an về còn em trai là dân quân tự vệ (tập huấn hàng năm) nay đựơc 4 năm nhưng giờ vẫn có lệnh gọi nhập ngũ. Cho toi hoi trừơng họp này em toi có đựơc miễn gọi nhập ngũ không ? toi xin cam ơn

Trả lời:

I. 06 trường hợp được miễn NVQS 2017

Theo quy định của pháp luật, hiện nay có các trường hợp được miễn thực hiện NVQS bao gồm:

1. Không đảm bảo tiêu chuẩn về sức khỏe:

10 bệnh lý được miễn NVQS 2017

+ Bệnh Tâm thần (mã bệnh ICD10: F20-F29);

+ Bệnh Động kinh (mã bệnh ICD10: G40)

+ Bệnh Parkinson (mã bệnh ICD10: G20);

+ Mù một mắt (mã bệnh ICD10: H54.4);

+ Điếc (mã bệnh ICD10: H90);

+ Di chứng do lao xương, khớp (mã bệnh ICD10: B90.2);

+ Di chứng do phong (mã bệnh ICD10: B92);

+ Các bệnh lý ác tính (mã bệnh ICD10: C00 đến C97; D00 đến D09; D45-D47);

+ Người nhiễm HIV (mã bệnh ICD10: B20 đến B24, Z21);

+ Người khuyết tật mức độ đặc biệt nặng và nặng.

Theo điểm c khoản 3 Điều 4 Thông tư 148/2018/TT-BQP quy định tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ thì không gọi nhập ngũ vào Quân đội những công dân có sức khỏe loại 3 có tật khúc xạ về mắt (cận thị 1,5 điop trở lên, viễn thị các mức độ); nghiện ma túy, nhiễm HIV, AIDS.

Ngoài ra còn có các những bệnh khác nhưng buộc phải thông qua bước kiểm tra sức khỏe gắt gao. Xem chi tiết tại Phụ lục I - Phân loại sức khỏe theo thể lực và bệnh tật được ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP;

+ Con của liệt sĩ, con của thương binh hạng một;

+ Một anh hoặc một em trai của liệt sĩ;

+ Một con của thương binh hạng hai; một con của bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; một con của người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên;

+ Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, Công an nhân dân;

+ Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật từ 24 tháng trở lên.

Ngoài ra pháp luật chỉ quy định dân quân nòng cốt đã hoàn thành nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ, trong đó có ít nhất 12 tháng làm nhiệm vụ dân quân thường trực thì được miễn thực hiện nghĩa vụ quân sự tại ngũ.

Với các quy định trên và với thông tin mà bạn cung cấp thì em trai bạn không được miễn nghĩa vụ quân sự.

4. Nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ tự nguyện ?

Em năm nay 20 tuổi, là nữ, có hộ khẩu thường trú tại Đăk Lăk, hiện đang học đại học tại Bình Định. Em muốn đăng kí tham gia dân quân tự vệ tại địa phương ở Đak Lăk thì có được không, thủ tục đăng kí như thế nào, và nếu được thì có phải nghỉ học không ạ ?

Em xin cảm ơn.

Trả lời:

Luật dân quân tự vệ năm 2019 quy định:

Điều 8. Độ tuổi, thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ trong thời bình

1. Công dân nam từ đủ 18 tuổi đến hết 45 tuổi, công dân nữ từ đủ 18 tuổi đến hết 40 tuổi có nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ; nếu tình nguyện tham gia Dân quân tự vệ thì có thể kéo dài đến hết 50 tuổi đối với nam, đến hết 45 tuổi đối với nữ.

Như vậy theo quy định trên và với thông tin bạn cung cấp thì bạn có thể tham ra dân quân tự vệ.

Về việc đăng kí tham gia: Căn cứ Luật dân quân tự vệ 2019:

1. Việc đăng ký công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ được quy định như sau:

a) Tháng 4 hằng năm, căn cứ kết quả đăng ký nghĩa vụ quân sự, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã, người đứng đầu cơ quan, tổ chức có trách nhiệm đăng ký cho công dân đủ 18 tuổi thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ; tổ chức đăng ký bổ sung cho công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ;

b) Công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ khi thay đổi nơi cư trú đến đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã có trách nhiệm đăng ký cho công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ.

Trường hợp thay đổi nơi làm việc thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức có trách nhiệm đăng ký cho công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ;

c) Người khuyết tật, người mắc bệnh hiểm nghèo, bệnh tâm thần theo quy định của pháp luật được miễn đăng ký nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ.

2. Việc quản lý Dân quân tự vệ được quy định như sau:

a) Dân quân tự vệ khi vắng mặt trong thời gian thực hiện nhiệm vụ phải báo cáo với người chỉ huy trực tiếp để xem xét, quyết định;

b) Dân quân tự vệ tạm vắng trong thời gian từ 03 tháng trở lên phải báo cáo với Ban chỉ huy quân sự cấp xã nơi cư trú, Ban chỉ huy quân sự cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã, Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức hoặc người chỉ huy đơn vị tự vệ nơi không có Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức;

Ngoài ra, căn cứ Điều 12 của Luật Cư trú (được ban hành ngày 29/11/2006 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2007) lại quy định là: “Nơi cư trú của công dân là chổ ở hợp pháp mà người đó thường xuyên sinh sống. Nơi cư trú của công dân là nơi thường trú hoặc tạm trú,…Nơi thường trú là nơi công dân sinh sống thường xuyên, ổn định, không có thời hạn tại một chổ ở nhất định và đã đăng ký thường trú. Nơi tạm trú là nơi công dân sinh sống ngoài nơi đăng ký thường trú và đã đăng ký tạm trú. 2. Trường hợp không xác định được nơi cư trú của công dân theo quy định tại khoản 1 Điều này thì nơi cư trú của công dân là nơi người đó đang sinh sống”.

Theo đó, việc đăng ký dân quân tự vệ bạn có thể đăng ký tại nơi mà bạn đang thường trú hoặc tạm trú hoặc nơi bạn cư trú theo sổ hộ khẩu.

5. Điều kiện tham gia dân quân tự vệ ?

Luật sư cho em hỏi năm nay em 19 tuổi vừa tốt nghiệp THPT.Mới đây em được phường tuyển chọn vào lực lượng dân quân tại chỗ và vừa đi huấn luyện xong nhưng em chưa trực hoặc gác lần nào thi bắn súng đạt loại giỏi.Nhưng bây giờ em có nguyện vọng vào lực lượng dân quân tự vệ thường trực thì phải làm thế nào ạ liệu em có xin được không ạ không biết dân quân tại chỗ khác thường trực thế nào ạ.Mong luật sư giải đáp vấn đề này giúp em.Em xin cảm ơn ạ.

Trả lời:

Về việc tham gia dân quân tự vệ được quy định cụ thể tại Luật dân quân tự vệ 2019.

“Điều 6. Thành phần của dân quân tự vệ

1. Dân quân tự vệ tại chỗ.

2. Dân quân tự vệ cơ động.

3. Dân quân thường trực.

4. Dân quân tự vệ biển.

5. Dân quân tự vệ phòng không, pháo binh, trinh sát, thông tin, công binh, phòng hóa, y tế.

Khỏa 3,5 điều 5 luật dân quân tự vệ quy định:

5. Dân quân tự vệ thường trực là lực lượng dân quân tự vệ nòng cốt làm nhiệm vụ thường trực sẵn sàng chiến đấu tại các địa bàn trọng điểm về quốc phòng, an ninh.

3. Dân quân tự vệ tại chỗ là lực lượng thuộc dân quân tự vệ nòng cốt được tổ chức và hoạt động ở thôn, ấp, bản, buôn, phum, sóc, khóm, tổ dân phố (sau đây gọi chung là thôn) và ở cơ quan, tổ chức làm nhiệm vụ tại chỗ, sẵn sàng tăng cường cho dân quân tự vệ cơ động.

Về việc tuyển chọn Luật dân quân tự vệ quy định:

Điều 11. Tiêu chuẩn và tuyển chọn vào dân quân tự vệ nòng cốt

1. Công dân Việt Nam có đủ các tiêu chuẩn sau đây được tuyển chọn vào dân quân tự vệ nòng cốt:

a) Lý lịch rõ ràng;

b) Chấp hành tốt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước;

c) Đủ sức khỏe thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ.

2. Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này, có khả năng hoạt động trên biển được tuyển chọn vào dân quân tự vệ biển.

3. Việc tuyển chọn vào dân quân tự vệ nòng cốt được quy định như sau:

a) Bảo đảm công khai, dân chủ, công bằng;

b) Hằng năm, Ban chỉ huy quân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện) chỉ đạo và hướng dẫn Ban chỉ huy quân sự cấp xã, Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở hoặc đơn vị tự vệ nơi không có Ban chỉ huy quân sự lập kế hoạch và thực hiện tuyển chọn công dân đủ tiêu chuẩn vào dân quân tự vệ nòng cốt phù hợp với tình hình địa bàn, dân cư, điều kiện kinh tế - xã hội và yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng, an ninh ở địa phương, cơ sở.

c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc người đứng đầu cơ quan, tổ chức quyết định danh sách dân quân tự vệ nòng cốt.

4. Quân nhân dự bị chưa sắp xếp vào đơn vị dự bị động viên được biên chế vào đơn vị dân quân tự vệ.

5. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chi tiết Điều này.

Như vậy tùy vào tình hình địa bàn,dân cư,điều kiện kinh tế-xã hội và yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng,an ninh ở địa phương,cơ sở thì nếu đáp ứng được bạn se được phân vào vị trí phù hợp với nguyện vọng của mình.

Mọi thắc mắc quý khách hàng xin vui lòng gửi về số Hotline 1900.868644 hoặc địa chỉ email [email protected] để được giải đáp. Trân trọng!