Quy trình khám bệnh không có bảo hiểm y tế cập nhật mới nhất 2024

Khi đi khám bệnh, chúng ta có các lựa chọn khám là khám theo bảo hiểm y tế với người có bảo hiểm y tế và khám không theo bảo hiểm y tế với người không có bảo hiểm y tế. Hôm nay cùng Luật Hòa Nhựt tìm hiểu quy trình khám bệnh không có bảo hiểm y tế nhé!

1. Quy trình khám bệnh với bệnh nhân không có thẻ Bảo hiểm y tế

Bước 1: Người bệnh vào khu vực đón tiếp:

- Tổ chăm sóc khách hàng: hướng dẫn người bệnh quy trình khám bệnh: Nhân viên tổ chăm sóc khách hàng sẽ giúp người bệnh hiểu rõ quy trình khám bệnh; Hướng dẫn người bệnh mua sổ khám bệnh để bắt đầu quy trình. 

- Quy trình mua sổ khám bệnh:

+ Người bệnh sẽ mua sổ khám bệnh tại quầy thu ngân.

+ Điền đầy đủ thông tin cá nhân vào sổ khám bệnh.

+ Thanh toán chi phí khám bệnh tại quầy thu ngân và nhận phiếu thu.

+ Tiếp theo, người bệnh sẽ di chuyển đến phòng khám với sổ khám bệnh đã được điền thông tin.

- Bộ phận kế toán: thu tiền:

+ Nhân viên kế toán sẽ thu tiền khám bệnh tại quầy thu ngân.

+ Chuyển sổ khám bệnh của người bệnh đến bộ phận kế hoạch

- Bộ phận kế hoạch: Quy trình xử lý thông tin

+ Nhập thông tin hành chính của người bệnh vào hệ thống.

+ Ghi số thứ tự vào sổ khám bệnh của bệnh nhân.

+ Trả lại sổ khám bệnh đã được ghi số thứ tự cho người bệnh.

+ Trả phiếu thu cho bệnh nhân để tiếp tục quy trình khám bệnh.

Bước 2: Người bệnh vào phòng khám - Khoa khám bệnh:

- Điều dưỡng phòng khám: 

+ Điều dưỡng sẽ thực hiện các thủ tục hành chính cần thiết.

+ Đo mạch, nhiệt độ và huyết áp để có cái nhìn tổng quan về tình trạng sức khỏe ban đầu của người bệnh.

+ Dựa vào kết quả, điều dưỡng sẽ phân loại và hướng dẫn người bệnh đi tiếp theo theo chuyên khoa cụ thể, chẳng hạn như Nội, Phụ khoa, Răng hàm mặt, Tai mũi họng.

- Người bệnh vào phòng khám chuyên khoa

+ Dựa vào chỉ định của điều dưỡng, người bệnh sẽ được hướng dẫn vào phòng khám chuyên khoa tương ứng.

+ Mục tiêu là tối ưu hóa thời gian và tập trung chăm sóc đặc biệt cho nhu cầu y tế cụ thể của từng bệnh nhân.

- Bác sĩ khám và chỉ định: thuốc hoặc xét nghiệm, thăm dò chức năng - chẩn đoán hình ảnh.

+ Bác sĩ chuyên khoa sẽ tiếp nhận người bệnh, thực hiện cuộc khám cận lâm sàng và lắng nghe mô tả về triệu chứng từ người bệnh.

+ Dựa trên kết quả khám, bác sĩ có thể đưa ra chỉ định, bao gồm việc kê đơn thuốc, yêu cầu xét nghiệm hoặc chẩn đoán hình ảnh như siêu âm, X-quang.

+ Nếu cần, bác sĩ sẽ thực hiện các thăm dò chức năng để có cái nhìn toàn diện về tình trạng sức khỏe của người bệnh.

Bước 3: Nếu làm xét nghiệm, thăm dò chức năng - chẩn đoán hình ảnh

- Người bệnh quay lại bộ phận thu tiền: 

+ Sau khi được chỉ định từ bác sĩ, người bệnh sẽ quay lại bộ phận thu tiền.

+ Nộp tiền phí cho loại xét nghiệm hoặc thăm dò chức năng cần thực hiện.

- Bộ phận kế toán:Quy trình thu tiền và làm phiếu thu

+ Nhân viên kế toán sẽ thu tiền từ người bệnh dựa trên loại xét nghiệm hoặc dịch vụ chẩn đoán hình ảnh được yêu cầu.

+ Trả lại phiếu thu đã được ghi đầy đủ thông tin và đóng dấu ĐÃ THU TIỀN vào tờ chỉ định xét nghiệm của người bệnh.

+ Phiếu thu này không chỉ là bằng chứng về việc người bệnh đã thanh toán mà còn cung cấp thông tin quan trọng cho quy trình ghi nhận kế toán và theo dõi tài chính của bệnh viện.

- Người bệnh đi làm xét nghiệm hoặc thăm dò chức năng - chẩn đoán hình ảnh

+ Sau khi đã nộp tiền, người bệnh sẽ được hướng dẫn để thực hiện xét nghiệm hoặc thăm dò chức năng tại các phòng chuyên môn.

+ Kết quả sẽ được gửi đến bác sĩ chuyên khoa để phân tích và đưa ra chẩn đoán cuối cùng.

Bước 4: Người bệnh cầm tờ chỉ định và phiếu thu đi làm các xét nghiệm, thăm dò chức năng - chẩn đoán hình ảnh.

- Cán bộ làm xét nghiệm, thăm dò chức năng - chẩn đoán hình ảnh:

+ Cán bộ tại phòng xét nghiệm hoặc thăm dò chức năng sẽ kiểm tra phiếu thu để xác nhận rằng người bệnh đã thanh toán đầy đủ tiền phí.

+ Lưu lại tờ chỉ định để sử dụng trong quá trình thực hiện xét nghiệm.

+ Thực hiện thủ thuật cần thiết dựa trên loại xét nghiệm hoặc dịch vụ chẩn đoán hình ảnh được yêu cầu.

+ Hướng dẫn bệnh nhân đợi kết quả theo quy định, cung cấp thông tin về thời gian cần thiết và các quy tắc đối với việc nhận kết quả.

Bước 5: Người bệnh nhận kết quả, quay trở lại phòng khám chuyên khoa.

- Bác sĩ khám, tư vấn, hướng dẫn cho người bệnh mua thuốc hoặc nhập viện điều trị.

Bước 6: Nếu người bệnh nhập viện điều trị nội trú:

- Khoa khám bệnh hoàn thiện bệnh án, điều dưỡng đưa người bệnh vào khoa điều trị.

+ Khoa khám bệnh sẽ hoàn thiện bệnh án của người bệnh, đảm bảo rằng mọi thông tin quan trọng về tình trạng sức khỏe và lịch sử y tế được ghi chép đầy đủ.

+ Điều dưỡng sẽ đưa người bệnh vào khoa điều trị nội trú, thông báo cho bộ phận điều trị về việc nhập viện của bệnh nhân.

- Điều dưỡng hành chính khoa điều trị đưa người bệnh ra bộ phận thu tiền 

+ Điều dưỡng hành chính tại khoa điều trị sẽ đưa người bệnh ra bộ phận thu tiền.

+ Thực hiện thu tiền tạm thu để đảm bảo chi phí điều trị ban đầu được thanh toán.

+ Người bệnh sẽ nhận được 01 phiếu tạm thu để theo dõi số tiền đã thanh toán và theo dõi chi phí còn lại.

- Bộ phận kế toán: tạm thu, viết phiếu thu 3 liên: 01 liên lưu, 01 liên đưa người bệnh, 01 liên đưa khoa điều trị kẹp vào bệnh án để theo dõi.

- Người bệnh nhận phiếu tạm thu vào điều trị.     

 

2. Đối tượng không có bảo hiểm y tế

Theo khoản 1, điều 1 Luật số 46/2014/QH13 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế 2008 có đưa ra khái niệm. Theo đó, bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của Luật này để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện.

Như vậy là bảo hiểm y tế chỉ bắt buộc tham gia đối với một số nhóm đối tượng nhất định, những cá nhân không không thuộc đối tượng bắt buộc thì không phải tham gia bảo hiểm y tế và sẽ khám theo quy trình khám không bảo hiểm y tế.

Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc bao gồm:

Căn cứ theo Chương I, Nghị định 146/2018/NĐ-CP về đối tượng tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc. Có 6 nhóm đối tượng được đề cập gồm:

- Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng: Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật; Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thừi hạn,...

- Nhóm do cơ quan BHXH đóng: Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng; Người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; công nhân cao su đang hưởng trợ cấp hàng tháng theo quy định của Chính phủ; Người lao động nghỉ việc hưởng trợ cấp ốm đau do mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành,...

- Nhóm do ngân sách Nhà nước đóng: Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp hàng tháng từ ngân sách nhà nước; Người đã thôi hưởng trợ cấp mất sức lao động đang hưởng trợ cấp hàng tháng từ ngân sách nhà nước ...

- Nhóm được ngân sách Nhà nước hỗ trợ mức đóng: 

- Nhóm tham gia BHYT theo hộ gia đình

- Nhóm do người sử dụng lao động đóng.

Như vậy, bảo hiểm y tế là bắt buộc tham gia đối với 6 nhóm đối tượng trong đó một số nhóm được Nhà nước hoặc người sử dụng lao động hỗ trợ đóng BHYT một phần hoặc toàn bộ.

 

3. Lợi ích khi tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh

- Được hỗ trợ tiền mua BHYT

Người dân mua BHYT tùy thuộc vào từng đối tượng được Nhà nước hỗ trợ một phần mức đóng. Cụ thể: 

+ Đối với các đối tượng cận nghèo theo tiêu chí chuẩn cận nghèo theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và đối tượng thuộc hộ gia đình nghèo đa chiều được hỗ trợ tiền mua BHYT tối thiểu là 70%.

+ Học sinh, sinh viên và đối tượng thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ được hỗ trợ tiền mua BHYT tối thiểu là 30%.

- Được KCB BHYT trên toàn quốc: Người mua được KCB BHYT tại mọi cơ sở y tế có ký Hợp đồng KCB BHYT trên toàn quốc theo quy định.

- Được quỹ BHYT chi trả chi phí KCB BHYT từ 40% đến 100% 

Mức hưởng bảo hiểm y tế phụ thuộc vào mức độ bệnh tật, nhóm đối tượng trong phạm vi quyền lợi và thời gian tham gia bảo hiểm y tế. Người mua BHYT được quỹ BHYT chi trả:

+ Từ 80% - 100% chi phí KCB đúng tuyến

+ Từ 40% - 100% chi phí KCB nội trú không đúng tuyến tại bệnh viện tuyến Trung ương và các tuyến huyện, tuyến cơ sở.

- Được chi trả hàng chục nghìn loại thuốc và dịch vụ y tế

Có rất nhiều các loại thuốc và dịch vụ y tế được quỹ BHYT chi trả ( quy định tại Thông tư 30/2018/TT-BYT ngày 30/10/2008). Ví dụ điển hình như:

+ Nhóm thuốc gây tê/gây mê: Atropin sulfat; Bupivacain hydroclorid; Desfluran; Dexmedetomidin; Morphin; Propofol; Sufentanil…

+ Nhóm thuốc giãn cơ/giảm giãn cơ: Atracurium besylat; Pancuronium bromid; Suxamethonium clorid; Rocuronium bromid; Vecuronium bromid…

+ Nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt; chống viêm không steroid: Aceclofenac; Diclofenac; Etoricoxib; Flurbiprofen natri; Naproxen…

+ Nhóm thuốc chống thoái hóa khớp, điều trị gout

+ Nhóm thuốc chống dị ứng, điều trị quá mẫn cảm 

+ Nhóm thuốc phóng xạ và chất đánh dấu: BromoMercurHydrxyPropan (BMHP); Chromium 51 (Cr-51); Dimecapto Succinic Acid (DMSA)...

- Giảm gánh nặng về chi phí KCB khi ốm đau, tai nạn:

Trong nhiều trường hợp người tham gia BHYT được giảm đáng kể chi phí KCB, đặc biệt là khi bị tai nạn hay ốm đau dài ngày. Nhờ mua BHYT mà bệnh nhân có điều kiện kinh tế khó khăn được KCB kịp thời và chăm sóc y tế tốt hơn.

- Chia sẻ rủi ro giữa những người tham gia:

Mua bảo hiểm y tế giúp người tham gia có thể chia sẻ rủi ro với những bệnh nhân bị bệnh thể hiện tinh thần tương thân tương ái, góp phần đảm bảo an sinh xã hội.

 

4. Rủi ro khi không tham gia bảo hiểm y tế

Khi bỏ qua việc mua bảo hiểm y tế, người dân đối diện với một loạt các rủi ro liên quan đến sức khỏe và tài chính. Điều này bao gồm:

- Chi phí y tế: Người bệnh phải tự chi trả toàn bộ chi phí khi điều trị bệnh tại các cơ sở y tế khi gặp phải bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, từ bệnh tật đơn giản đến tai nạn nghiêm trọng.

- Lo lắng về chi phí: Không có hỗ trợ chi phí KCB từ BHYT có thể gây lo lắng lớn khi phải đối mặt với chi phí y tế ngày càng tăng cao. Điều này có thể dẫn đến lo ngại và áp lực tài chính đáng kể đối với người bệnh và gia đình.

- Tiếp cận y tế cao cấp: Việc không có bảo hiểm y tế có thể làm hạn chế khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế kỹ thuật cao và các loại thuốc đắt đỏ, khiến cho việc chữa trị và điều trị trở nên khó khăn.

- Ảnh hưởng đến kinh tế gia đình: Mắc phải bệnh lý nghiêm trọng không được BHYT hỗ trợ có thể gây sụt giảm kinh tế gia đình, đặc biệt khi phải chi trả các chi phí điều trị lớn và kéo dài.

- Rủi ro khi không tham gia BHYT rất lớn và có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng không chỉ về sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến tài chính và cuộc sống hàng ngày của người dân.

Nếu quý khách còn vướng mắc về vấn đề trên hoặc mọi vấn đề pháp lý khác, quý khách hãy vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến theo số điện thoại 1900.868644 để được Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp qua tổng đài kịp thời hỗ trợ và giải đáp mọi thắc mắc