Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát trong kiểm sát thi hành án hình sự

Xuất phát từ vị trí, vai trò quan trọng của công tác kiểm sát, kế thừa các quy định về kiểm sát thi hành án hình sự theo Luật THAHS 2010, Điều 167 Luật Thi hành án hình sự năm 2019 đã quy định 08 nhóm nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi thực hiện kiểm sát thi hành án hình sự, cụ thể như sau:

Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong thi hành án hình sự là nhiệm vụ quan trọng của Viện kiểm sát nhân dân, Viện kiểm sát nhân có thẩm quyền kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Tòa án, Cơ quan thi hành án hình sự, cơ quan, tổ chức được giao một số nhiệm vụ thi hành án hình sự, người có thẩm quyền, cơ quan, tổ chức cá nhân có liên quan trong việc thi hành án hình sự.

1. Nguyên tắc kiểm sát thi hành án hình sự

Để tạo cơ sở pháp lý cho các quy định cụ thể về nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân trong thi hành án hình sự và đồng bộ với các quy định của Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam năm 2015, Luật thi hành án hình sự năm 2019 đã bổ sung điều luật quy định về nguyên tắc Kiểm sát việc thi hành án hình sự tại Chương I. (Những Quy định chung) như sau: “Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát việc tuân theo pháp luật của cơ quan, người có thẩm quyền và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong thi hành án hình sự” (Điều 7).

2. Phạm vi của công tác kiểm sát thi hành án hình sự.

Công tác kiểm sát thi hành án hình sự được bắt đầu từ khi bản án và quyết định hình sự có hiệu lực pháp luật hoặc chưa có hiệu lực pháp luật nhưng được thi hành ngay theo quy định của pháp luật và kết thúc khi bản án và quyết định hình sự được thi hành xong và người bị kết án được xóa án tích (bao gồm cả công tác kiểm sát việc quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù). Tuy nhiên, tùy theo mỗi loại hình phạt cụ thể có trình tự, thủ tục thi hành khác nhau nên phạm vi kiểm sát cũng có thể khác nhau.

3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát trong kiểm sát thi hành án hình sự.

Xuất phát từ vị trí, vai trò quan trọng của công tác kiểm sát, kế thừa các quy định về kiểm sát thi hành án hình sự quy định tại Luật Thi hành án hình sự năm 2010, căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát đã được quy định tại Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014 và thực tiễn thi hành trong thời gian qua, Điều 167 Luật Thi hành án hình sự năm 2019 đã quy định 08 nhóm nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi thực hiện kiểm sát thi hành án hình sự, cụ thể như sau::

- Yêu cầu Tòa án cùng cấp và cấp dưới ra quyết định thi hành án hình sự đúng quy đỊnh của pháp luật; yêu cầu Tòa án, Cơ quan thi hành án hình sự, cơ quan được giao một số’ nhiệm vụ thi hành án hình sự tự kiểm tra việc thi hành án hình sự và thông báo kết quả cho Viện kiểm sát; cung cấp hồ sơ, tài liệu có liên quan đến thi hành án hình sự.

- Trực tiếp kiểm sát việc thi hành án hình sự của Cơ quan thi hành án hình sự cùng cấp và cấp dưới, cơ quan được giao một số nhiệm vụ thi hành án hình sự; kiểm sát hồ sơ thi hành án hình sự của Cơ quan thi hành án hình sự cùng cấp và cấp dưới, cơ quan được giao một số’ nhiệm vụ thi hành án hình sự. Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu trực tiếp kiểm sát việc thi hành án phạt tù của trại giam đóng tại địa phương, địa bàn; kiểm sát việc thi hành án đốì vổi pháp nhân thương mại.

- Quyết định trả tự do ngay cho người đang chấp hành án phạt tù không có căn cứ và trái pháp luật.

- Đề nghị miễn, hoãn, tạm đình chỉ, đình chỉ chấp hành án; tham gia phiên họp xét giảm, miễn thời hạn chấp hành án, tha tù trước thời hạn có điều kiện, hủy quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện, buộc chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo, rút ngắn thời gian thử thách.

- Kháng nghị, kiến nghị, yêu cầu Tòa án, Cơ quan thi hành án hình sự cùng cấp, cấp dưới, cơ quan được giao một số nhiệm vụ thi hành án hình sự, ngưồi có thẩm quyền và cá nhân có liên quan trong thi hành án hình sự; yêu cầu đình chỉ việc thi hành, sửa đổi hoặc bãi bỏ quyết định có vi phạm pháp luật trong thi hành án hình sự; chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật.

- Tiếp nhận và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý, giáo dục ngưòi chấp hành án phạt tù; kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với việc thi hành án hình sự.

- Khởi tố hoặc yêu cầu cơ quan điều tra khởi tố vụ án hình sự khi phát hiện vụ việc có dấu hiệu tội phạm trong thi hành án hình sự theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác trong kiểm sát thi hành án hình sự.

Trong 08 nhóm nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi thực hiện kiểm sát thi hành án hình sự, có 07 nhóm nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể, 01 nhiệm vụ, quyền hạn quy định chung là: thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác trong kiểm sát thi hành án hình sự.

So với quy định của Luật Thi hành án hình sự năm 2010, công tác kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong thi hành án hình sự theo quy định của Luật Thi hành án hình sự năm 2019 thì nhiệm vụ Viện kiểm sát có quyền hạn trực tiếp kiểm sát việc thi hành án hình sự. Bổ sung nhiệm vụ của Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu trực tiếp kiểm sát việc thi hành án phạt tù của trại giam đóng tại địa phương, địa bàn; nhiệm vụ kiểm sát việc thi hành án đôì với pháp nhân thương mại; nhiệm vụ tham gia các phiên họp xét giảm, miễn thời hạn chấp hành án, tha tù trưốc thòi hạn có điều kiện, hủy quyết định tha tù trưốc thời hạn có điều kiện, buộc chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo. Việc bổ sung này là do phạm vi điều chỉnh của Luật được bổ sung các nội dung về thi hành án hình sự đối với pháp nhân thương mại, tha tù trước thời hạn có điều kiện.

Các nhiệm vụ, quyền hạn này của Viện kiểm sát trong thi hành án hình sự bảo đảm cho cơ quan này nhanh chóng, kịp thời phát hiện các vi phạm pháp luật của Tòa án, Cơ quan thi hành án hình sự, cơ quan, tổ chức được giao một số nhiệm vụ thi hành án hình sự, người có thẩm quyền, cơ quan, tổ chức cá nhân có liên quan trong việc thi hành án hình sự; áp dụng các biện pháp khắc phục, chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật cũng như xử lý, yêu cầu xử lý người có hành vi vi phạm pháp luật vê' thi hành án hình sự theo thẩm quyền.

3. Hoạt động kiểm sát giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát.

Kiểm sát khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp là một công tác đặc biệt và quan trọng, được Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 ghi nhận và trao quyền thực hiện cho Viện kiểm sát nhân dân theo quy định tại Khoản 1 - Điều 107 “Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp”. Từ quy định của Hiến pháp, công tác kiểm sát giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp được cụ thể hóa trong các luật chuyên ngành như:

- Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014, quy định “Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” (Khoản 1 - Điều 2). Theo đó, Viện kiểm sát sẽ tiến hành kiểm sát hoạt động tư pháp bao gồm: kiểm sát tính hợp pháp của các hành vi, quyết định của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp, được thực hiện ngay từ khi tiếp nhận và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình giải quyết vụ án hình sự; trong việc giải quyết vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động; việc thi hành án, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp; các hoạt động tư pháp khác theo quy định của pháp luật.

- Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, tại Khoản 1 - Điều 483 quy định “Viện kiểm sát kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Tòa án cùng cấp và cấp dưới”.

- Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, tại Điều 515 quy định “Viện kiểm sát kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng dân sự theo quy định của pháp luật. Viện kiểm sát có quyền yêu cầu, kiến nghị đối với Tòa án cùng cấp và cấp dưới, cơ quan, tổ chức và cá nhân có trách nhiệm để bảo đảm việc giải quyết khiếu nại, tố cáo có căn cứ, đúng pháp luật”.

- Luật Tố tụng hành chính năm 2015, tại Điều 343 quy định “Viện kiểm sát kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hành chính theo quy định của pháp luật. Viện kiểm sát có quyền yêu cầu, kiến nghị đối với Tòa án cùng cấp, Tòa án cấp dưới, cơ quan, tổ chức và cá nhân có trách nhiệm bảo đảm việc giải quyết khiếu nại, tố cáo có căn cứ, đúng pháp luật”.

- Luật Thi hành án hình sự năm 2019, tại Khoản 6 Điều 167 quy định Viện kiểm sát có quyền “Tiếp nhận và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý, giáo dục người chấp hành án phạt tù; kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với việc thi hành án hình sự”; tại Khoản 1, 2 - Điều 168 quy định:

“1. Viện kiểm sát trực tiếp kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của Tòa án, cơ quan quản lý thi hành án hình sự, cơ quan thi hành án hình sự, cơ quan được giao một số nhiệm vụ thi hành án hình sự;

2. Khi kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong thi hành án hình sự, Viện kiểm sát có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan quản lý thi hành án hình sự, cơ quan thi hành án hình sự, cơ quan được giao một số nhiệm vụ thi hành án hình sự cùng cấp và cấp dưới thực hiện nhiệm vụ sau đây: Ra văn bản giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định tại Chương XIV của Luật Thi hành án hình sự; Kiểm tra việc giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền và của cấp dưới; thông báo kết quả giải quyết cho Viện kiểm sát; Cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan đến việc giải quyết khiếu nại, tố cáo cho Viện Kiểm sát”.


Luật Thi hành án dân sự năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2014) tại Điều 159 quy định “Viện kiểm sát kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật. Viện kiểm sát có quyền yêu cầu, kiến nghị đối với cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp và cấp dưới, cơ quan, tổ chức và cá nhân có trách nhiệm để bảo đảm việc giải quyết khiếu nại, tố cáo có căn cứ, đúng pháp luật”. Đồng thời, còn được điều chỉnh trong Khoản 7 - Điều 141 Luật Thi hành án hình sự 2010, quy định “Tiếp nhận và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý, giáo dục người chấp hành án phạt tù; kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với việc thi hành án hình sự”.

Bên cạnh đó, nhằm đảm bảo việc kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp được thực hiện thuận lợi, dễ dàng và thống nhất chung trong cả nước, Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã ban hành Quyết định số 51/QĐ-VKSTC-V12 ngày 02/02/2016 về việc ban hành Quy chế tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp; Thông tư liên tịch số 01/2018/TTLT-VKSTC-TATC-BCA-BQP-BTP-BTC-BNN&PTNT ngày 05/04/2018 của Liên ngành Trung ương về việc quy định phối hợp trong việc báo cáo, thông báo về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp và Thông tư liên tịch số 02/2018/TTLT-VKSTC-TATC-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT ngày 05/9/2018 của Liên ngành Trung ương về việc quy định việc phối hợp thi hành một số quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự về khiếu nại, tố cáo, trong đó quy định cụ thể về công tác phối hợp giữa các Cơ quan tư pháp trong việc tiếp nhận, phân loại, thụ lý, giải quyết và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự./.

5. Trách nhiệm yêu cầu, quyết định, kiến nghị, kháng nghị của Viện kiểm sát về thi hành án hình sự

Trên cơ sở kế thừa quy định của Luật THAHS năm 2010, Luật THAHS năm 2019 tại Điều 169 đã bổ sung một số quy định về trách nhiệm của Tòa án, cơ quan thi hành án hình sự cùng cấp, cấp dưới, cơ quan được giao một số nhiệm vụ thi hành án hình sự, người có thẩm quyền và cá nhân có liên quan trong thi hành án hình sự trong việc thực hiện yêu cầu, quyết định, kháng nghị, kiến nghị của Viện kiểm sát về thi hành án hình sự. Cụ thể như sau:

- Đối với yêu cầu Tòa án ra quyết định thi hành án hình sự và cung cấp hồ sơ, tài liệu có liên quan đến việc thi hành án hình sự phải thực hiện ngay; đối với yêu cầu Tòa án, cơ quan thi hành án hình sự, cơ quan được giao một số nhiệm vụ thi hành án hình sự tự kiểm tra việc thi hành án hình sự và thông báo kết quả cho Viện kiểm sát phải thực hiện trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu.

- Đối với quyết định quy định tại khoản 3 Điều 167 của Luật này (đó là quyết định trả tự do ngay cho người đang chấp hành án phạt tù không có căn cứ và trái pháp luật), cơ quan thi hành án hình sự phải thi hành ngay; nếu không nhất trí với quyết định đó thì vẫn phải thi hành, nhưng có quyền kiến nghị lên Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được kiến nghị, Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp phải giải quyết.

- Đối với kháng nghị về quyết định quy định tại khoản 4 Điều 167 của Luật này (đó là kháng nghị về quyết định miễn, hoãn, tạm đình chỉ, đình chỉ chấp hành án; kháng nghị về quyết định giảm, miễn thời hạn chấp hành án, tha tù trước thời hạn có điều kiện, hủy quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện, buộc chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo, rút ngắn thời gian thử thách) thì việc giải quyết được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.

- Đối với kháng nghị quy định tại khoản 5 Điều 167 của Luật này (đó là kháng nghị Tòa án, cơ quan thi hành án hình sự cùng cấp, cấp dưới, cơ quan được giao một số nhiệm vụ thi hành án hình sự, người có thẩm quyền và cá nhân có liên quan trong thi hành án hình sự; yêu cầu đình chỉ việc thi hành, sửa đổi hoặc bãi bỏ quyết định có vi phạm pháp luật trong thi hành án hình sự; chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật), Tòa án, cơ quan thi hành án hình sự, cơ quan được giao một số nhiệm vụ thi hành án hình sự có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được kháng nghị; nếu không nhất trí với kháng nghị đó thì các cơ quan này có quyền khiếu nại lên Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp; Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp phải giải quyết trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại. Quyết định của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp phải được thi hành.

- Đối với kiến nghị quy định tại khoản 5 Điều 167 của Luật này (đó là kiến nghị Tòa án, cơ quan thỉ hành án hình sự cùng cấp, cấp dưới, cơ quan được giao một số nhiệm vụ thi hành án hình sự, người có thẩm quyền và cá nhân có liên quan trong thi hành án hình sự; yêu cầu đình chỉ việc thi hành, sửa đổi hoặc bãi bỏ quyết định có vi phạm pháp luật trong thi hành án hình sự; chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật) phải được xem xét, giải quyết, trả lời bằng văn bản trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được kiến nghị.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi ngay tới số: 1900.868644 để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.