Phân biệt miễn trách nhiệm hình sự với miễn hình phạt theo luật?

Thưa luật sư, xin giúp tôi phân biệt miễn trách nhiệm hình sự với miễn hình phạt, giữa miễn hình phạt với miễn chấp hành hình phạt theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015? Cảm ơn! (người hỏi: Nguyễn Hùng, Hà Nội)

Luật sư tư vấn:

1. Miễn trách nhiệm hình sự với miễn hình phạt có những điểm khác nhau cơ bản như sau:

Miễn trách nhiệm hình sự là việc không bắt buộc một người phải chịu trách nhiệm hình sự về tội mà họ đã thực hiện

Miễn hình phạt là không buộc người phạm tội phải chịu biện pháp cưõng chê'nghiêm khắc nhất của Nhà nước là hình phạt về tội mà người đó đã thực hiện.

* Căn cứ pháp lý:

+ Căn cứ miễn trách nhiệm hình sự: Quy định tại Điều 29, Điều 16, Điều 91, Điều 110, Điều 247, Điều 364, Điều 365, Điều 390 Bộ luật hình sự năm 2015.

+ Căn cứ miễn hình phạt được quy định tại Điều 59 Bộ luật hình sự năm 2015.

* Về bản chất

+ Đối với miễn trách nhiệm hình sự người phạm tội đã thỏa mãn các yếu tố cấu thành tội phạm nhưng không phải chịu trách nhiệm hình sự.

+ Đối với miễn hình phạt người phạm tội đã thỏa mãn các yếu tố cấu thành tội phạm và phải chịu trách nhiệm hình sự hoặc không phải chịu hình phạt (vẫn bị tuyên là có tội nhưng bản án không quy trách nhiệm áp dụng hình phạt).

* Điều kiện ấp dụng:

+ Đối với miễn trách nhiệm hình sự.

Căn cứ Khoản 1 Điều 29 Bộ luật Hình sự năm 2015 thì người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự khi thuộc một trong các trường hợp sau:

“a) Khi tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử, do có sự thay đổi chính sách, pháp luật làm cho hành vi phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa;

b) Khi có quyết định đại xá”.

Ngoài ra, tại Khoản 2 Điều 29 Bộ luật Hình sự quy định người phạm tội có thể được miễn trách nhiệm hình sự khi có một trong các căn cứ sau đây:

“a) Khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử do chuyển biến của tình hình mà người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa;

b) Khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử, ngườiphạm tội mắc bệnh hiểm nghèo dẫn đến không còn khả năng gây nguy hiểm cho xã hội nữa;

c) Trước khi hành vi phạm tội bị phát giác, người phạm tội tự thú, khai rõ sự việc, góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội phạm, cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của tội phạm và lập công lớn hoặc có cống hiến đặc biệt, được Nhà nước và xã hội thừa nhận”.

Bên cạnh đó Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định tại Khoản 3 Điều 29: “Người thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng do vô ý gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm hoặc tài sản của người khác và được người bị hại hoặc người đại diện của người bị hại tự nguyện hòa giải và đề nghị miễn trách nhiệm hình sự, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự.

Ngoài những trường hợp này ra còn một số trường hợp cụ thể khác được miễn trách nhiệm hình sự. Đó là:

* Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm (Điều 16 Bộ luật hình sự năm 2015).

* Người dưới 18 tuổi phạm tội có thể được miễn trách nhiệm hình sự có nhiều tình tiết giảm nhẹ, tự nguyện khắc phục phần lớn hậu quả có thể được miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng biện pháp giám sát giáo dục trong các trường hợp:

* Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng, trừ tội phạm quy định tại các điều 134, 141, 171, 248, 249, 250, 251 và 252 của Bộ luật này;

* Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội rất. nghiêm trọng quy định tại Khoản 2 Điều 12 của Bộ luật này, trừ tội phạm quy định tại các điều 123, 134, 141, 142, 144, 150, 151, 168^ 171, 248, 249, 250, 251 và 252 của Bộ luật này;

* Người dưới 18 tuổi là người đồng phạm có vai trò không đáng kể trong vụ án.

* Người đã nhận làm gián điệp, nhưng không thực hiện nhiệm vụ được giao và tự thú, thành khẩn khai báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, thì được miễn trách nhiệm hình sự về tội này (Khoản 4 Điều 110 Bộ luật hình sự năm 2015).

Người nào phạm tội thuộc Khoản 1 Điều 247 Bộ luật hình sự năm 2015, nhưng đã tự nguyện phá bỏ, giao nộp cho cơ quan chức năng có thẩm quyền trước khi thu hoạch, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự.

* Người đã hốỉ lộ tuy không bị ép buộc nhưng đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự và được trả lại một phần hoặc toàn bộ của đã dùng để đưa hốỉ lộ (Điều 364 Bộ luật hình sự năm 2015).

* Người môi giới hối lộ mà chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự.

* Người không tố giác tội phạm nếu đã có hành động can ngăn người phạm tội hoặc hạn chế tác hại của tội phạm, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt (Khoản 2 Điều 390 Bộ luật hình sự năm 2015).

Miễn trách nhiệm hình sự được áp dụng trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự do cơ quan tiến hành tố tụng hình sự quyết định.

+ Đối với miễn hình phạt.

* Điều 59 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định người phạm tội có thể được miễn hình phạt nếu thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 54 Bộ luật Hình sự năm 2015 mà đáng được khoan hồng đặc biệt nhưng chưa đến mức miễn trách nhiệm hình sự.

* Khoản 1 Điều 54 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định: “Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật khi người phạm tội có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại Khoản 1 Điều 51 của Bộ luật này”.

* Khoản 2 Điều 54 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định: “Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mứcthấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng không bắt buộc phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật đối với người phạm tội lần đầu là người giúp sức trong vụ án đồng phạm nhưng có vai trò không đáng kể”.

* Thẩm quyền áp dụng:

Đối với miễn trách nhiệm hình sự do cơ quan Điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án áp dụng khi có đủ căn cứ và điều kiện như luật định.

Đối với miễn hình phạt chỉ do cơ quan Tòa án áp dụng đối với người phạm tội khi có đủ căn cứ và điều kiện như luật định.

* Hậu quả pháp lý: Người được miễn trách nhiệm hình sự đương nhiên không bị coi là có tội. Còn người được miễn hình phạt vẫn bị coi là có tội.

2. Miễn hình phạt với miễn chấp hành hình phạt có những điểm khác nhau cơ bản sau:

Miễn hình phạt là không buộc người phạm tội phải chịu biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước là hình phạt về tội mà người đó đã thực hiện.

Miễn chấp hành hình phạt là không buộc người bị kết án phải chấp hành toàn bộ hoặc một phần còn lại của hình phạt đã tuyên.

* Về căn cứ pháp lý:

Miễn hình phạt thì căn cứ vào Điều 54, Điều 59 Bộ luật hình sự năm 2015 còn miễn chấp hành hình phạt căn cứ Điều 62 Bộ luật hình sự năm 2015.

* về bản chất:

+ Đối với miễn hình phạt người phạm tội đã thỏa mãn các yếu tố cấu thành tội phạm và phải chịu trách nhiệm hình sự hoặc không phải chịu hình phạt (vẫn bị tuyên là có tội nhưng bản án không quy trách nhiệm áp dụng hình phạt).

+ Đối với miễn hình phạt người phạm tội đã thỏa mãn các yếu tố cấu thành tội phạm và phải chịu trách nhiệm hình sự, phải chịu hình phạt hoặc không phải chấp hành (thi hành án) toàn bộ hoặc một phần bản án.

* Điều kiện áp dụng:

* + Đối với miễn hình phạt: Điều 59 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định người phạm tội có thể được miễn hình phạt nếu thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 54 Bộ luật Hình sự năm 2015 mà đáng được khoan hồng đặc biệt nhưng chưa đến mức miễn trách nhiệm hình sự.

* Khoản 1 Điều 54 quy định: “Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật khi người phạm tội có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại Khoản 1 Điều 51 của Bộ luật này”.

* Khoản 2 Điều 54 quy định: “Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng không bắt buộc phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật đối với người phạm tội lần đầu làngười giúp sức trong vụ án đồng phạm nhưng có vai trò không đáng kể”.

Người được miễn hình phạt chưa đến mức miễn trách nhiệm hình sự tức là có đầy đủ căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm mà họ thực hiện cụ thể.

+ Đối với miễn chấp hành hình phạt: Được áp dụng trong từng trường hợp cụ thể như sau:

* Người được miễn chấp hành hình phạt khi được đặc xá hoặc đại xá.

Đại xá là một biện pháp khoan hồng của Nhà nước nhằm tha tội hoàn toàn và triệt để cho một số loại tội phạm nhất định, Quốc hội có thẩm quyền ban hành quyết định đại xá.

Đặc xá cũng là biện pháp khoan hồng của Nhà nước nhưng do Chủ tịch nước quyết định, có tác dụng tha tội hoặc giảm án cho phạm nhân (như giảm án tử hình xuống tù chung thân cho người bị kết án tử hình xin ân giảm) hoặc cho những phạm nhân thỏa mãn những điều kiện nhất định (như điều kiện về thái độ cải tạo, nhân thân, thời gian thụ án...).

* Đối với người bị kết án cải tạo không giam giữ hoặc tù có thời hạn đến 3 năm chưa chấp hành hình phạt, thì theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định miễn chấp hành hình phạt.

Đối tượng áp dụng trong trường hợp này là đối với người bị phạt cải tạo không giam giữ hoặc bịphạt tù đến 3 năm đều có thể được miễn. Điều kiện để được miễn trong trường hợp này là người bị kết án chưa chấp hành hình phạt, tức là chưa chấp hành ngày nào. Tuy nhiên, đối với hình phạt cải tạo không giam giữ, việc xác định người bị kết án chưa chấp hành hình phạt là rất khó. Bỏi lẽ, nếu bản án hình sự sơ thẩm không có kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm thì ngay sau khi tuyên án sơ thẩm cũng là thời điểm người bị kết án bắt đầu chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ. Mặt khác, việc miễn chấp hành hình phạt phải thỏa mãn những điều kiện sau:

Người sau khi kết án đã lập công: Là trường hợp đã có hành động giúp đõ các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phát hiện, ngăn chặn các tội phạm khác, tham gia phát hiện tội phạm, bắt giữ người phạm tội, có hành động quên mình vì lợi ích của Nhà nước, của tập thể, quyền và lợi ích chính đáng của người khác... được cơ quan có thẩm quyền khen thưởng hoặc chấp nhận.

Mắc bệnh hiểm nghèo là mắc một trong các bệnh nguy hiểm như: Lao phổi nặng, ung thư, bại hệt, suy tim, suy thận, AIDS giai đoạn cuốỉ...

Chấp hành tốt pháp luật, có hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn và xét thấy người đó không còn nguy hiểm cho xã hội nữa. Bộ luật Hình sự quy định kèm theo điều kiện lập công lớn hoặc mắc bệnh hiểmnghèo là điều kiện người bị kết án không còn nguy hiểm cho xã hội nữa. Nếu người bị kết án lập công lớn hoặc mắc bệnh hiểm nghèo nhưng họ vẫn còn nguy hiểm cho xã hội thì họ vẫn không được miễn chấp hành hình phạt. Việc đánh giá một người không còn nguy hiểm cho xã hội nữa cũng hoàn toàn phụ thuộc vào người được giao quyền đánh giá. Do đó phải căn cứ vào nhiều yếu tố, phải khách quan, toàn diện, trong đó các yếu tô nhân thân người bị kết án có ý nghĩa chi phối đáng kể.

* Đối với người bị kết án phạt tù có thời hạn trên 3 năm chưa chấp hành hình phạt thì theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định miễn chấp hành toàn bộ hình phạt trong các trường hợp sau:

Người sau khi kết án đã lập công lớn: Nhưng người bị kết án lập công như thế nào thì được coi là lập công lớn là vấn đề không đơn giản, vấn đề' này hoàn toàn tùy thuộc vào sự đánh giá của những người có trách nhiệm. Bởi vì miễn chấp hành hình phạt cho người bị phạt cải tạo không giam giữ hoặc bị phạt mấy tháng tù, thậm chí một vài năm tù không phải là vấn đề nghiêm trọng, nhưng miễn chấp hành hình phạt cho người bị phạt 10 năm, 20 năm, thậm chí 30 năm tù lại là vấn đề lớn, nếu đánh giá công trạng mà người bị kết án lập được không chính xác sẽ dẫn đến những hậu quả không tốt cho xã hội

Mắc bệnh hiểm nghèo và người đó không còn nguy hiểm cho xã hội nữa: Là mắc một trong các bệnh nguy hiểm như: Lao phổi nặng, ung thư, bại Hệt, suy tim, suy thận, AIDS giai đoạn cuối...

* Đối với người bị kết án phạt tù đến 3 năm, đã được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt thì theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định miễn chấp hành hình phạt còn lại trong các trường hợp sau:

Người trong thời gian tạm đình chỉ đã lập công: Là trường hợp đã có hành động giúp đỡ các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phát hiện, ngăn chặn các tội phạm khác, tham gia phát hiện tội phạm, bắt giữ người phạm tội, có hành động quên mình vì lợi ích của nhà nưóc, của tập thể, quyền và lợi ích chính đáng của người khác... được cơ quan có thẩm quyền khen thưởng hoặc chấp nhận.

Chấp hành tốt pháp luật, có hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn và xét thấy người đó không còn nguy hiểm cho xã hội nữa.

* Người bị kết ân phạt tiền đã tích cực chấp hành được một phần hình phạt nhưng bị lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn kéo dài do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn hoặc ốm đau gây ra mà không thể tiếp tục chấp hành được phần hình phạt còn lại hoặc lập công lớn, thì theo đề nghị của Viện trường Việnkiểm sát, Tòa án có thể quyết định miễn việc chấp hành phần tiền phạt còn lại.

* Người bị phạt cấm cư trú hoặc quản chế, nếu đã chấp hành được một phần hai thời hạn hình phạt và cải tạo tốt, thì theo đề nghị của cơ quan thi hành án hình sự cấp huyện nơi người đó chấp hành hình phạt, Tòa án có thể quyết định miễn chấp hành phần hình phạt còn lại.

- Hậu quả pháp lý:

Miễn hình phạt thì đương nhiên được xóa án tích, còn miễn chấp hành hình phạt thì người bị kết án vẫn phải chịu án tích trong một khoảng thời gian nhất định.

Mọi thắc mắc quý khách hàng xin vui lòng gửi về số Hotline 1900.868644 hoặc địa chỉ email [email protected] để được giải đáp. Trân trọng!