Nguyên tắc bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu

Về mặt lý thuyết cạnh tranh trong đấu thầu chỉ được đảm bảo khi có nhiều bên dự thầu, các bên dự thầu độc lập với nhau và với bên mời thầu, không có bất cứ thỏa thuận nào giữa người mời thầu với một, một số người dự thầu, hoặc giữa những người dự thầu với nhau. Nguyên tắc đảm bảo cạnh tranh trong đấu thầu sẽ được đề cập trong bài viết của Luật Hòa Nhựt dưới đây.

1. Thế nào là đảm bảo cạnh tranh trong đấu thầu? 

Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu để ký kết và thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp; lựa chọn nhà đầu tư để ký kết và thực hiện hợp đồng dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư, dự án đầu tư có sử dụng đất trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế.

Vì thế, đấu thầu là sự cạnh tranh giữa các bên dự thầu. Và sự cạnh tranh giữa các bên dự thầu phải tuân theo những nguyên tắc, những yêu cầu nhất định, đảm bảo sự cạnh tranh công bằng giữa các nhà thầu: có nhiều bên tham gia dự thầu; các nhà dự thầu phải độc lập với nhau và độc lập với bên mời thầu; đồng thời các bên dự thầu phải được hưởng các điều kiện và cơ hội ngang nhau trong quá trình đấu thầu, không được tạo ra bất kỳ sự phân biệt đối xử nào, không tồn tại bất cứ thỏa thuận nào giữa các bên dự thầu dẫn tới việc làm sai lệch kết quả đấu thầu. Chính tất cả những điều trên đã tạo ra sự minh bạch trong cả quá trình đấu thầu - nếu thiếu các điều kiện trên sẽ làm vô hiệu hóa cơ chế cạnh tranh.

Bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu là tổng thể các quy định của pháp luật về điều kiện, tiêu chí của doanh nghiệp đấu thầu, nhà đầu tư nhằm đảm bảo sự cạnh tranh, công bằng giữa các bên trong hoạt động đấu thầu.

2. Quy định về nguyên tắc bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu gồm những gì?

Căn cứ vào Điều 6 Luật đấu thầu năm 2013 về bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu được quy định như sau:

- Hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển phải độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với các nhà thầu tư vấn lập hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển; đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển; thẩm định kết quả mời quan tâm, kết quả sơ tuyển phải được nhà thầu nộp theo quy định của pháp luật.

- Nhà thầu tham dự thầu phải độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với các bên sau đây:

+ Nhà thầu tham dự thầu phải độc lập về pháp lý và độc lập tài chính với chủ đầu tư, bên mời thầu;

+  Nhà thầu tham dự thầu phải độc lập về pháp lý và độc lập tài chính với  các nhà thầu tư vấn lập, thẩm tra, thẩm định hồ sơ thiết kế, dự toán; lập, thẩm định hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất; thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu gói thầu đó;

+  Nhà thầu tham dự thầu phải độc lập về pháp lý và độc lập tài chính với các nhà thầu khác cùng tham dự thầu trong một gói thầu đối với đấu thầu hạn chế.

- Nhà thầu tư vấn giám sát thực hiện hợp đồng phải độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với nhà thầu thực hiện hợp đồng, nhà thầu tư vấn kiểm định gói thầu đó.

- Nhà đầu tư tham dự thầu phải độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với các bên sau đây:

+ Nhà thầu tham dự thầu phải độc lập về pháp lý và độc lập tài chính với nhà thầu tư vấn đấu thầu đối với dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư, dự án đầu tư có sử dụng đất cho đến ngày ký kết hợp đồng dự án;

+  Nhà thầu tham dự thầu phải độc lập về pháp lý và độc lập tài chính với nhà thầu tư vấn thẩm định dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư, dự án đầu tư có sử dụng đất cho đến ngày ký kết hợp đồng dự án;

+ Nhà thầu tham dự thầu phải độc lập về pháp lý và độc lập tài chính với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bên mời thầu.

Như vậy, với quy định của pháp luật quy định điều kiện của nhà thầu, nhà đầu tư tham gia hoạt động đấu thầu. Bảo đảm sự cạnh tranh, công bằng giữa các bên trong hoạt động đấu thầu.

3. Đảm bảo cạnh tranh trong đấu thầu đối với nhà thầu

Bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu đối với nhà thầu được hướng dẫn bởi Theo quy định tại Điều 2 Nghị định 63/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu quy định về bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu đối với nhà thầu như sau:

- Nhà thầu tham dự quan tâm, tham dự sơ tuyển phải đáp ứng quy định về đảm bảo cạnh tranh trong đấu thầu

- Nhà thầu tham dự thầu gói thầu hỗn hợp phải độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với nhà thầu lập báo cáo nghiên cứu khả thi, lập hồ sơ thiết kế kỹ thuật, lập hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công cho gói thầu đó, trừ trường hợp các nội dung công việc này là một phần của gói thầu hỗn hợp.

- Nhà thầu tư vấn có thể tham gia cung cấp một hoặc nhiều dịch vụ tư vấn cho cùng một dự án, gói thầu bao gồm: Lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, lập báo cáo nghiên cứu khả thi, lập hồ sơ thiết kế kỹ thuật, lập hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, tư vấn giám sát.

- Nhà thầu được đánh giá độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với nhà thầu khác; với nhà thầu tư vấn; với chủ đầu tư, bên mời thầu cần đáp ứng các điều kiện sau đây:

+ Không cùng thuộc một cơ quan hoặc tổ chức trực tiếp quản lý đối với đơn vị sự nghiệp;

+ Nhà thầu với chủ đầu tư, bên mời thầu không có cổ phần hoặc vốn góp trên 30% của nhau;

+  Nhà thầu không có cổ phần hoặc vốn góp trên 20% của nhau khi cùng tham dự thầu trong một gói thầu đối với đấu thầu hạn chế;

+  Nhà thầu tham dự thầu với nhà thầu tư vấn cho gói thầu đó không có cổ phần hoặc vốn góp của nhau; không cùng có cổ phần hoặc vốn góp trên 20% của một tổ chức, cá nhân khác với từng bên.

- Trường hợp đối với tập đoàn kinh tế nhà nước, nếu sản phẩm, dịch vụ thuộc gói thầu là ngành nghề sản xuất kinh doanh chính của tập đoàn và là đầu ra của công ty này, đồng thời là đầu vào của công ty kia trong tập đoàn thì tập đoàn, các công ty con của tập đoàn được phép tham dự quá trình lựa chọn nhà thầu của nhau. Trường hợp sản phẩm, dịch vụ thuộc gói thầu là đầu ra của công ty này, đồng thời là đầu vào của công ty kia trong tập đoàn và là duy nhất trên thị trường thì thực hiện theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

4. Một số trường hợp phải mang tính độc lập để đảm bảo cạnh tranh

Để thực hiện nguyên tắc cạnh tranh, cần bảo đảm sự độc lập về pháp lý và về tài chính giữa các chủ thể tham gia đấu thầu trong những trường hợp cụ thể. 

Theo đó để xác định được sự độc lập về pháp lý và về tài chính giữa các bên khi tham gia đấu thầu, khi mở và kiểm tra hồ sơ đề xuất về tài chính cần đánh giá hồ sơ đề xuất về tài chính và xếp hạng nhà thầu. Sau khi lựa chọn được danh sách xếp hạng nhà thầu, tổ chuyên gia lập báo cáo gửi bên mời thầu xem xét. Trong báo cáo phải nêu rõ nội dung:

- Nhận xét về tính cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế trong quá trình tổ chức lựa chọn nhà thầu. Trường hợp chưa bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế, phải nêu rõ lý do và đề xuất biện pháp xử lý.

Quá trình đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ đề xuất về tài chính của nhà thầu được đánh giá là hợp lệ khi đáp ứng đây đủ các nội dung sau đây:

-  Để đánh giá tính hợp kệ của hồ sơ đề xuất tài chính nhà thầu phải có bản gốc hồ sơ đề xuất về tài chính.

- Hiệu lực của hồ sơ đề xuất về tài chính của nhà thầu đáp ứng yêu cầu theo quy định trong hồ sơ mời thầu.

- Nếu nhà thầu có hồ sơ đề xuất về tài chính hợp lệ sẽ được đánh giá chi tiết về tài chính.

Như vậy, có thể thấy quá trình đánh giá chi tiết hồ sơ đề xuất về tài chính và xếp hạng nhà thầu là việc đánh giá chi tiết hồ sơ đề xuất về tài chính và xếp hạng nhà thầu thực hiện theo tiêu chuẩn đánh giá quy định trong hồ sơ mời thầu. Khi trình, thẩm định và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu cần nhận xét và ý kiến của đơn vị thẩm định về cơ sở pháp lý, việc tuân thủ quy định pháp luật về đấu thầu và pháp luật khác có liên quan; về sự bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế trong quá trình lựa chọn nhà thầu để đảm bảo tính cạnh tranh trong đấu thầu.

Như vậy trên đây là toàn bộ thông tin về Nguyên tắc bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu mà Công ty Luật Hòa Nhựt muốn gửi đến quý khách mang tính tham khảo. Nếu quý khách còn vướng mắc về vấn đề trên hoặc mọi vấn đề pháp lý khác, quý khách hãy vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến theo số điện thoại 1900.868644 để được Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp qua tổng đài kịp thời hỗ trợ và giải đáp mọi thắc mắc.

Nếu quý khách cần báo giá dịch vụ pháp lý thì quý khách có thể gửi yêu cầu báo phí dịch vụ đến địa chỉ email: [email protected] để nhận được thông tin sớm nhất! Rất mong nhận được sự hợp tác và tin tưởng của quý khách! Luật Hòa Nhựt xin trân trọng cảm ơn!