Thủ tục bảo lãnh đi nước ngoài và cấp visa sang định cư ở nước ngoài?

Quy định về điều kiện, thủ tục và lệ phí bảo lãnh người Việt Nam ra nước ngoài ? Thủ tục bảo lãnh ra nước ngoài ? Tư vấn về việc bảo lãnh sang nước ngoài làm việc ? và các vấn đề pháp lý khác liên quan sẽ được Luật Hòa Nhựt tư vấn cụ thể:

1. Hướng dẫn vấn đề bảo lãnh đi nước ngoài?

Anh/chị cho em hỏi hiện nay em 19 tuổi (gần 20) có ông bà bảo lãnh (tức là chú thím của mẹ) và hiện đang là cư dân của Mỹ. Em thắc mắc là có thể bảo lãnh theo diện nào không? Và thời gian để có được hồ sơ bảo lãnh là bao lâu?

Mong anh/chị tư vấn giúp. Em cám ơn ạ.

Trả lời:

Công ty Luật Hòa Nhựt tư vấn về vấn đề bảo lãnh đi nước ngoài theo quy định của pháp luật hiện hành:

Để được bảo lãnh sang mỹ bạn phải thực hiện thủ tục xuất cảnh ở Việt Nam và nhập cảnh ở mỹ. Cụ thể:

Thứ nhất, được cơ quan Việt Nam cấp giấy tờ có giá trị xuất, nhập cảnh:

Theo qui định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định 136/2007/NĐ-CP về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam (Được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 65/2012/NĐ-CP) thì công dân Việt Nam mang giấy tờ có giá trị xuất cảnh, nhập cảnh do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp được xuất cảnh, nhập cảnh vào Việt Nam không cần thị thực. Cũng theo khoản 1 Điều 4 của Nghị định này thì hộ chiếu phổ thông được coi là một trong những giấy tờ có giá trị xuất, nhập cảnh được cấp cho mọi công dân Việt Nam để xuất cảnh, nhập cảnh. Như vậy công dân Việt Nam muốn được xuất cảnh, nhập cảnh thì phải có hộ chiếu phổ thông. Nếu bạn chưa có hộ chiếu phổ thông theo như qui định trên thì bạn cần làm thủ tục xin cấp hộ chiếu được qui định cụ thể tại điều 15 Nghị định số 136/2007/NĐ-CP:

Bạn cần làm thủ tục tại cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Công an tỉnh, thành phô trực thuộc Trung ương nơi bạn thường trú hoặc đang tạm trú.

Hồ sơ gồm:

- Tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông theo mẫu

- Chứng minh nhân dân: Xuất trình nếu nộp trực tiếp hoặc ảnh chụp chứng minh nhân dân nếu nộp gián tiếp qua đường bưu điện.

Lưu ý trong trường hợp cấp thiết cần hộ chiếu gấp (do Bộ Công an qui định) người đề nghị có thể nộp hồ sơ và nhận kết quả tại Cục quản lý xuất, nhập cảnh - Bộ Công an.

Yêu cầu về lệ phí và thời hạn giải quyết sau khi nộp hồ sơ đầy đủ được qui định tại khoản 4 và 5 Điều 15 của Nghị định này, "cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh sẽ trả kết quả cho bạn trong thời hạn không quá 8 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ.

Thứ hai, được cơ quan mỹ cấp thị thực (visa) nhập cảnh vào mỹ

Nếu muốn nhập cảnh vào mỹ , bạn phải thực hiện thủ tục xin thị thực nhập cảnh tại Đại sứ quán mỹ tại Việt Nam (Phòng Lãnh sự). Để biết chi tiết thủ tục xin thị thực nhập cảnh vào mỹ bạn có thể liên hệ với Cục quản lý xuất, nhập cảnh và Đại sứ quán của mỹ hoặc vào trang thông tin điện tử của Đại sứ quán mỹ tại Việt Nam

Theo thông tin trong câu hỏi của bạn, chúng tôi có thể cung cấp cho bạn một số thông tin cơ bản liên quan đến vấn đề bạn nêu qua trang thông tin điện tử này như sau: Hiện nay có những loại visa nhập cảnh vào mỹ dành cho các đối tượng là công dân Việt Nam như sau: visa du học, visa du lịch, visa thăm gia đình, visa thương mại, visa kết hôn (áp dụng từ ngày 1/4/2014), visa dự hội nghị, visa lao động, visa làm việc, visa quá cảnh, visa chữa bệnh, visa dành cho tình nguyện viên, tham gia hội thảo/hội nghị/ trại hè.

 

Thưa luật sư, xin hỏi: Cháu có mẹ lấy chồng đài loan và đã có chứng minh thư bên đó... Luật sư cho cháu hỏi: Mẹ cháu có thể bảo lãnh cháu sang đó thường trú dài hạn không ạ... Cháu sinh năm 1993 ạ ? Cảm ơn!

=> Căn cứ quy định của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 và Nghị định 136/2007/NĐ-CP về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam

Về nguyên tắc, con dưới 18 tuổi thì sẽ cùng theo mẹ sang nước ngoài khi mẹ được bảo lãnh. Và con trên 18 tuổi thì phải tự mình xin hồ sơ tại lãnh sự quán ( khi mẹ đủ điều kiện bảo lãnh cho con).

Điều kiện để mẹ bạn có thể bảo lãnh bạn bao gồm:

Thẻ lưu trú, thẻ nhà và toàn khoản ngân hàng.

Thủ tục xin visa qua Pháp:

* Bạn cần chuẩn bị các giấy tờ sau:

– Hộ chiếu còn giá trị 3 tháng sau khi hết hạn thị thực (bản chính và bản sao);
- 6 ảnh mới nhất;
- 5 đơn xin thị thực;


- Bản sao hộ khẩu;
- Các chứng từ của Pháp kiều;

1. Chứng từ mối quan hệ: Sổ gia đình, giấy khai sinh của bạn.

2. Chứng từ chứng minh quốc tịch Đài loan: Bản sao chứng minh thư hoặc giấy chứng nhận quốc tịch Đài loan, hoặc nghị định nhập tịch.

3. Chứng từ tài chính: Các phiếu chuyển tiền đều đặn cho song thân; Bản sao giấy khai báo thu nhập và giấy đóng thuế thu nhập mới nhất.

4. Chứng từ bảo lãnh cư trú: Bản sao hợp đồng cho thuê nhà hoặc giấy sở hữu nhà; Giấy bão lãnh cư trú do Đài loan kiều cam kết.

Người xin thị thực phải trực tiếp đến nộp đơn. Tất cả những lời khai thiếu trung thực hoặc những giấy tờ giả mạo đều sẽ bị từ chối cấp thị thực vĩnh viễn.

Thưa luật sư ! Em có chú ruột sang Đức định cư được khoảng 20 năm rồi, chú có vợ và 4 đứa con (1 đứa đi làm và 3 đứa đi học). Vợ chồng chú ấy có công việc ổn định, giờ chú ấy muốn bảo lãnh cho em sang đấy học trường nghề thì có đươc không ạ ? nếu được thì em cần những giấy tờ gì ? Còn không được thì chú em có thể bảo lãnh cho e theo những diện nào được ạ E cảm ơn luật sư và mong nhanh nhận được câu trả lời của luật sư .

=> Hiện nay có những loại visa nhập cảnh vào đức dành cho các đối tượng là công dân Việt Nam như sau: visa du học, visa du lịch, visa thăm gia đình, visa thương mại, visa kết hôn (áp dụng từ ngày 1/4/2014), visa dự hội nghị, visa lao động, visa làm việc, visa quá cảnh, visa chữa bệnh, visa dành cho tình nguyện viên, tham gia hội thảo/hội nghị/ trại hè.

Vì vậy, để được sang học nghề thì chú bạn có thể bảo lãnh cho bạn theo diện visa du học.

Chào luật sư ạ, chị của bạn e lấy chồng hàn và chờ nhập quốc tịch, và giờ chị có thể bảo lãnh cho em qua làm việc được không ạ ?, em cảm ơn

=> Để được bảo lãnh sang Hàn Quốc làm việc bạn phải thực hiện thủ tục xuất cảnh ở Việt Nam và nhập cảnh ở Hàn Quốc. Cụ thể:

Thứ nhất, được cơ quan Việt Nam cấp giấy tờ có giá trị xuất, nhập cảnh:

Theo qui định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định số 136/2007/NĐ-CP thì công dân Việt Nam mang giấy tờ có giá trị xuất cảnh, nhập cảnh do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp được xuất cảnh, nhập cảnh vào Việt Nam không cần thị thực. Cũng theo khoản 1 Điều 4 của Nghị định này thì hộ chiếu phổ thông được coi là một trong những giấy tờ có giá trị xuất, nhập cảnh được cấp cho mọi công dân Việt Nam để xuất cảnh, nhập cảnh. Như vậy công dân Việt Nam muốn được xuất cảnh, nhập cảnh thì phải có hộ chiếu phổ thông. Nếu bạn chưa có hộ chiếu phổ thông theo như qui định trên thì bạn cần làm thủ tục xin cấp hộ chiếu được qui định cụ thể tại điều 15 Nghị định số 136/2007/NĐ-CP:

Bạn cần làm thủ tục tại cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Công an tỉnh, thành phô trực thuộc Trung ương nơi bạn thường trú hoặc đang tạm trú.

Hồ sơ gồm:

- Tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông theo mẫu

- Chứng minh nhân dân: Xuất trình nếu nộp trực tiếp hoặc ảnh chụp chứng minh nhân dân nếu nộp gián tiếp qua đường bưu điện.

Lưu ý trong trường hợp cấp thiết cần hộ chiếu gấp (do Bộ Công an qui định) người đề nghị có thể nộp hồ sơ và nhận kết quả tại Cục quản lý xuất, nhập cảnh - Bộ Công an.

Yêu cầu về lệ phí và thời hạn giải quyết sau khi nộp hồ sơ đầy đủ được qui định tại khoản 4 và 5 Điều 15 của Nghị định này, "cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh sẽ trả kết quả cho bạn trong thời hạn không quá 8 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ.

Thứ hai, được cơ quan Hàn Quốc cấp thị thực (visa) nhập cảnh vào Hàn Quốc:

Nếu muốn nhập cảnh vào Hàn Quốc, bạn phải thực hiện thủ tục xin thị thực nhập cảnh tại Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam (Phòng Lãnh sự). Để biết chi tiết thủ tục xin thị thực nhập cảnh vào Hàn Quốc bạn có thể liên hệ với Cục quản lý xuất, nhập cảnh và Đại sứ quán của Hàn Quốc hoặc vào trang thông tin điện tử của Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam

Theo thông tin trong câu hỏi của bạn, chúng tôi có thể cung cấp cho bạn một số thông tin cơ bản liên quan đến vấn đề bạn nêu qua trang thông tin điện tử này như sau: Hiện nay có những loại visa nhập cảnh vào Hàn Quốc dành cho các đối tượng là công dân Việt Nam như sau: visa du học, visa du lịch, visa thăm gia đình, visa thương mại, visa kết hôn (áp dụng từ ngày 1/4/2014), visa dự hội nghị, visa lao động, visa làm việc, visa quá cảnh, visa chữa bệnh, visa dành cho tình nguyện viên, tham gia hội thảo/hội nghị/ trại hè.

Với mục tiêu sang Hàn Quốc làm việc, bạn cần có visa lao động hoặc visa làm việc, cụ thể như sau:

- Phải có mã số lao động do Bộ tư pháp Hàn Quốc cấp (trường hợp đi lần đầu phải đăng kí qua cục Quản lý lao động nước ngoài - Bộ lao động của Việt Nam cấp).

- Người đi lao động làm việc cho doanh nghiệp tại Việt Nam và được doanh nghiệp này cử sang Hàn Quốc để đào tạo.

- Dành cho Hộ chiếu phổ thông trong các trường hợp được cơ quan Chính phủ Hàn Quốc mời.

Việc cá nhân bảo lãnh cho cá nhân sang Hàn Quốc chỉ trong những trường hợp kết hôn, thăm gia đình, du học. Bạn có thể sang Hàn Quốc lao động khi đáp ứng các điều kiện 1 và 2 nêu ở trên.

Xin chào Luật Hòa Nhựt, em có câu hỏi mong luật sư giải đáp giúp em ạ: em là du học sinh bên Nhật đã được 2 năm, giờ em muốn bảo lãnh chị ruột sang Nhật làm việc theo visa sum họp gia đình có được không ạ? Và nếu được thì thủ tục sẽ như thế nào ạ? E xin cảm ơn!

=> Để được nhập cảnh vào Nhật Bản, chị bạn cần xin visa. Nếu xuất cảnh sang Nhật Bản theo diện bảo lãnh, chị bạn cần đượcbạn bảo lãnh theo visa “sum họp gia đình”, với thời hạn visa giống như thời hạn visa của bạn. Khi làm giấy mời chị bạn sang, bạn phải chứng minh được khả năng tài chính đủ để chu cấp cho bạn trong thời gian lưu trú.

Để được bảo lãnh sang Nhật Bản dưới hình thức này bạn cần thực hiện thủ tục xuất cảnh ở Việt Nam và nhập cảnh tại Nhật Bản. Cụ thể:

Theo quy định tại Điều 15 Nghị định số 136/2007/NĐ-CP thì:

1. Công dân Việt Nam ở trong nước đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông có thể nộp hồ sơ và nhận kết quả tại cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh theo một trong các cách sau đây:

a) Trực tiếp nộp hồ sơ và nhận kết quả tại cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thường trú hoặc nơi đang tạm trú.

b) Gửi hồ sơ qua đường bưu điện đến cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thường trú và đề nghị được nhận kết quả qua đường bưu điện. Việc gửi hồ sơ và nhận kết quả qua đường bưu điện thực hiện theo thủ tục do Bộ Công an và Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam quy định.

c) Ủy thác cho cơ quan, tổ chức có tư cách pháp nhân trực tiếp nộp hồ sơ và nhận kết quả tại cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thường trú. Việc ủy thác thực hiện theo quy định của Bộ Công an.

2. Trường hợp cấp thiết cần hộ chiếu gấp (do Bộ Công an quy định) người đề nghị có thể nộp hồ sơ và nhận kết quả tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh - Bộ Công an.

3. Hồ sơ đề nghị cấp hộ chiếu gồm có:

a) Đối với trường hợp trực tiếp nộp hồ sơ, nêu tại các điểm a và c khoản 1 Điều này:

- Tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông theo mẫu quy định.

Đối với trẻ em dưới 14 tuổi thì cha, mẹ hoặc người đỡ đầu của trẻ em đó khai và ký vào tờ khai; nếu cha hoặc mẹ có nhu cầu cho con dưới 14 tuổi đi cùng hộ chiếu thì khai chung vào tờ khai của mình.

- Bản sao giấy khai sinh của trẻ em dưới 14 tuổi.

Khi nộp hồ sơ phải xuất trình giấy chứng minh nhân dân của người đề nghị cấp hộ chiếu còn giá trị để đối chiếu.

b) Đối với trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện, nêu tại điểm b khoản 1 Điều này:

- Tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông theo mẫu quy định, có xác nhận của Trưởng Công an phường, xã nơi đăng ký thường trú.

- Bản chụp giấy chứng minh nhân dân còn giá trị.

4. Khi nộp hồ sơ, người đề nghị cấp hộ chiếu phải nộp lệ phí hộ chiếu theo quy định của Bộ Tài chính. Trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện thì nộp lệ phí cùng với hồ sơ và thanh toán cước phí chuyển, phát cho Bưu điện.

5. Thời hạn giải quyết hồ sơ và trả kết quả:

a) Đối với các trường hợp nêu tại khoản 1 Điều này, cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh trả kết quả trong thời hạn không quá 8 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ.

b) Đối với trường hợp nêu tại khoản 2 Điều này, cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh trả kết quả trong thời hạn không quá 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ.

6. Trưởng Công an phường, xã nơi công dân thường trú phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung xác nhận trong tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu của công dân.

7. Cơ quan, tổ chức có tư cách pháp nhân được người đề nghị cấp hộ chiếu ủy thác nộp hồ sơ và nhận kết quả phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc đối chiếu chính xác giữa người đề nghị cấp hộ chiếu, giấy chứng minh nhân dân và tờ khai của họ.

Về thủ tục nhập cảnh tại Nhật Bản:

Để được nhập cảnh vào Nhật Bản, bạn cần xin Visa. Dưới đây là hướng dẫn thủ tục xin cấp Visa:

Đối với Visa ngắn hạn (thăm người thân…gia đình, họ hàng: có quan hệ 3 đời)

- Tài liệu người xin Visa chuẩn bị:

(1) Hộ chiếu

(2) Tờ khai xin cấp Visa

(3) 01ảnh 4,5cm x 4,5cm

(4)Tài liệu chứng minh mối quan hệ họ hàng:

+ Giấy khai sinh

+ Giấy chứng nhận kết hôn

+ Bản sao hộ khẩu

(5)Tài liệu chứng minh khả năng chi trả kinh phí cho chuyến đi:

+ Giấy chứng nhận thu nhập do cơ quan có thẩm quyền cấp

+ Giấy chứng nhận số dư tiền gửi ngân hàng

- Tài liệu phía Nhật Bản chuẩn bị:

(1) Giấy lý do mời

(2) Bản sao hộ tịch (Trường hợp người mời hoặc vợ / chồng là người Nhật)

Trường hợp người bảo lãnh chịu chi phí ở mục (5) phía trên, hãy xuất trình các tài liệu từ mục (3) - (5) sau:

(3) Giấy chứng nhận bảo lãnh

(4) Một trong những tài liệu sau liên quan đến người bảo lãnh như sau :

+ Giấy chứng nhận thu nhập

+ Giấy chứng nhận số dư tiền gửi ngân hàng

+ Bản lưu giấy đăng ký nộp thuế (Bản sao)

+ Giấy chứng nhận nộp thuế (bản ghi rõ tổng thu nhập)

(5) Phiếu công dân ( (Bản có ghi quan hệ của các thành viên trong gia đình)

Trong trường hợp của bạn, muốn bảo lãnh cho chị bạn sang nước ngoài thì người bảo lãnh phải có những điều kiện như sau:

- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

- Có khả năng đáp ứng đủ kinh tế trong hợp đồng bảo lãnh

Như vậy, bạn có thể chọn những người thân trong gia đình có đấy đủ điều kiện bảo lãnh là có thể bảo lãnh cho bạn.

Ngoài những hồ sơ nêu trên, tùy trường hợp có thể Đại Sứ Quán hoặc Bộ Ngoại Giao sẽ yêu cầu xuất trình thêm giấy tờ khác. Xin lưu ý, trường hợp không xuất trình thêm những giấy tờ được yêu cầu có thể sẽ không được tiếp nhận hồ sơ Visa hoặc chậm cấp Visa.

Ngoài ra, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam để được hướng dẫn cụ thể về thủ tục này.

 

2. Thủ tục để người thân bảo lãnh xin cấp visa sang định cư ở nước ngoài?

Xin chào công ty Luật Hòa Nhựt! Tôi có câu hỏi mong nhận được sự tư vấn: Chồng em vừa sang Nhật theo hình thức du học. Có khai vợ con, tuy nhiên em là người bảo lãnh cho Chồng.

Giờ em muốn sang Nhật theo visa của chồng có được không ? Nếu em làm hồ sơ thì ai bảo lãnh cho em được ạ ?

Cảm ơn!

>> Luật sư tư vấn luật dân sự trực tuyến, gọi: 1900.868644

Luật sư tư vấn :

Để được nhập cảnh vào Nhật Bản, bạn cần xin visa. Nếu xuất cảnh sang Nhật Bản theo diện bảo lãnh, bạn cần được chồng bạn bảo lãnh theo visa “sum họp gia đình”, với thời hạn visa giống như thời hạn visa của chồng bạn. Khi làm giấy mời bạn sang, chồng bạn phải chứng minh được khả năng tài chính đủ để chu cấp cho bạn trong thời gian lưu trú.

Để được bảo lãnh sang Nhật Bản dưới hình thức này bạn cần thực hiện thủ tục xuất cảnh ở Việt Nam và nhập cảnh tại Nhật Bản. Cụ thể:

Theo quy định tại Điều 15 Nghị định số 136/2007/NĐ-CP về xuất cảnh, nhập cảnh của công dânthì:

1. Công dân Việt Nam ở trong nước đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông có thể nộp hồ sơ và nhận kết quả tại cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh theo một trong các cách sau đây:

a) Trực tiếp nộp hồ sơ và nhận kết quả tại cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thường trú hoặc nơi đang tạm trú.

b) Gửi hồ sơ qua đường bưu điện đến cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thường trú và đề nghị được nhận kết quả qua đường bưu điện. Việc gửi hồ sơ và nhận kết quả qua đường bưu điện thực hiện theo thủ tục do Bộ Công an và Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam quy định.

c) Ủy thác cho cơ quan, tổ chức có tư cách pháp nhân trực tiếp nộp hồ sơ và nhận kết quả tại cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thường trú. Việc ủy thác thực hiện theo quy định của Bộ Công an.

2. Trường hợp cấp thiết cần hộ chiếu gấp (do Bộ Công an quy định) người đề nghị có thể nộp hồ sơ và nhận kết quả tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh - Bộ Công an.

3. Hồ sơ đề nghị cấp hộ chiếu gồm có:

a) Đối với trường hợp trực tiếp nộp hồ sơ, nêu tại các điểm a và c khoản 1 Điều này:

- Tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông theo mẫu quy định.

Đối với trẻ em dưới 14 tuổi thì cha, mẹ hoặc người đỡ đầu của trẻ em đó khai và ký vào tờ khai; nếu cha hoặc mẹ có nhu cầu cho con dưới 14 tuổi đi cùng hộ chiếu thì khai chung vào tờ khai của mình.

- Bản sao giấy khai sinh của trẻ em dưới 14 tuổi.

Khi nộp hồ sơ phải xuất trình giấy chứng minh nhân dân của người đề nghị cấp hộ chiếu còn giá trị để đối chiếu.

b) Đối với trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện, nêu tại điểm b khoản 1 Điều này:

- Tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông theo mẫu quy định, có xác nhận của Trưởng Công an phường, xã nơi đăng ký thường trú.

- Bản chụp giấy chứng minh nhân dân còn giá trị.

4. Khi nộp hồ sơ, người đề nghị cấp hộ chiếu phải nộp lệ phí hộ chiếu theo quy định của Bộ Tài chính. Trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện thì nộp lệ phí cùng với hồ sơ và thanh toán cước phí chuyển, phát cho Bưu điện.

5. Thời hạn giải quyết hồ sơ và trả kết quả:

a) Đối với các trường hợp nêu tại khoản 1 Điều này, cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh trả kết quả trong thời hạn không quá 8 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ.

b) Đối với trường hợp nêu tại khoản 2 Điều này, cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh trả kết quả trong thời hạn không quá 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ.

6. Trưởng Công an phường, xã nơi công dân thường trú phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung xác nhận trong tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu của công dân.

7. Cơ quan, tổ chức có tư cách pháp nhân được người đề nghị cấp hộ chiếu ủy thác nộp hồ sơ và nhận kết quả phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc đối chiếu chính xác giữa người đề nghị cấp hộ chiếu, giấy chứng minh nhân dân và tờ khai của họ.

Về thủ tục nhập cảnh tại Nhật Bản:

Để được nhập cảnh vào Nhật Bản, bạn cần xin Visa. Dưới đây là hướng dẫn thủ tục xin cấp Visa:

Đối với Visa ngắn hạn (thăm người thân…gia đình, họ hàng: có quan hệ 3 đời)

- Tài liệu người xin Visa chuẩn bị:

(1) Hộ chiếu

(2) Tờ khai xin cấp Visa

(3) 01ảnh 4,5cm x 4,5cm

(4)Tài liệu chứng minh mối quan hệ họ hàng:

+ Giấy khai sinh

+ Giấy chứng nhận kết hôn

+ Bản sao hộ khẩu

(5)Tài liệu chứng minh khả năng chi trả kinh phí cho chuyến đi:

+ Giấy chứng nhận thu nhập do cơ quan có thẩm quyền cấp

+ Giấy chứng nhận số dư tiền gửi ngân hàng

- Tài liệu phía Nhật Bản chuẩn bị:

(1) Giấy lý do mời

(2) Bản sao hộ tịch (Trường hợp người mời hoặc vợ / chồng là người Nhật)

Trường hợp người bảo lãnh chịu chi phí ở mục (5) phía trên, hãy xuất trình các tài liệu từ mục (3) - (5) sau:

(3) Giấy chứng nhận bảo lãnh

(4) Một trong những tài liệu sau liên quan đến người bảo lãnh như sau :

+ Giấy chứng nhận thu nhập

+ Giấy chứng nhận số dư tiền gửi ngân hàng

+ Bản lưu giấy đăng ký nộp thuế (Bản sao)

+ Giấy chứng nhận nộp thuế (bản ghi rõ tổng thu nhập)

(5) Phiếu công dân ( (Bản có ghi quan hệ của các thành viên trong gia đình)

Trong trường hợp của bạn, muốn bảo lãnh cho bạn sang nước ngoài thì người bảo lãnh phải có những điều kiện như sau:

- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

- Có khả năng đáp ứng đủ kinh tế trong hợp đồng bảo lãnh

Như vậy, bạn có thể chọn những người thân trong gia đình có đấy đủ điều kiện bảo lãnh là có thể bảo lãnh cho bạn.

Ngoài những hồ sơ nêu trên, tùy trường hợp có thể Đại Sứ Quán hoặc Bộ Ngoại Giao sẽ yêu cầu xuất trình thêm giấy tờ khác. Xin lưu ý, trường hợp không xuất trình thêm những giấy tờ được yêu cầu có thể sẽ không được tiếp nhận hồ sơ Visa hoặc chậm cấp Visa.

Ngoài ra, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam để được hướng dẫn cụ thể về thủ tục này.

Thông tin về Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam

Địa chỉ: 27 Liễu Giai, Quận Ba Đình, Hà Nội

Điện thoại: 84-4-3846-3000 Fax: 84-4-3846-3043

Fax: 84-4-3846-3046 (lãnh sự)

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số:  1900.868644 để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Hòa Nhựt.

 

3. Điều kiện, thủ tục và lệ phí bảo lãnh người Việt Nam ra nước ngoài?

Kính chào Luật Hòa Nhựt, Tôi có một vấn đề mong các luật sư giải đáp: Dì tôi lấy chồng tại Đài Loan được 12 năm. Cha tôi đã qua đời nên mẹ tôi phải nuôi 2 anh em tôi. Bây giờ mẹ tôi không đủ điều kiện nuôi nên muốn cho em tôi làm con nuôi của dì tôi tức là chị của mẹ tôi.

Em tôi năm nay được 17 tuổi. Tôi muốn hỏi là em tôi có thuộc trường hợp không biết có được bảo lãnh hay không ? Nếu được thì thủ tục như thế nào ? Lệ phí là bao nhiêu ?

Tôi xin chân thành cảm ơn!

 

Thủ tục bảo lãnh ra nước ngoài ?

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại gọi: 1900.868644

Trả lời:

Thứ nhất, về thủ tục nhận con nuôi:

Trước hết bạn cần hiểu rằng việc nhận con nuôi này thuộc vào trường hợp nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài, căn cứ Luật nuôi con nuôi 2010:

« Điều 28. Các trường hợp nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài

1. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước cùng là thành viên của điều ước quốc tế về nuôi con nuôi với Việt Nam nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi.

2. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài được nhận con nuôi đích danh trong các trường hợp sau đây:

a) Là cha dượng, mẹ kế của người được nhận làm con nuôi;

b) Là cô, cậu, dì, chú, bác ruột của người được nhận làm con nuôi;

c) Có con nuôi là anh, chị, em ruột của trẻ em được nhận làm con nuôi;

d) Nhận trẻ em khuyết tật, nhiễm HIV/AIDS hoặc mắc bệnh hiểm nghèo khác làm con nuôi;

đ) Là người nước ngoài đang làm việc, học tập ở Việt Nam trong thời gian ít nhất là 01 năm.

3. Công dân Việt Nam thường trú ở trong nước nhận trẻ em nước ngoài làm con nuôi.

4. Người nước ngoài thường trú ở Việt Nam nhận con nuôi ở Việt Nam ».

Ngoài ra, để biết được người muốn nhận con bạn là con nuôi có đủ điều kiện để được nhận con nuôi hay không? Phải căn cứ vào điều 29 Luật nuôi con nuôi 2010:

« Điều 29. Điều kiện đối với người nhận con nuôi

1. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài nhận người Việt Nam làm con nuôi phải có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật nước nơi người đó thường trú và quy định tại Điều 14 của Luật này.

2. Công dân Việt Nam nhận người nước ngoài làm con nuôi phải có đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 14 của Luật này và pháp luật của nước nơi người được nhận làm con nuôi thường trú ».

Điều 14 quy định rằng:

“Điều 14. Điều kiện đối với người nhận con nuôi

1. Người nhận con nuôi phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

b) Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;

c) Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi;

d) Có tư cách đạo đức tốt.

2. Những người sau đây không được nhận con nuôi:

a) Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên;

b) Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh;

c) Đang chấp hành hình phạt tù;

d) Chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thanh niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.

3. Trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi thì không áp dụng quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều nàỳ

Sau khi xác định được người nhận nuôi đủ các điều kiện theo quy định trên. Căn cứ vào Luật nuôi con nuôi 2010:

« Điều 31. Hồ sơ của người nhận con nuôi

1. Hồ sơ của người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài nhận người Việt Nam làm con nuôi phải có các giấy tờ, tài liệu sau đây:

a) Đơn xin nhận con nuôi;

b) Bản sao Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế;

c) Văn bản cho phép được nhận con nuôi ở Việt Nam;

d) Bản điều tra về tâm lý, gia đình;

đ) Văn bản xác nhận tình trạng sức khỏe;

e) Văn bản xác nhận thu nhập và tài sản;

g) Phiếu lý lịch tư pháp;

h) Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân;

i) Tài liệu chứng minh thuộc trường hợp được xin đích danh quy định tại khoản 2 Điều 28 của Luật này.

2. Các giấy tờ, tài liệu quy định tại điểm b, c, d, đ, e, g và h khoản 1 Điều này do cơ quan có thẩm quyền của nước nơi người nhận con nuôi thường trú lập, cấp hoặc xác nhận.

3. Hồ sơ của người nhận con nuôi được lập thành 02 bộ và nộp cho Bộ Tư pháp thông qua cơ quan trung ương về nuôi con nuôi của nước nơi người nhận con nuôi thường trú; trường hợp nhận con nuôi đích danh quy định tại khoản 2 Điều 28 của Luật này thì người nhận con nuôi có thể trực tiếp nộp hồ sơ cho Bộ Tư pháp ».

Theo đó, hồ sơ của người nhận con nuôi sẽ được thực hiện theo quy định trên. sau đó, nộp hồ sơ cho Bộ tư pháp thông qua cơ quan trung ương về nuôi con nuôi của nước nơi người nhận con nuôi thường trú.

Đối với hồ sơ của người được nhận làm con nuôi, sẽ thực hiện theo điều 32 Luật nuôi con nuôi 2010 :

« Điều 32. Hồ sơ của người được giới thiệu làm con nuôi nước ngoài

1. Hồ sơ của người được giới thiệu làm con nuôi nước ngoài gồm có:

a) Các giấy tờ, tài liệu quy định tại khoản 1 Điều 18 của Luật này;

b) Văn bản về đặc điểm, sở thích, thói quen đáng lưu ý của trẻ em;

c) Tài liệu chứng minh đã thực hiện việc tìm gia đình thay thế trong nước cho trẻ em theo quy định tại khoản 2 Điều 15 của Luật này nhưng không thành.

2. Hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này được lập thành 03 bộ và nộp cho Sở Tư pháp nơi người được giới thiệu làm con nuôi thường trú.

3. Cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ lập hồ sơ của người được giới thiệu làm con nuôi sống tại gia đình; cơ sở nuôi dưỡng lập hồ sơ của trẻ em được giới thiệu làm con nuôi sống tại cơ sở nuôi dưỡng ».

Hồ sơ này sẽ nộp cho Sở Tư pháp nơi người được nhận làm con nuôi thường trú.

Xét trường hợp bạn đã nêu, em bạn có quyền được bảo lãnh sang Đài Loan. Việc thực hiên thủ tục tuân theo Luật nuôi con nuôi năm 2010 đã nêu ở trên. Về vấn đề lệ phí, bạn nên liên hệ với các cơ quan chức năng để có giải đáp chính xác nhất.

 

4. Thủ tục bảo lãnh ra nước ngoài?

Luật Hòa Nhựt tư vấn về vấn đề xuất nhập cảnh, bảo lãnh định cư ở nước ngoài như sau:

Trả lời:

Căn cứ quy định tại Nghị định số 136/2007/NĐ-CP của Chính phủ : Về xuất cảnh, nhập cảnh của côngdân Việt Nam (Nghị định 94/2015/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 136/2007/NĐ-CP xuất cảnh nhập cảnh của công dân Việt Nam) quy định cụ thể:

Các hình thức định cư ở nước ngoài:

- Định cư theo dạng đoàn tụ gia đình: Trường hợp này vợ chồng bảo lãnh nhau, bố mẹ bảo lãnh con cái, con cái bảo lãnh bố mẹ.

- Định cư theo dạng kỹ năng: Nhiều quốc gia thiếu lao động trong các lĩnh vực nhất định và có nhu cầu cho phép nhập cư những người có kỹ năng trong các nghành nghề mà họ đang thiếu. Đây không phải là dạng cấp visa tạm thời cho người tới lao động (theo hình thức xuất khẩu lao động) mà trường hợp này là định cư dài hạn và được phép nhập quốc tịch sau một thời gian nhất định, được phép cho cả vợ chồng và con cái cùng sang.

- Định cư dạng doanh nhân: Đối với những người đã từng có kinh nghiệm quản lý, kinh doanh, có tài sản ở mức quy định tối thiểu nào đó và có mong muốn mở doanh nghiệp kinh doanh tại nước họ muốn sang định cư. Với trường hợp này thì tiêu chuẩn về kinh nghiệm quản lý cũng không đơn giản bao gồm chức vụ quản lý, số năm kinh nghiệm và quy mô doanh nghiệp họ từng quản lý phải đạt chuẩn nhất định. Ngoài ra họ phải có đề án kinh doanh và khi sang định cư cũng sẽ bị kiểm tra hiệu quả của việc điều hành kinh doanh bao gồm cả số việc làm tạo ra, lợi nhuận và việc đóng thuế. Trên cơ sở đó thì việc định cư mới được lâu dài và cho phép nhập quốc tịch sau này.

- Định cư dạng đầu tư: Đây là trường hợp cho phép định cư với những người có trình độ quản lý, có nhiều tiền. Cụ thể như ở Canada thì phải có số tài sản chứng minh được là 1,6 triệu CAD và phải bỏ vào một ngân hàng số tiền là 800.000 CAD trong 5 năm mà không được hưởng lãi. Sau đó thì sẽ được hoàn trả lại số tiền và với trường hợp này thì không cần phải có hoạt động kinh doanh hay phương án kinh doanh như dạng định cư doanh nhân.

Để được bảo lãnh công dân Việt Nam sang nước ngoài bạn phải thực hiện thủ tục xuất cảnh ở Việt Nam và nhập cảnh ở quốc gia mà bạn muốn nhập cảnh. Cụ thể:

Trước hết, bạn phải được cơ quan Việt Nam cấp giấy tờ có giá trị xuất, nhập cảnh:

Theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định số 136/2007/NĐ-CP thì công dân Việt Nam mang giấy tờ có giá trị xuất cảnh, nhập cảnh do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp được xuất cảnh, nhập cảnh vào Việt Nam không cần thị thực. Cũng theo khoản 1 Điều 4 của Nghị định này thì hộ chiếu phổ thông được coi là một trong những giấy tờ có giá trị xuất, nhập cảnh được cấp cho mọi công dân Việt Nam để xuất cảnh, nhập cảnh. Như vậy công dân Việt Nam muốn được xuất cảnh, nhập cảnh thì phải có hộ chiếu phổ thông. Nếu bạn chưa có hộ chiếu phổ thông theo như qui định trên thì bạn cần làm thủ tục xin cấp hộ chiếu được qui định cụ thể tại điều 15 Nghị định số 136/2007/NĐ-CP:

Bạn cần làm thủ tục tại cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Công an tỉnh, thành phô trực thuộc Trung ương nơi bạn thường trú hoặc đang tạm trú.

Hồ sơ gồm:

- Tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông theo mẫu.

- Chứng minh nhân dân: Xuất trình nếu nộp trực tiếp hoặc ảnh chụp chứng minh nhân dân nếu nộp gián tiếp qua đường bưu điện.

Lưu ý trong trường hợp cấp thiết cần hộ chiếu gấp (do Bộ Công an quy định) người đề nghị có thể nộp hồ sơ và nhận kết quả tại Cục quản lý xuất, nhập cảnh - Bộ Công an.

Yêu cầu về lệ phí và thời hạn giải quyết sau khi nộp hồ sơ đầy đủ được quy định tại khoản 4 và 5 Điều 15 của Nghị định này: cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh sẽ trả kết quả cho bạn trong thời hạn không quá 8 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ.

Sau đó, bạn cần được cơ quan nơi muốn định cư cấp thị thực (visa) nhập cảnh vào quốc gia đó:

Nếu muốn nhập cảnh vào quốc gia khác, bạn phải thực hiện thủ tục xin thị thực nhập cảnh tại Đại sứ quán quốc gia đó tại Việt Nam (hoặc Phòng Lãnh sự quán). Để biết chi tiết thủ tục xin thị thực nhập cảnh, bạn có thể liên hệ với Cục quản lý xuất, nhập cảnh và Đại sứ quán của quốc gia muốn nhập cảnh hoặc vào trang thông tin điện tử của Đại sứ quán quốc gia đó tại Việt Nam.

Để nắm rõ điều kiện và thủ tục nhập cảnh vào quốc gia khác, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Đại sứ quán của quốc gia đó tại Việt Nam để được hướng dẫn cụ thể.

 

5. Bảo lãnh sang nước ngoài làm việc thế nào?

Kính thưa luật sư! Tôi mong luật sư trả lời giúp tôi câu hỏi dưới đây: Tôi có chỗ quen biết muốn bảo lãnh tôi sang Nga làm việc cho họ. Họ là người Việt Nam đã sang Nga nhập quốc tịch và có nhà hàng hiện tại họ có một công ty dược phẩm ở Việt Nam. Họ nói có thể bảo lãnh tôi sang làm việc theo hợp đồng 3 năm. Trong thời gian đó tôi có thể về Việt Nam tùy thuộc năng lực làm việc hoặc có việc đột xuất.

Vậy những lời họ nói có đúng không thưa luật sư ?

Xin cảm ơn luật sư!

>> Luật sư tư vấn luật dân sự về điều kiện bảo lãnh xuất khẩu lao động, gọi :1900.868644

 

Trả lời:

Điều 3 Luật người lao động ở Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2006 giải thích về bảo lãnh cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài như sau:

"Điều 3. Giải thích từ ngữ

6. Bảo lãnh cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài là việc người thứ ba (sau đây gọi là người bảo lãnh) cam kết với doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho người lao động trong trường hợp người lao động không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ trong Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài."

Theo thông tin mà bạn cung cấp thì việc bạn có chỗ quen biết tại nước ngoài và họ muốn bảo lãnh bạn sang làm việc tại cửa hàng của họ ở nước ngoài.

Như vậy, việc bảo lãnh này không thuộc trường hợp quy định theo khoản 1 điều 55 luật người lao động Việt Nam đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng:

"1.Việc bảo lãnh được thực hiện trong các trường hợp sau đây:

a) Người lao động đi làm việc theo Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp dịch vụ không ký quỹ hoặc không đủ tiền ký quỹ theo quy định tại Điều 23 của Luật này;

b) Người lao động đi làm việc theo Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với tổ chức sự nghiệp khi tổ chức này yêu cầu thực hiện việc bảo lãnh.".

Do đó bạn không thể đi lao động ở nước ngoài.

"Điều 54. Điều kiện của người bảo lãnh

Người bảo lãnh phải có đủ các điều kiện sau đây:

1. Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

2. Có khả năng về kinh tế đáp ứng điều kiện trong Hợp đồng bảo lãnh."

"Điều 57. Hợp đồng bảo lãnh

1. Hợp đồng bảo lãnh phải được lập thành văn bản.

2. Hợp đồng bảo lãnh phải có những nội dung chính sau đây:

a) Phạm vi bảo lãnh;

b) Quyền và nghĩa vụ các bên tham gia Hợp đồng bảo lãnh;

c) Thời hạn thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh;

d) Xử lý tài sản của người bảo lãnh.

3. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Tư pháp quy định chi tiết nội dung của Hợp đồng bảo lãnh và việc thanh lý Hợp đồng bảo lãnh."

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.868644 để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Hòa Nhựt. Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.