Thế nào là tập chung kinh tế? những quy định chung về tập chung kinh tế theo Luật cạnh tranh 2018

Tập trung kinh tế (TTKT) là hoạt động tất yếu của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường nhằm tìm kiếm một năng lực kinh doanh mới dưới áp lực cạnh tranh ngày một gia tăng. Được các doanh nghiệp lựa chọn là “kênh” đầu tư hiệu quả nhất trong việc tiết kiệm nguồn lực, thâm nhập thị trường...

1. Khái niệm tập trung kinh tế.

Dưới góc độ kinh tế: hành vi tập trung kinh tế được hiểu là việc giảm số lượng của doanh nghiệp độc lập cạnh tranh trên thị trường thông qua các hành vi sáp nhập (theo nghĩa rộng) hoặc thông qua tăng trưởng nội sinh của doanh nghiệp trên cơ sở mở rộng năng lực sản xuất. Tập trung kinh,tế được nhìn nhận là chiến lược tích tụ vốn và tập trung sản xuất hình thành các chủ thể kinh doanh có quy mô lớn nhằm khai thác lợi thế nhờ quy mô. Trong quá trình kinh doanh, các chủ thể kinh doanh có quy mô lớn luôn tìm cách nâng cao áp lực cạnh tranh bụộc các doanh nghiệp nhỏ yếu hơn phải phụ thuộc vào mình. Mặt khác, các doanh nghiệp nhỏ yếu hơn phải sáp nhập vào doanh nghiệp lớn hoặc hợp nhất với nhau nếu muốn tồn tại. Tập trung kinh tế là quá trình gắn liền với việc hình thành và thay đổi cấu trúc thị trường. Theo đó, tập trung kinh tế dẫn đển việc giảm sổ lượng các doanh nghiệp độc lập cạnh tranh trên thị trường thông qua các hành vi sáp nhập hoặc thông qua tăng trưởng nội sinh của doanh nghiệp trên cơ sở mở rộng năng lực sàn xuất. Cách hiểu tập trung kinh tể này đã chỉ ra nguyên nhân của tập trung kinh tế (thông qua việc sáp nhập, tăng trưởng nội sinh của doanh nghiệp) và dẫn đến hậu quả là làm giảm các doanh nghiệp trên thị trường. Khái niệm ưên đã coi tập trung kinh tế là kết quả của quá trình tích tụ tư bản.

Dưới góc độ pháp lý: Luật cạnh tranh không định nghĩa thế nào là hành vi tập trung kinh tế mà chỉ liệt kê các hành vi được coi là tập trung kinh tế. Cụ thể:

– Sáp nhập doanh nghiệp: là việc một hoặc một số doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang một doanh nghiệp khác, đồng thời chấm dứt hoạt động kinh doanh hoặc sự tồn tại của doanh nghiệp bị sáp nhập.

– Hợp nhất doanh nghiệp: là việc hai hoặc nhiều doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để hình thành một doanh nghiệp mới, đồng thời chấm dứt hoạt động kinh doanh hoặc sự tồn tại của các doanh nghiệp bị hợp nhất.

– Mua lại doanh nghiệp: là việc một doanh nghiệp trực tiếp hoặc gián tiếp mua toàn bộ hoặc một phần vốn góp, tài sản của doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi phối doanh nghiệp hoặc một ngành, nghề của doanh nghiệp bị mua lại.

– Liên doanh giữa các doanh nghiệp: là việc hai hoặc nhiều doanh nghiệp cùng nhau góp một phần tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để hình thành một doanh nghiệp mới.

2. Đặc điểm của hành vi tập trung kinh tế.

Thứ nhất, chủ thể của tập trung kinh tế là các doanh nghiệp hoạt động trên thị trường.

Các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế là các doanh nghiệp hoạt động theo Luật cạnh tranh 2018 (tổ chức, cá nhân kinh doanh), các doanh nghiệp này có thể cùng hoạt động trên cùng một thị trường liên quan hoặc không và các doanh nghiệp phải hoàn toàn độc lập với nhau về tài chính và ý chí. Từ dấu hiệu này, có thể phân biệt các hành vi tập trung kinh tế của doanh nghiệp với hoạt động đầu tư vào nhiều doanh nghiệp của các nhà đầu tư. Với vai trò là nhà đầu tư, các cá nhân có thể góp vốn vào nhiều doanh nghiệp và là chủ sở hữu (đồng chủ sở hữu) của các đơn vị kinh doanh cùng hoặc không cùng ngành nghề. Lúc đó, các doanh nghiệp cho dù có chung chủ sở hữu nhưng cũng không thuộc phạm vi của khái niệm tập trung kinh tế. Tập trung kinh tế là hành vi của các chủ thể đang hoạt động kinh doanh trên thị trường.

Thứ hai, hình thức tập trung kinh tế bao gồm: sáp nhập, hợp nhất, mua lại và liên doanh giữa các doanh nghiệp.

Các hiện tượng tập trung kinh tế đòi hỏi sự tồn tại của nhiều doanh nghiệp khác nhau trên thị trường. Các doanh nghiệp nói trên đã liên kết khả năng kinh doanh bằng cách chủ động tích tụ các nguồn lực kinh tế như vốn, lao động, kỹ thuật, năng lực quản lý, tổ chức kinh doanh… mà  họ đang nắm giữ riêng lẻ để hình thành một khối thống nhất bằng việc sáp nhập, hợp nhất hoặc phối hợp theo kiểu tập đoàn theo mô hình liên kết về sở hữu hoặc góp vốn bằng cách mua lại vốn góp của nhau, liên doanh với nhau.

Hình thức hợp nhất, sáp nhập cố bản chất là các doanh nghiệp đã tồn tại trên thị trường liên kết khả năng kinh doanh bằng cách chủ động tích tụ các nguồn lực kinh tế như vốn, lao động, kĩ thuật, năng lực quàn lí... mà họ đang nắm giữ riêng lẻ để hình thành một khối thống nhất có quy mô hoạt động lớn hơn trước và cơ cấu tổ chức của các doanh nghiệp sau khỉ thực hiện tập trung kinh tế sẽ có sự thay đổi so với trước khi thực hiện tập trung kinh tế. Trong hình thức mua lại hoặc liên doanh có thể thấy các doanh nghiệp thực hiện tập trung kinh tế dưới hình thức này nhằm liên kết về sở hữu, trong đó một trong các chủ thể tham gia nhằm mục đích sở hữu toàn bộ doanh nghiệp khác hoặc sở hữu một phần đủ để kiểm soát, chi phối hoạt động của doanh nghiệp khác và làm thay đổi cơ cấu sở hữu của doanh nghiệp này. Đây là điểm khác biệt cơ bản của tập trung kinh tế so với các hành vi hạn chế cạnh tranh khác như thoả thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền vì những hành vi hạn chế cạnh tranh này không dẫn đến thay đổi cơ cẩu sở hữu cũng như tổ chức quản lí của doanh nghiệp.

Ở một số nước khác, ngoài các hình thức sáp nhập, mua lại, liên doanh, tập trung kinh tế còn bao gồm cả hình thức một người kiêm nhiệm chức vụ ở nhiều doanh nghiệp khác nhau.

Theo quy định của pháp luật cạnh tranh Việt Nam một số hoạt động mua lại và nắm giữ tạm thời cổ phần do các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tín dụng, ngân hàng, bảo hiểm thực hiện không được coi là hành vi tập trung kinh tế vì đây là một trong những hoạt động thường xuyên của các doanh nghiệp đó. Những doanh nghiệp này mua lại và nắm giữ tạm thời cổ phần không thực hiện quyền bỏ phiếu phát sinh từ cổ phần mà họ nắm giữ để gây hạn chế cạnh tranh trên thị trường.

Thứ ba, hậu quả của tập trung kinh tế là việc hình thành các doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế lớn mạnh, thay đổi cấu trúc thị trường và tương quan cạnh tranh trên thị trường.

Các hình thức sáp nhập, hợp nhất sẽ làm cấu trúc thị trường thay đổi theo hướng giảm đi số lượng doanh nghiệp đang hoạt động bằng cách tập trung tất cả năng lực vào một doanh nghiệp duy nhất (doanh nghiệp được sáp nhập hoặc doanh nghiệp mới hình thành). Việc mua lại hoặc liên doanh sẽ hình thành nên các liên kết giữa các doanh nghiệp độc lập theo mô hình sở hữu để tạo ra nhóm kinh doanh theo kiểu tập đoàn. Cho dù tập trung được thực hiện theo mô hình tích tụ hay liên kết năng lực kinh doanh thì cuối cùng đều dẫn đến kết quả là tương quan cạnh tranh trên thị trường sau khi tập trung kinh tế sẽ khác so với trước đó. 

Các doanh nghiệp thông qua việc thực hiện các hình thức tập trung kinh tế khác nhau đã tích tụ các nguồn lực về tài chính, kĩ thuật, lao động, năng lực tổ chức quản lí kinh doanh của các doanh nghiệp riêng lẻ để hình thành các doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế lớn mạnh hơn. Đặc điểm này sẽ phân biệt tập trung kinh tế dưới góc độ pháp lí khác với việc tích tụ tư bản trong kinh tế học. Tích tụ tư bản trong kinh tế học là tăng thêm tư bản dựa vào tích lũy giá trị thặng dư, biến một phần giá trị thặng dư thành tư bản. Qua đó, có thể thấy tích tụ tư bản là quá trình phát triển nội sinh của các doanh nghiệp. Một doanh nghiệp muốn đạt được vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền trên thị trường đòi hỏi phải trải qua khoảng thời gian khá dài để tích tụ tư bản. Trong khi đó, tập trung kinh tế cũng là kết quả của quá trình tích tụ tư bản hình thành những doanh nghiệp lớn mạnh hơn về tài chính nhưng không phải từ kết quả kinh doanh của từng doanh nghiệp mà bắt nguồn từ việc các doanh nghiệp cùng nhau thực hiện “hành vi” sáp nhập, hợp nhất, liên doanh, mua lại doanh nghiệp...

Qua đặc điểm trên, có thể nhận thấy cho dù tập trung kinh tế được hình thành theo hình thức nào cũng đều làm cho vị trí và lợi thế cạnh trarúi của các doanh nghiệp trên thị trường bị thay đổi do việc xuất hiện “đột ngột” các doanh nghiệp có tiềm lực tài chính ỉớn mạnh hơn và làm thay đổi tương quan cạnh tranh trên thị trường.

2. Mục đích của tập trung kinh tế

Tập trung kinh tế ngày càng trở nên thường xuyên và có quy mô ngày càng lớn. Thực tế này xuất phát từ nhiều lý do khác nhau, nhưng chủ yếu vì tập trung kinh tế luôn mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp. Những mục đích chính của tập trung kinh tế, đó là:

- Tập trung kinh tế giúp cho doanh nghiệp tạo ra mô hình kinh doanh lớn nhằm tăng lợi thế kinh tế nhờ quy mô

- Tự bảo vệ trước nguy cơ bị nắm quyền kiểm soát tài chính bởi một tập đoàn khác mà doanh nghiệp không mong muốn

- Tập hợp các doanh nghiệp phân phối hoặc khách hàng vào một mối để đảm bảo tốt hơn nguồn cung ứng hoặc khả năng tiêu thụ sản phẩm

- Triển khai các chiến lược tập trung vào một số hoạt động hoặc đa dạng hoá hoạt động

- Đáp ứng nhu cầu của các tập đoàn nước ngoài chiếm được chỗ đứng trên thị trường

-Tạo ra cơ hội xâm nhập vào các thị trường mới

3. Phân loại tập trung kinh tế.

Có nhiều cách phân loại tập trung kinh tế. Tuy nhiên, cách phân loại phổ biến là căn cứ vào vị trí của các chủ thể tham gia tập trung kinh tế theo cấp độ kinh doanh, theo đó tập trung kinh tế được chia thành:

– Tập trung kinh tế theo chiều ngang: là sự sáp nhập, hợp nhất, mua lại, liên doanh thường diễn ra giữa các doanh nghiệp thường nằm ở một cấp độ trong chuỗi sản xuất hay nói cách khác, đó là những doanh nghiệp trên cùng một thị trường liên quan.

– Tập trung kinh tế theo chiều dọc: là sự sáp nhập, hợp nhất, mua lại hay liên doanh giữa các doanh nghiệp ở những cấp độ khác nhau của chuỗi sản xuất, tức là những doanh nghiệp có quan hệ người mua – người bán với nhau.

– Tập trung kinh tế hỗn hợp: là sự sáp nhập, hợp nhất, mua lại, liên doanh của những doanh nghiệp không phải là đối thủ của nhau và cũng không có những mối quan hệ mua bán thực sự hoặc tiềm năng trên thị trường liên quan.

4. Hình thức tập trung kinh tế.

Tập trung kinh tế bao gồm các hình thức sau đây: Sáp nhập doanh nghiệp; Hợp nhất doanh nghiệp; Mua lại doanh nghiệp; Liên doanh giữa các doanh nghiệp; Các hình thức tập trung kinh tế khác theo quy định của pháp luật.

3.1. Sáp nhập doanh nghiệp

Sáp nhập doanh nghiệp là việc một hoặc một số doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang một doanh nghiệp khác, đồng thời chấm dứt hoạt động kinh doanh hoặc sự tồn tại của doanh nghiệp bị sáp nhập.

Theo pháp luật cạnh tranh, sáp nhập doanh nghiệp là một hình thức tập trung kinh tế nên bị kiểm soát nhằm ngăn ngừa khả năng hình thành doanh nghiệp có sức mạnh trên thị trường có thể dẫn đến thực hiện hành vi gây cản trở cạnh tranh.

3.2. Hợp nhất doanh nghiệp

Hợp nhất doanh nghiệp là việc hai hoặc nhiều doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để hình thành một doanh nghiệp mới, đồng thời chấm dứt hoạt động kinh doanh hoặc sự tồn tại của các doanh nghiệp bị hợp nhất.

Như vậy, sau khi đăng ký kinh doanh, các doanh nghiệp bị hợp nhất chấm dứt tồn tại, doanh nghiệp hợp nhất được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ tài sản khác của các doanh nghiệp bị hợp nhất.

3.3. Mua lại doanh nghiệp

Mua lại doanh nghiệp là việc một doanh nghiệp trực tiếp hoặc gián tiếp mua toàn bộ hoặc một phần vốn góp, tài sản của doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi phối doanh nghiệp hoặc một ngành, nghề của doanh nghiệp bị mua lại.

Có một số ý kiến cho rằng mua lại toàn bộ doanh là hình thức sáp nhập doanh nghiệp bởi khi mua lại toàn bộ doanh nghiệp, người mua trở thành chủ sở hữu doanh nghiệp cũng như tài sản của doanh nghiệp, được hưởng các quyền, nghĩa vụ và tính hợp pháp của doanh nghiệp đó. Về bản chất, việc mua lại không phải là quá trình thống nhất về tổ chức giữa doanh nghiệp mua lại và doanh nghiệp bị mua lại.

3.4. Liên doanh giữa các doanh nghiệp

Liên doanh giữa các doanh nghiệp là việc hai hoặc nhiều doanh nghiệp cùng nhau góp một phần tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để hình thành một doanh nghiệp mới.

Có thể thấy, hành vi liên doanh có một sự khác biệt cơ bản so với hành vi hợp nhất doanh nghiệp đó là sau khi các doanh nghiệp góp một phần tài sản, quyền, nghĩa vu, lợi ích hợp pháp của mình để hình thành một doanh nghiệp mới thì địa vị pháp lý của các doanh nghiệp đó vẫn còn tồn tại

Mọi thắc mắc quý khách hàng xin vui lòng gửi về số Hotline 1900.868644 hoặc địa chỉ email [email protected] để được giải đáp. Trân trọng!