Phải làm gì với thủ đoạn lừa đảo môi giới xuất khẩu lao động?

Với nhiều thủ đoạn khác nhau, các đối tượng lừa đảo sử dụng công nghệ “nhái”, “giả” tên công ty xuất khẩu lao động có tiếng hoặc lợi dụng danh nghĩa công ty... để chiếm đoạt tài sản.Hiện nay tuổi của người lao động (NLĐ) có nhu cầu đi xuất khẩu lao động (XKLĐ) dao động từ 18 - 30 tuổi. Đây là nhóm tuổi thích sử dụng mạng xã hội, như Zalo, Facebook và có thói quen xem tin quảng cáo trên các trang này. Lợi dụng thói quen này, các đối tượng đăng bài quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội với chiêu bài tuyển dụng, đơn hàng đi Nhật Bản, Đài Loan - Trung Quốc, Hàn Quốc với chi phí rẻ, tiêu chuẩn tuyển chọn thấp; quy định phỏng vấn và ngoại ngữ rất đơn giản. Từ những lời mời hấp dẫn này đã khiến không ít người thiếu tỉnh táo và sập bẫy lừa của các đối tượng.

1. Khái quát về thủ đoạn lừa đảo môi giới xuất khẩu lao động

Với nhiều thủ đoạn khác nhau, các đối tượng lừa đảo sử dụng công nghệ “nhái”, “giả” tên công ty xuất khẩu lao động có tiếng hoặc lợi dụng danh nghĩa công ty... để chiếm đoạt tài sản.Hiện nay tuổi của người lao động (NLĐ) có nhu cầu đi xuất khẩu lao động (XKLĐ) dao động từ 18 - 30 tuổi. Đây là nhóm tuổi thích sử dụng mạng xã hội, như Zalo, Facebook và có thói quen xem tin quảng cáo trên các trang này. Lợi dụng thói quen này, các đối tượng đăng bài quảng cáo  trên các nền tảng mạng xã hội với chiêu bài tuyển dụng, đơn hàng đi Nhật Bản, Đài Loan - Trung Quốc, Hàn Quốc với chi phí rẻ, tiêu chuẩn tuyển chọn thấp; quy định phỏng vấn và ngoại ngữ rất đơn giản. Từ những lời mời hấp dẫn này đã khiến không ít người thiếu tỉnh táo và sập bẫy lừa của các đối tượng.

Ngoài ra, các đối tượng lừa đảo còn lợi dụng tâm lý nôn nóng của NLĐ muốn ra nước ngoài làm việc, và những lỗ hổng trong quy trình giao dịch online của các doanh nghiệp, tình trạng lừa đảo XKLĐ xuất hiện với tần số dày hơn, đi kèm với nhiều hình thức mới, nhất là trong thời đại dịch Covid-19 hoành hành.

Phương thức chủ yếu là đưa ra các thông tin gian dối, không đúng sự thật như sử dụng danh nghĩa đại diện pháp nhân thương mại của công ty ở nước ngoài hoặc một số công ty môi giới, xuất khẩu lao động ở Việt Nam; lợi dụng sự thiếu hiểu biết thông tin, cũng như tâm lý chi phí giá rẻ để ký hợp đồng, chiếm đoạt tiền của người lao động. Nhiều tổ chức, cá nhân không có chức năng hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài nhưng đã lập thành công ty, có văn phòng và đội ngũ nhân viên như các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, tổ chức quảng cáo trên mạng xã hội như facebook, zalo…

2. Phải làm gì với thủ đoạn lừa đảo môi giới xuất khẩu lao động? 

Người lao động nếu muốn ra nước ngoài làm việc thì nên đến các trung tâm giới thiệu việc làm tin cậy để được đào tạo, đưa đi làm hợp pháp.

Đồng thời, tìm hiểu thật kỹ về địa điểm, công việc nơi chuẩn bị đến làm việc, tìm hiểu về thân nhân, lai lịch của người giới thiệu việc làm. Đặc biệt, phải hết sức cảnh giác những lời hứa hẹn “việc nhẹ, lương cao”. Trường hợp phát hiện doanh nghiệp, cá nhân có dấu hiệu lừa đảo xuất khẩu lao động, cần kịp thời thông báo cho cơ quan Công an gần nhất để phối hợp xử lý

Do vậy, để nhận diện và phân biệt đâu là thông báo tuyển dụng chính thức, NLĐ nên bình tĩnh, sáng suốt thực hiện quy trình kiểm tra theo các bước: NLĐ trước khi quyết định đến công ty nào để lựa chọn dịch vụ XKLĐ, nên tìm hiểu thật kỹ mọi thông tin liên quan (tên công ty, quy mô công ty đó thế nào, có đủ các bộ phận tư vấn tuyển sinh, đào tạo tiếng, đào tạo nghề hay không, thông qua người có kinh nghiệm trong lĩnh vực XKLĐ để kiểm chứng xem công ty đó có giấy phép hay không).

Kế đến, quan trọng nhất là kiểm tra trên trang thông tin điện tử của Cục Quản lý lao động nước ngoài (www.dolab.gov.vn) xem công ty đó có được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) cấp phép phái cử  lao động hay không.

Tiếp theo, NLĐ nên yêu cầu nhân viên tư vấn online gửi hình ảnh, giấy tờ chứng minh tính hợp pháp của công ty tại Việt Nam và nước tiếp nhận. Cụ thể, đối với đơn vị trong nước, NLĐ có thể yêu cầu xem giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài; hình ảnh hoạt động, trang web công ty đó. Đối với công ty tiếp nhận ở nước ngoài, NLĐ có thể yêu cầu tham khảo hình ảnh nơi làm việc hoặc trang web chính thức của công ty đó. Nếu thông báo tuyển dụng là giả mạo, các đối tượng sẽ rất khó cung cấp đầy đủ các thông tin này.

Đối với thông tin xuất hiện trong các bài quảng cáo trên mạng xã hội, NLĐ cũng cần kiểm tra tính chính xác của từng nội dung. Về mức lương, các thị trường XKLĐ phổ biến hiện nay như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan - Trung Quốc đều có mức lương đăng tuyển bị “thổi phồng” để tăng tính hấp dẫn hay không. Về chi phí tham gia, các công ty đều phải đảm bảo tuân theo quy định của Bộ LĐTB&XH. Vì thế, NLĐ có thể nhận biết dấu hiệu lừa đảo nếu được quảng cáo chi phí thấp, nhưng lại có nhiều hỗ trợ hấp dẫn.

3. Thủ đoạn lừa đảo môi giới xuất khẩu lao động và hoạt động tội phạm mua bán người

hoạt động của tội phạm mua bán người chủ yếu thông qua thủ đoạn đưa NLĐ sang Campuchia để làm việc, nhưng thực chất là lừa bán các nạn nhân vào công ty do người nước ngoài làm chủ. Tại đây, nạn nhân bị bắt làm việc trên hệ thống máy tính thông qua các ứng dụng, app... có sẵn bản kịch để lừa đảo người Việt Nam chuyển tiền nhằm chiếm đoạt.

Phương thức, thủ đoạn hoạt động của các đối tượng chủ yếu đăng tải lên các trang mạng xã hội với nội dung tuyển dụng làm việc đơn giản nhưng thu nhập cao đến vài nghìn USD tại Campuchia. Các đối tượng chỉ liên hệ với nạn nhân thông qua Zalo, Facebook, Telegram. Khi nạn nhân đồng ý thì chúng sẽ bố trí xe đến đón, di chuyển thay đổi chỗ ở và xe liên tục. Trong quá trình di chuyển các đối tượng sẽ thu giữ tiền bạc, ĐTDĐ, giấy tờ tùy thân của nạn nhân và xóa dấu vết những thông tin đã liên lạc trước đó trên ĐTDĐ của nạn nhân.

Một số người đi xuất khẩu lao động sang Các Tiểu vương quốc A-rập Thống nhất cũng đã bị chính các đối tượng người Việt lừa đảo bằng các thủ đoạn trên, song tinh vi hơn và có sự liên kết giữa các đối tượng ở trong và ngoài nước. Chúng lập ra các hợp đồng tuyển dụng ma, thu tiền môi giới xuất khẩu lao động, vé máy bay, phí đào tạo… và sau đó đưa nạn nhân sang Các Tiểu vương quốc A-rập Thống nhất bằng thị thực du lịch và bỏ rơi họ sau đó. Phần lớn các nạn nhân đều không có đủ bằng chứng pháp lí để có thể khiếu kiện các đối tượng lừa đảo như: không có hợp đồng xuất khẩu lao động, hoặc nếu có thì là giao kèo viết tay, không có phiếu thu tiền để chứng minh các khoản tiền đã nộp, thậm chí có người chỉ biết tên người môi giới là chị H. hay anh D., chứ hoàn toàn không biết cá nhân, tổ chức nào đã đưa mình sang Các Tiểu vương quốc A-rập Thống nhất.

Khi đến cửa khẩu sẽ có nhóm đối tượng khác đưa nạn nhân xuất cảnh trái phép sang Campuchia. Sau đó, nạn nhân sẽ được một nhóm đối tượng khác ở Campuchia đưa đến những khu nhà cao tầng bị rào kín và có người canh gác do người nước ngoài làm chủ. Nạn nhân được hứa hẹn làm việc lương cao, thưởng cao, bị ép ký hợp đồng lao động bằng ba thứ tiếng Việt Nam, Trung Quốc và tiếng Anh, có điều khoản thử việc hoặc trả lại tiền bồi thường nếu không tiếp tục làm việc. Lúc này, nạn nhân mới biết mình bị lừa bán, bị bắt làm việc và giam lỏng. Nếu nạn nhân không đồng ý làm hoặc làm việc không có hiệu quả, sẽ bị bán tiếp qua các công ty khác. Nạn nhân muốn quay lại Việt Nam thì các đối tượng sẽ cho liên hệ gia đình để đòi tiền chuộc. Nếu đồng ý, các đối tượng sẽ hướng dẫn sang Campuchia trực tiếp chuộc về hoặc sẽ cho số tài khoản ngân hàng để chuyển tiền. một số đối tượng từng là nạn nhân của việc bị lừa bán vào công ty do người nước ngoài làm chủ, nay quay trở lại hoặc thông qua mạng xã hội tiếp tục dụ dỗ lôi kéo người thân, người quen bằng việc hứa hẹn có công việc tốt, lương cao. Sau đó, nạn nhân xuất cảnh trái phép sang Campuchia thì bị bán.

Lưu ý người lao động cần cảnh giác trước những thủ đoạn lừa đảo môi giới xuất khẩu lao động đồng thời trường hợp thấy có những dấu hiệu khả nghi nên làm đơn trình báo công an nơi gần nhất

Mọi thắc mắc quý khách hàng xin vui lòng gửi về số Hotline 1900.868644 hoặc địa chỉ email [email protected] để được giải đáp. Trân trọng!