Người trồng cây anh túc non có thể bị phạt cao nhất là mấy năm tù?

Bài viết dưới đây trình bày về vấn đề Người trồng cây anh túc non có thể bị phạt cao nhất là mấy năm tù? Mời quý khách hàng cùng theo dõi bài viết của Luật Hòa Nhựt để có thêm thông tin cần thiết.

1. Quy định hình phạt đối với hành vi trồng cây anh túc

Anh túc hay còn gọi là a phiến, á phiện, thuốc phiện, thẩu, trẩu (người Tày gọi là cây nàng tiên), là loài thực vật có tên khoa học là Papaver somniferum L., thuộc họ Anh túc (Papaveraceae).Toàn thân màu phớt lục, lá hình bầu dục dài, mọc ôm thân, nở hoa vào mùa hè, mọc riêng lẻ ở ngọn, hoa to đẹp, nở hướng lên trên, có các màu đỏ, tím và trắng. Hoa chóng rụng, quả sóc hình cầu, trong có nhiều hạt nhỏ. Sau khi"lấy nhựa", mùa hè sẽ thu hái, vứt bỏ hạt và đầu dài, phơi khô, sao dấm hoặc tẩm mật ong cất giữ. Hạt anh túc chứa 50% dầu, có thể ép dầu.

Cây anh túc là loại cây chứa chất ma tuý, việc trồng cây anh túc là hành vi trái pháp luật. Tuỳ thuộc vào số lượng cây anh túc trồng được, việc trồng cây anh túc là hành vi vi phạm hành chính hoặc là tội phạm theo quy định của Bộ luật hình sự.

Theo quy định Điều 247 Bộ luật hình sự 2015, việc trồng cây anh túc bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức hình phạt lên đến 03 năm, khi:

- Người trồng cây anh túc đã được giáo dục 02 lần và đã được tạo điều kiện ổn định cuộc sống;

- Người trồng cây anh túc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

- Người trồng cây anh túc với số lượng từ 500 cây đến 3.000 cây.

Như vậy, với hành vi trồng cây anh túc, hình phạt đối với hành vi này pháp luật quy định từ 06 tháng đến 03 năm khi người trồng cây anh túc được giáo dục 02 lần và đã được tạo điều kiện ổn định cuộc sống nhưng vẫn vi phạm; đã xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã kết án về tội này chưa được xoá án tích mà còn vi phạm; người trồng cây anh túc với số lượng từ 500 cây đến dưới 3.000 cây. Tuy nhiên, pháp luật quy định, với các hành vi kể trên, người phạm tội đã tự nguyện phá bỏ, giao nộp cho cơ quan chức năng có thẩm quyền trước khi thu hoạch, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự.

Tuy nhiên, pháp luật quy định hình phạt đối với hành vi trồng cây anh túc từ 03 năm đến 07 năm tù khi:

- Có tổ chức;

- Với số lượng 3.000 cây trở lên;

- Tái phạm nguy hiểm.

Ngoài ra, theo quy định của pháp luật, hành vi trồng cây anh túc còn có thể phải chịu hình phạt bổ sung là phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 triệu đồng.

Như vậy, đối với hành vi trồng cây anh túc, hình phạt cao nhất được áp dụng đối với hành vi này là phạt tù đến 07 năm. 

2. Quy định pháp luật về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi trồng cây anh túc

Theo quy định của pháp luật, với hành vi trồng cây anh túc mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, theo quy định của pháp luật, xử phạt vi phạm hành chính. Theo đó, khoản 3 Điều 23 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định:

- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi trồng các loại cây thuốc phiện, cây cần sa, cây coca, cây khát và các loại cây khác có chứa chất ma túy.

Theo quy định khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, mức phạt tiền quy định trong Nghị định là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Như vậy, theo quy định pháp luật, phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 triệu đồng đối với cá nhân có hành vi trồng cây anh túc nếu hành vi trồng cây anh túc chưa đủ truy cứu hình sự theo quy định của pháp luật. Theo quy định pháp luật, đối với tổ chức, việc xử phạt vi phạm hành chính, mức phạt áp dụng đối với hành vi trồng cây anh túc từ 10.000.000 triệu đồng đến 20.000.000 triệu đồng.

3. Quy định của pháp luật về thủ tục xử phạt đối với hành vi trồng cây anh túc

Theo quy định Điều 6 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, thủ tục xử phạt đối với hành vi trồng cây anh túc được quy định:

- Người có thẩm quyền đang thụ lý vụ việc phải chuyển hồ sơ vụ vi phạm đến cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự để truy cứu trách nhiệm hình sự. Theo đó:

+ Nếu xét thấy hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm, thì người có thẩm quyền xử phạt phải chuyển ngay hồ sơ vụ vi phạm cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự.

+ Trong quá trình thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nếu hành vi vi phạm được phát hiện có dấu hiệu tội phạm mà chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự thì người đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải ra quyết định tạm đình chỉ thi hành quyết định đó và trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày tạm đình chỉ phải chuyển hồ sơ vụ vi phạm cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự; nếu như đã thi hành xong quyết định xử phạt thì người đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải chuyển hồ sơ vụ vi phạm cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự.....

+ Việc chuyển hồ sơ vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự phải được thông báo bằng văn bản cho cá nhân, tổ chức vi phạm.

- Nếu cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự có quyết định không khởi tố vụ án hình sự; quyết định huỷ bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự; quyết định đình chỉ điều tra vụ án hình sự; quyết định đình chỉ điều tra bị can; quyết định đình chỉ điều tra vụ án hình sự đối với bị can; quyết định đình chỉ vụ án; quyết định huỷ bỏ quyết định khởi tố bị can và trả lại hồ sơ vụ việc cho người có thẩm quyền xử phạt đã chuyển hồ sơ đến, thì chuyển hồ sơ vụ vi phạm đến người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, theo đó:

+ Cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có trách nhiệm xem xét, kết luận vụ việc và trả lời kết quả giải quyết bằng văn bản cho người có thẩm quyền đã chuyển hồ sơ trong thời hạn theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự; nếu như không khởi tố vụ án hình sự thì trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày có quyết định không khởi tố vụ án hình sự, cơ quan tiến hành tố tụng phải trả hồ sơ vụ việc cho người có thẩm quyền xử phạt đã chuyển hồ sơ đến.

+ Đối với vụ việc do cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự thụ lý, giải quyết, nhưng sau đó lại có một trong các quyết định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định đình chỉ điều tra, quyết định đình chỉ vụ án, quyết định đình chỉ vụ án đối với bị can, miễn trách nhiệm, hình sự theo bản án nếu hành vi có dấu hiệu vi phạm hành chính thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự phải chuyển quyết định nêu trên kèm theo hồ sơ, tang vật, phương tiện của vụ vi phạm (nếu có) và văn bản đề nghị xử phạt vi phạm hành chính đến người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định có hiệu lực.

+ Việc xử phạt vi phạm hành chính được căn cứ vào hồ sơ vụ vi phạm do cơ quan theo quy định của pháp luật chuyển đến. Nếu cần thiết phải tiến hành xác minh thêm tình tiết để có căn cứ ra quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt có thể lập biên bản xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính theo quy định Điều 59 Luật xử lý vi phạm hành chính.

+ Thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính là 30 ngày, kể từ ngày nhận được các quyết định quy định tại khoản 1 Điều này kèm theo hồ sơ vụ vi phạm. Nếu cần xác minh thêm quy định pháp luật thì thời hạn tối đa quy định không quá 45 ngày.

Mọi thắc mắc liên hệ 1900.868644 hoặc email [email protected] để được giải đáp.

Trân trọng.