Thông tư 18/2023/TT-BGTVT sửa đổi Thông tư 12/2019/TT-BGTVT do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành

Ngày 30/6/2023, Bộ trưởng Bộ GTVT ban hành Thông tư 18/2023/TT-BGTVT sửa đổi Thông tư 12/2019/TT-BGTVT về định mức kinh tế - kỹ thuật (KT - KT) các hao phí ca máy cho các phương tiện chuyên dụng trong công tác quản lý, bảo trì đường thủy nội địa.

1. Tóm tắt nội dung của Thông tư 18/2023/TT-BGTVT

1.1. Thuộc tính Thông tư 18/2023/TT-BGTVT

Ngày 30/6/2023 căn cứ tại Luật Giao thông đường thuỷ nội địa; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thuỷ nội địa năm 2014; Nghị định số 56/2022/NĐ-CP năm 2022 và căn cứ theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học - Công nghệ và môi trường và Cục trưởng Cục Đường thuỷ nội địa Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư 18/2023/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Định mức kinh tế- kỹ thuẩ các hao phí ca máy cho phương tiện chuyên dùng trong công  tác quản lý, bảo trì đường thuỷ nội địa kèm theo Thông tư số 12/2019/TT-BGTVT.

Thông tư ban hành và có hiệu lực kể từ ngày 15/8 năm 2023. Trước khi Thông tư này có hiệu lực thi hành thì những hợp đồng đã được cơ quan, người có quyền ký kết theo quy định pháp luật tiếp tục được thực hiện đến khi hết thời hạn của hợp đồng, nếu các bên có bổ sung hoặc sửa đổi hợp đồng sau ngày Thông tư này có hiệu lực thì phải thực hiện theo quy định của Thông tư mới - Thông tư 18/2023 của Bộ Giao thông vận tải 

1.2. Tải Thông tư 18/2023/TT-BGTVT

Để biết thêm về nội dung Thông tư 18/2023/TT-BGTVT khách hàng có thể tải Thông tư tại đây

1.3. Phạm vi  sửa đổi, bổ sung của Thông tư 18/2023/TT-BGTVT

Thông tư 18 ban hành nhằm sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 12/2019/TT-BGTVT như sửa đổi Mục I; Mục II; Mục III; Mục IV; sửa đổi, bổ sung gạch đầu dòng thứ nhất của khoản 1, cơ sở chung, Mục V.

Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Cục trưởng Cục Đường thuỷ nội địa Việt Nam, Thủ trưởng cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư nêu trên.

2. Nội dung cơ bản của Thông tư 18/2023/TT-BGTVT

Thông tư 18 ban hành nhằm sửa đổi, bổ sung Thông tư 12/20219/TT-BGTVT, cụ thể sửa đổi những nội dung nêu bật dưới đây:

Thứ nhất, Thông tư 18  đã mở rộng đối tượng cho cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan đến thực hiện nhiệm vụ chống va trôi trên đường thuỷ nội địa sử dụng nguồn ngân sách nhà nước, cụ thể Thông tư đã thay đổi  hao phí ca máy phương tiện bảo trì đường thuỷ nội địa. Theo đó, Thông tư 18 đã thay đổi phạm vi áp dụng và đối tượng áp dụng của định mức KT-KT các hao phí ca máy cho các phương tiện chuyên dùng trong công tác quản lý, bảo trì đường thuỷ nội địa;

Thứ hai, Thông tư đã sửa đổi cơ sở chung định mức các hao phí ca máy phương tiện trong bảo trì đường thuỷ nội địa, cụ thể là sử đổi, bổ sung nội dung " Tàu công tác là phương tiện thuỷ nội địa chuyên dùng có gắn cẩu thực hiện kiểm tra tuyến, công tác bảo dưỡng, báo hiệu, tìm kiếm cứu nạn, điều tiết, chống va trôi...." thành nội dung sau:

- Tàu công tác thực hiện công tác quản lý, bảo trì đường thuỷ nội địa là phương tiện thuỷ nội địa chuyên dùng có gắn cẩu thực hiện công tác bảo dưỡng báo hiệu, điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông, hạn chế giao thông đường thuỷ nội địa..;

- Tàu công tác thực hiện công tác chống va trôi là phương tiện thuỷ nội địa (tàu hoặc đầu máy kéo hoặc đẩy) để thực hiện bảo đảm giao thông, hỗ trợ nhằm ngăn ngừa sự cố đâm va vào các công trình đâm va giữa các phương tiện.

Đối với tàu công tác thực hiện công tác chống va trôi thì định mức hao phí của ca máy được thực hiện theo quy định tại bảng Định mức hao phí các dữ liệu cơ bản và nguyên giá làm cơ sở để xác định giá ca máy và thiết bị thi công của Thông tư số 13/2021/TT-BXD năm 2021 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn phương pháp xác định các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật và đo bóc khối lượng công trình. Chi phí nhân công thực hiện công tác chống va trôi áp dụng theo chi phí nhân công trong công tác quản lý, bảo trì đường thuỷ nội địa

- Định mức hao phí ca máy thường trực gồm khấu hao, nhân công điều khiển và hao phí khác của máy được tính 100% của định mức hao phí công tác điều tiết khố chế đảm bảo an toàn giao thông, chống va trôi trên đường thuỷ nội địa

Thứ ba, Cơ sở xây dựng định mức cũng có chút thay đổi do một số Nghị định, Luật đã được hướng dẫn hoặc hết hiệu lực, cụ thể Thông tư được căn cứ vào các Nghị định sau:

- Luật Giao thông đường thuỷ nội địa số 23/2004/QH11; Luật sử đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thuỷ nội địa năm 2014 số 48/2014/QH13;

- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng số 62/2020/QH14;

- Nghị định số 56/2022/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;

- Nghị định số 10/2021/NĐ-CP về quản lý chi phí đầu tư xây dựng;

- Nghị định số 06/2021/NĐ-CP quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng

Thứ tư, định mức kinh tế - kỹ thuật các hao phí ca máy được áp dụng để tính chi phí, lập đơn giá, dự toán làm cơ sở xác định dự toán và quản lý chi phí thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo trì đường thủy nội địa và chống va trôi trên đường thủy nội địa. Trường hợp phương tiện chưa được quy định trong Định mức này thì được áp dụng định mức hoặc quy định hiện hành khác (riêng định mức tiêu hao nhiên liệu tính theo công thức II-1 đó là: 

G1 = 0,85

(ge x Ne)/1000

x T

(kg/h)

3. Thông tư 18/2023/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung văn bản pháp luật nào?

Thông tư 18/2023/TT-BGTVT nhằm mục đích sửa đổi, bổ sung một số điều, mục của Thông tư 12/2019/TT-BGTVT về định mức kinh tế - kỹ thuật (KT - KT) các hao phí ca máy cho các phương tiện chuyên dụng trong công tác quản lý, bảo trì đường thủy nội địa. Chúng ta cùng tìm hiểu Thông tư 12/2019/TT-BGTVT như sau: Thông tư do Bộ Giao thông vận tải ban hành vào ngày 11/03/2019 và bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 25/04/2019 đến nay vẫn còn hiệu lực. Thông tư ban hành có kèm theo Định mức kinh tế - kỹ thuật các hao phí ca máy cho các phương tiện chuyên dùng trong công tác quản lý, bảo trì đường thuỷ nội địa. Theo đó định mức tiêu hao nhiên liệu là lượng nhiên liệu tiêu hao tính theo phút hoặc giờ nổ máy và cự ly tác nghiệp cho 01 lần thực hiện nhiệm vụ. Định mức này bao gồm tiêu hao nhiên liệu chính và phụ.

Tiêu hao nhiên liệu chính được xác định cho các chế độ hoạt động và được điều chỉnh theo thời gian hoạt động của phương tiện. Thời gian làm việc của phương tiện trong 01 ca là 08 giờ, mức tiêu hao nhiên liệu được tính là 07 giờ/ca, tương ứng hệ số 0,875.

Tiêu hao nhiên liệu phụ được tính theo tỷ lệ % của tiêu hao nhiên liệu chính.

Văn bản này làm hết lực Thông tư 31/2013/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải về việc định mức kinh tế - kỹ thuật tiêu hao nhiên liệu cho phương tiện chuyên dùng trong công tác quản lý, bảo trì đường thủy nội địa.

Ngoài phạm vi áp dụng, đối tượng áp dụng, định mức áp dụng và cơ sở xây dựng định mức được hướng dẫn cụ thể, chi tiết tại Thông tư 18 thì Thông tư 12/2019/TT-BGTVT  ban hành kèm theo định mức kinh tế - kỹ thuật với một số nội dung khác bao gồm:

- Định mức tiêu hao nhiêu liệu: Ký hiệu và đơn vị tính đổi; Định mức tiêu hao nhiêu liệu chính; Máy phát điện trên phương tiện thủy;  Tiêu hao nhiên liệu phụ

- Số ca làm việc trong năm (gọi tắt là số ca năm);

- Định mức khấu hao;

- Định mức sửa chữa;

-  Định mức nhân công điều khiển;

- Định mức chi phí khác

Ngoài ra còn kèm theo 3 Phụ lục: Phụ lục 1 quy định định mức các hao phí ca máy cho tàu công tác trong quản lý, bảo trì đường thuỷ nội địa; Phụ lục 2 quy định định mức các hao phí ca máy cho xuồng cao tốc trong quản lý, bảo trì đường thuỷ nội địa; Phụ lục 3 quy định định mức tiêu hao nhiêu liệu của máy chính cho các phương tiện trong hoạt động cảng vụ đường thuỷ nội địa sử dụng nhiên liệu xăng

Trên đây là những thông tin  về nội dung của Thông tư 18/2023/TT-BGTVT mà chúng tôi muốn cung cấp cho khách hàng. Nếu cần hỗ trợ thêm, khách hàng hãy liên hệ qua tổng đài: 1900.868644 hoặc địa chỉ email [email protected] để được hỗ trợ