Thông tư 11/2023/TT-BGTVT ban hành nhằm sửa đổi Thông tư 26/2018/TT-BGTVT

Mới đây, Bộ GTVT đã ban hành Thông tư 11/2023/TT-BGTVT sửa đổi Thông tư 26/2018/TT-BGTVT quy định điều kiện, trình tự, thủ tục thực hiện kết nối ray đường sắt đô thị, đường sắt chuyên dùng với đường sắt quốc gia; việc kết nối ray các tuyến đường sắt đô thị.

1. Tóm tắt nội dung Thông tư 11/2023/TT-BGTVT

1.1. Thuộc tính Thông tư 11/2023/TT-BGTVT

Thông tư 11/2023/TT-BGTVT ban hành dựa trên cơ sở thực tiễn và cơ sở pháp lý. Theo đó, căn cứ theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kết cấu hạ tầng giao thông và Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam và căn cứ theo, Luật Đường sắt ngày 16 tháng 6 năm 2017; Nghị định số 56/2022/NĐ-CP ngày 24 tháng 8 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải:

Ngày 28/6/2023, Bộ trưởng Bộ GTVT đã ban hành Thông tư 11/2023/TT-BGTVT sửa đổi Thông tư 26/2018/TT-BGTVT quy định điều kiện, trình tự, thủ tục thực hiện kết nối ray đường sắt đô thị, đường sắt chuyên dùng với đường sắt quốc gia; việc kết nối ray các tuyến đường sắt đô thị.

Thông tư mang số hiệu 11/2023/TT-BGTVT có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/09/2023. Kể từ thời điểm thông tư có hiệu lực, các cơ quan như  Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này. Nếu trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Giao thông vận tải để kịp thời nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung

1.2. Tải Thông tư 11/2023/TT-BGTVT

Để biết thêm chi tiết, khách hàng có thể tải Thông tư 11/2023/TT-BGTVT tại đây:

1.3. Đặc điểm, phạm vi Thông tư 11/2023/TT-BGTVT

Thông tư 11/2023/TT-BGTVT là văn bản quy phạm do Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải ban hành có kết cấu như những văn bản khác bao gồm phần cơ sở ban hành, nội dung chính của Thông tư và điều khoản, tổ chức thi hành. Thông tư nhằm sửa đổi bổ sung văn bản quy phạm cùng ngành, lĩnh vực do Bộ Giao thông vận tải ban hành. Đồng thời, Thông tư cũng quy định trong phạm vi của văn bản mà Thông tư sửa đổi, bổ sung, cụ thể là sử đổi, bổ sung những quy định về điều kiện, trình tự, thủ tục thực hiện kết nối ray đường sắt đô thị, đường sắt chuyên dùng với đường sắt quốc gia; kết nối ray các tuyến đường sắt đô thị.

2. Nội dung Thông tư 11/2023/TT-BGTVT

Thông tư bao gồm 2 điều khoản chính, cụ thể:

- Điều 1 quy định sửa đổi, bổ sung một số điều khoản của Thông tư số 26/2018/TT- BGTVT ngày 14 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định điều kiện, trình tự, thủ tục thực hiện kết nối ray đường sắt đô thị, đường sắt chuyên dùng với đường sắt quốc gia; việc kết nối ray các tuyến đường sắt đô thị, cụ thể là sửa đổi bổ sung Điều 7;  khoản 1, khoản 2 Điều 9 khoản 3, khoản 4, khoản 5 Điều 10;

- Điều 2 quy định về Tổ chức thực hiện Thông tư (nội dung này đã được đưa ra ở mục 1 bài viết)

Trong đó, nội dung sửa đổi, bổ sung nổi bật nhất của Thông tư 11/2023/TT-BGTVT đó là sửa đổi, bổ sung  thẩm quyền chấp thuận chủ trương, cấp giấy phép kết nối, gia hạn, thu hồi, hủy giấy phép kết nối, bãi bỏ kết nối ray và bổ sung hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép kết nối, bãi bỏ kết nối: 

Thứ nhất: quy định về thẩm quyền chấp thuận chủ trương, cấp giấy phép kết nối, gia hạn, thu hồi, hủy giấy phép kết nối, bãi bỏ kết nối ray tại Điều 7 Thông tư 26/2018/TT-BGTVT được sửa lại như sau:

- Bộ GTVT chấp thuận chủ trương kết nối các tuyến đường sắt đô thị, đường sắt chuyên dùng với đường sắt quốc gia theo quy định tại Thông tư 26/2018/TT-BGTVT .

- Cục Đường sắt Việt Nam thực hiện chức năng của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành đường sắt theo quy định tại Thông tư 26/2018/TT-BGTVT gồm:

Cấp giấy phép kết nối; gia hạn giấy phép kết nối, bãi bỏ kết nối; thu hồi, hủy giấy phép kết nối các tuyến đường sắt đô thị, đường sắt chuyên dùng với đường sắt quốc gia theo quy định tại Thông tư 26/2018/TT-BGTVT (Trước đây thẩm quyền này thuộc về Bộ GTVT).

- UBND cấp tỉnh có đường sắt đô thị chấp thuận chủ trương kết nối; cấp giấy phép kết nối; gia hạn giấy phép kết nối, bãi bỏ kết nối; thu hồi, hủy giấy phép kết nối đối với:

+ Các tuyến đường sắt đô thị trên địa bàn thuộc thẩm quyền quản lý;

+ Các tuyến đường sắt đô thị với tuyến đường sắt đô thị đi qua địa giới hành chính hai tỉnh trở lên trong trường hợp vị trí kết nối trên địa bàn thuộc thẩm quyền quản lý.

Thứ hai: Hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép kết nối, bãi bỏ kết nối

Đồng thời quy định về hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép kết nối, bãi bỏ kết nối tại Khoản 3 Điều 10 Thông tư 26/2018/TT-BGTVT cũng được sửa đổi lại như sau:

- Hồ sơ đề nghị gia hạn thời gian thi công kết nối gồm:

+ Đơn đề nghị gia hạn của chủ đầu tư theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 Thông tư 26/2018/TT-BGTVT ;

+ Bản chính hoặc bản sao được chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu hoặc bản sao điện tử có giá trị pháp lý (đối với thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường mạng) các tài liệu: Văn bản pháp lý chứng minh lý do đề nghị kéo dài thời gian thi công kết nối theo giấy phép được cấp và tiến độ tổng thể dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

- Hồ sơ đề nghị gia hạn thời gian khai thác, sử dụng kết nối gồm:

+ Đơn đề nghị gia hạn của chủ đầu tư theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 Thông tư 26/2018/TT-BGTVT ;

+ Bản chính hoặc bản sao được chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu hoặc bản sao điện tử có giá trị pháp lý (đối với thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường mạng) tài liệu: Văn bản pháp lý chứng minh lý do đề nghị kéo dài thời gian khai thác, sử dụng kết nối theo giấy phép được cấp;

- Hồ sơ đề nghị bãi bỏ kết nối gồm:

+ Đơn đề nghị bãi bỏ kết nối của tổ chức, cá nhân theo mẫu quy định tại Phụ lục 4 Thông tư 26/2018/TT-BGTVT ;

+  Bản chính hoặc bản sao được chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu hoặc bản sao điện tử có giá trị pháp lý (đối với thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường mạng) các tài liệu sau: Quyết định đầu tư dự án có các tuyến đường sắt đề xuất kết nối; hồ sơ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công các công trình tại điểm đ khoản 1 Điều 8 của Thông tư này kèm theo Quyết định phê duyệt theo quy định của pháp luật; phương án tổ chức thi công kết nối các công trình tại điểm đ khoản 1 Điều 8 của Thông tư này và biện pháp bảo đảm an toàn thi công; phương án tổ chức chạy tàu trên tuyến đường sắt đã được kết nối và giải pháp bảo đảm an toàn giao thông sau khi kết nối. bỏ kết nối. 

Như vậy, Nội dung Thông tư nhằm sửa đổi, bổ sung Điều 7;  khoản 1, khoản 2 Điều 9 khoản 3, khoản 4, khoản 5 Điều 10 của Thông tư 26/2018/TT-BGTVT Luật Hòa Nhựt cũng đã nêu bật nội dung sửa đổi, bổ sung nội dung nổi bật nêu trên về Thông tư 11/2023/TT-BGTVT

3. Thông tư 11/2023/TT-BGTVT hướng dẫn, sửa đổi, bổ sung văn bản nào?

Như đã trao đổi ở trên, Thông tư  11/2023/TT-BGTVT ban hành nhằm sửa đổi, bổ sung Thông tư 26/2018/TT-BGTVT quy định điều kiện, trình tự, thủ tục thực hiện kết nối ray đường sắt đô thị, đường sắt chuyên dùng với đường sắt quốc gia; việc kết nối ray các tuyến đường sắt đô thị. Theo đó, Thông tư 26/2018/TT-BGTVT ban hành ngày 14/5/2018 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2018 đến nay vẫn còn hiệu lực, Thông tư có phạm vi điều chỉnh quy định điều kiện, trình tự, thủ tục thực hiện kết nối ray đường sắt đô thị, đường sắt chuyên dùng với đường sắt quốc gia; kết nối ray các tuyến đường sắt đô thị. Với phạm vi nêu trên thông tư chỉ áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến việc kết nối ray đường sắt đô thị, đường sắt chuyên dùng với đường sắt quốc gia và việc kết nối ray các tuyến đường sắt đô thị. Thông tư bao gồm 4 chương, 17 điều khoản thi hành và kèm theo 8 phụ lục liên quan về mẫu đơn, trong đó Thông tư 26/2018/TT-BGTVT có giải thích:

Kết nối các tuyến đường sắt: là việc kết nối đường sắt, hệ thống thông tin, tín hiệu phục vụ điều hành giao thông vận tải đường sắt, hệ thống điện sức kéo và các công trình, thiết bị phụ trợ khác của đường giữa tuyến đường sắt đô thị, đường sắt chuyên dùng với đường sắt quốc gia hoặc đường sắt đô thị với đường sắt đô thị để các đoàn tàu có thể chạy từ đường sắt đô thị, đường sắt chuyên dùng vào đường sắt quốc gia hoặc từ tuyến đường sắt đô thị này sang tuyến đường sắt đô thị khác và ngược lại. 

Và giải thích nghĩa của cụm từ khu vực kết nối: là phạm vi được giới hạn bởi đoạn đường sắt (kể cả ga đường sắt) và đất dành cho đường sắt đô thị, đường sắt chuyên dùng, đường sắt quốc gia của khu gian liền kề với vị trí kết nối.

Ngoài ra, Thông tư 26/2018/TT-BGTVT còn quy định những nội dung khác có liên quan, xem chi tiết tại đây:

Trên đây là bài viết của Luật Hòa Nhựt muốn cung cấp cho khách hàng về nội dung của Thông tư 11/2023/TT-BGTVT. Nếu có vướng mắc liên quan đến nội dung bài viết  hãy gọi 1900.868644 hoặc địa chỉ email [email protected] để được tư vấn, hỗ trợ