Tăng cường quản lý việc phát hành, sử dụng hóa đơn điện tử

Tăng cường quản lý việc phát hành, sử dụng hóa đơn điện tử theo Công điện 01/CĐ-BTC năm 2023 yêu cầu tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc phát hành, sử dụng hóa đơn điện tử để phát hiện kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật, xử lý nghiêm theo quy định sẽ được đề cập trong nội dung bài viết của Luật Hòa Nhựt dưới đây.

1. Triển khai hóa đơn điện tử và hóa đơn từ máy tính tiền

Nội dung triển khai hóa đơn điện tử bao gồm:

- Hệ thống phân tích dữ liệu hóa đơn điện tử;

- Phân tích, đối chiếu dữ liệu HĐĐT, chuyển các Cục Thuế có liên quan sử dụng phục vụ công tác quản lý thuế trên địa bàn;

Tiếp tục phối hợp với Cục CNTT, Cục Thuế các tỉnh, thành phố để rà soát kỹ, phân tích, đối chiếu dữ liệu hóa đơn và tờ khai để phát hiện rủi ro gian lận hóa đơn;

- Trình Tổng cục phê duyệt phương án triển khai áp dụng hệ số K phục vụ giám sát việc sử dụng hóa đơn điện tử của NNT;

- Thiết lập hệ thống CNTT đáp ứng phương án triển khai áp dụng hệ số K phục vụ giám sát việc sử dụng hóa đơn điện tử của NNT đã được Tổng cục phê duyệt.

Đối với nội dung nhiệm vụ triển khai hóa đơn điện tử từ máy tính tiền:

- Khẩn trương rà soát, đánh giá thực trạng tình hình triển khai thực hiện áp dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền; phân tích, đánh giá bất cập, tồn tại, khó khăn để tham mưu Tổng cục chỉ đạo kịp thời;

- Chỉ đạo Cục Thuế tổng hợp kết quả triển khai HĐ ĐT khởi tạo từ MTT;

Đánh giá tác động tăng thu NSNN so với trước khi triển khai; phân tích thuận lợi, khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai Đề xuất các giải pháp triển khai trong thời gian tới, đặc biệt là 4 địa phương lựa chọn làm điểm.

- Báo cáo Tổng cục phương án triển khai, áp dụng Hóa đơn điện tử khởi tạo từ trụ bơm xăng, dầu tại các cây xăng thuộc các đại lý của Tập đoàn Xăng dầu.

2. Tăng cường quản lý việc phát hành, sử dụng hóa đơn điện tử

Nhằm tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý hóa đơn điện tử (HĐĐT), ngày 12/4, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã có Công điện 01/CĐ-BTC gửi Tổng cục Thuế yêu cầu tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc phát hành, sử dụng HĐĐT để phát hiện kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật, xử lý nghiêm theo quy định.

Nội dung Công điện 01/CĐ-BTC nêu rõ, thực hiện Luật Quản lý thuế 2019 hiện hành, Tổng cục Thuế đã triển khai hệ thống hóa đơn điện tử phục vụ các đối tượng nộp thuế trên phạm vi toàn quốc từ ngày 01/7/2022.

Theo đó, các DN, tổ chức và cá nhân kinh doanh thực hiện chuyển đổi đồng bộ sang sử dụng hóa đơn điện tử thay cho hóa đơn giấy truyền thống. Việc triển khai hệ thống hóa đơn điện tử giúp tiết kiệm chi phí phát hành, lưu giữ hóa đơn; thuận tiện trong khâu đối chiếu, rà soát, kiểm tra việc kê khai thuế, hoàn thuế… góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế.

Tuy nhiên, thời gian qua vẫn có hiện tượng một số DN, tổ chức, cá nhân cố tình lợi dụng việc phát hành, sử dụng hóa đơn điện tử để xuất khống, mua bán hóa đơn để trục lợi, vi phạm pháp luật.

Nhằm tiếp tục tăng cường công tác quản lý, giám sát việc phát hành, sử dụng hóa đơn điện tử, Bộ trưởng Bộ Tài chính yêu cầu Tổng cục Thuế chỉ đạo Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện các nội dung sau:

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức tuân thủ của DN nói riêng, người nộp thuế nói chung về nghĩa vụ chấp hành pháp luật về thuế.

Cảnh báo kịp thời các hành vi vi phạm, tội phạm về thuế; xây dựng kế hoạch tổng thể, có tính hệ thống để phổ biến, giáo dục pháp luật về thuế, không để xảy ra các vi phạm về phát hành, sử dụng hóa đơn điện tử.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc phát hành, sử dụng hóa đơn điện tử để phát hiện kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật, xử lý nghiêm theo quy định.

- Rà soát tổng thể, đánh giá và đề xuất việc nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin đối với hóa đơn điện tử; khẩn trương hoàn thành thủ tục lấy ý kiến thẩm định của Bộ Thông tin và Truyền thông, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt hồ sơ đề xuất cấp độ an toàn hệ thống thông tin hóa đơn điện tử;

Có giải pháp đảm bảo an toàn an ninh mạng đối với hệ thống hóa đơn điện tử; tăng cường giám sát, phát hiện sớm và xử lý kịp thời các hành vi bất thường trên hệ thống hóa đơn điện tử;

Phân công, bố trí cán bộ thực hiện công tác phân tích, đánh giá và cảnh báo, kịp thời phát hiện các hành vi giả mạo, gian lận về hóa đơn điện tử.

- Tăng cường công tác phối hợp với cơ quan Công an, các bộ, ngành đơn vị liên quan nhằm xử lý kịp thời, nghiêm minh các vi phạm pháp luật trong phát hành, quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử.

Bộ trưởng Bộ Tài chính yêu cầu Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao ý thức tuân thủ của DN nói riêng, người nộp thuế nói chung về nghĩa vụ chấp hành pháp luật về thuế. Đồng thời yêu cầu các đơn vị triển khai ngay và nghiêm túc thực hiện các nội dung trên.

Căn cứ theo quy định tại Điều 89 Luật Quản lý thuế 2019 quy định về hóa đơn điện tử như sau:

- Hóa đơn điện tử là hóa đơn có mã hoặc không có mã của cơ quan thuế được thể hiện ở dạng dữ liệu điện tử do tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ theo quy định của pháp luật về kế toán, pháp luật về thuế bằng phương tiện điện tử, bao gồm cả trường hợp hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế.

3. Lợi ích khi sử dụng hóa đơn điện tử

Sử dụng Hóa Đơn Điện Tử (HĐĐT) không chỉ giúp giảm chi phí mà còn tạo ra sự thuận tiện trong quản lý cho các doanh nghiệp. Dự báo từ Vụ Doanh nghiệp lớn - Tổng cục Thuế cho biết việc chuyển đổi từ Hóa Đơn Giấy (HĐG) sang HĐĐT có thể giúp doanh nghiệp tiết kiệm lên đến 3.000 tỷ đồng mỗi năm. Việc sử dụng hóa đơn điện tử sẽ mang lại những lợi ích như sau:

Thứ nhất, việc chuyển đổi giúp giảm chi phí in ấn, phát hành, và lưu trữ hóa đơn. Theo ước tính, mỗi HĐĐT chỉ tốn khoảng 1.000 đồng, trong khi cả nước sử dụng trên 4 tỷ HĐĐT mỗi năm, dẫn đến việc giảm chi phí in hóa đơn xuống dưới 4.000 tỷ đồng mỗi năm.

Thứ hai, HĐĐT tạo thuận lợi trong sử dụng, giảm thời gian quy trình phát hành và thanh toán đến 99%, và tiết kiệm 80% chi phí cho mỗi hóa đơn. Việc áp dụng công nghệ thông tin cũng giúp đơn giản hóa việc quản lý và tìm kiếm hóa đơn, phù hợp với công việc kế toán.

Thứ ba, việc sử dụng HĐĐT giúp hiện đại hóa và tăng cường hiệu quả quản lý của cơ quan thuế. Qua việc thu thập, tổng hợp, và báo cáo dữ liệu từ HĐĐT, cơ quan thuế có cơ sở dữ liệu vững chắc về hóa đơn, giảm nguy cơ mất hóa đơn, và hỗ trợ kiểm tra thuế.

Thứ tư, trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp, HĐĐT giúp thông tin về hóa đơn không bị gián đoạn, tiết kiệm thời gian và chi phí với việc tập trung thông tin tại cơ quan thuế mà không cần tiếp xúc trực tiếp.

Tóm lại, việc áp dụng HĐĐT không chỉ tiết kiệm chi phí mà còn cải thiện quy trình làm việc, nâng cao hiệu suất cho doanh nghiệp và cơ quan thuế trong quản lý hóa đơn và thông tin tài chính.

Như vậy trên đây là toàn bộ thông tin về Tăng cường quản lý việc phát hành, sử dụng hóa đơn điện tử mà Công ty Luật Hòa Nhựt muốn gửi đến quý khách mang tính tham khảo. Nếu quý khách còn vướng mắc về vấn đề trên hoặc mọi vấn đề pháp lý khác, quý khách hãy vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến theo số điện thoại 1900.868644 để được Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài kịp thời hỗ trợ và giải đáp mọi thắc mắc.

Nếu quý khách cần báo giá dịch vụ pháp lý thì quý khách có thể gửi yêu cầu báo phí dịch vụ đến địa chỉ email: [email protected]để nhận được thông tin sớm nhất! Rất mong nhận được sự hợp tác và tin tưởng của quý khách! Luật Hòa Nhựt xin trân trọng cảm ơn!