Thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả mới nhất 2023

Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả là tài sản có giá trị pháp lý rất lớn với tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả. Tuy nhiên, trong trường hợp giấy tờ đó bị thất lạc hoặc hư hỏng thì các cá nhân tổ chức phải thực hiện các thủ tục gì? Hãy cũng Luật Hòa Nhựt tìm hiểu về vấn đề này.

1. Trường hợp được cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả

Theo quy định pháp luật hiện hành, cụ thể là tại khoản 1 Điều 40 Nghị định 17/2023/NĐ-CP, Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả được cấp lại khi bản được cấp bị mất, rách nát hoặc hỏng. Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp đều sẽ được Cục Bản quyền tác giả cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả.

2. Thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận quyền tác giả

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Trước khi thực hiện việc nộp hồ sơ xin cấp lại, các giấy tờ cần chuẩn bị bao gồm:

- Tờ khai đăng ký quyền tác giả do tác giả/đồng tác giả, chủ sở hữu ký tên

- 02 bản sao tác phẩm. Hiện nay Cục Bản quyền tác giả cho phép người nộp đơn đăng tác phẩm lên trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia, rồi ghi lại mã trên Tờ khai để thuận tiện cho việc nộp đơn.

- Văn bản ủy quyền cho công ty Luật Hòa Nhựt, trong trường hợp Quý Khách có nhu cầu sử dụng dịch vụ của Công ty chúng tôi.

- Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả đã bị hư hỏng kèm theo bản sao tác phẩm đã được đóng dấu và ghi số bởi Cục Bản quyền tác giả. Trong trường hợp Giấy chứng bản gốc đã mất, Quý Khách hàng có thể làm công văn cam đoan với cơ quan nhà nước về việc bản gốc tài liệu đã thất lạc. Ngoài ra, việc này giúp nhà làm luật kiểm soát được số lượng bản chính của Giấy chứng nhận xuống 01 bản. Trong trường hợp cá nhân tổ chức gian dối trong việc khai báo, cơ quan có thẩm quyền hoàn toàn có thẩm quyền hủy Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả được cấp lại.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Công ty Luật Hòa Nhựt sẽ thực hiện việc nộp đơn đại diện cho Khách hàng tại Cục Bản quyền tác giả; đồng thời thực hiện việc nộp phí, lệ phí theo quy định của pháp luật. Kết quả nhận về sẽ là một Giấy biên nhận để Luật Hòa Nhựt và người nộp đơn thực hiện việc theo dõi trực tiếp trên cơ quan có thẩm quyền.

Bước 3: Theo dõi và sửa đổi hồ sơ

Công ty Luật Hòa Nhựt sẽ thường xuyên liên lạc, cử Chuyên viên lên làm việc trực tiếp với các Chuyên viên quản lý bản quyền của Cục Bản quyền tác giả để kịp thời sửa đồi hồ sơ để phù hợp với thực tiễn làm việc của Cục.

Bước 4: Nhận kết quả

Sau khi hồ sơ đã được sửa đổi phù hợp với Quy định pháp luật hiện hành, sau 07 ngày làm việc, Cục Bản quyền tác giả sẽ cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả. Công ty Luật Hòa Nhựt sẽ thực hiện việc chuyền hồ sơ từ Cục Bản quyền về đến địa chỉ của Khách hàng.

3. Phí, lệ phí

Hiện nay, phí và lệ phí của việc cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả phụ thuộc vào loại hình đăng ký bản quyền. Chi phí cụ thể sẽ theo bảng sau:

PhíLoại hình tác phẩm
50.000 đồng/văn bằng bảo hộ

Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, các tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết (loại hình tác phẩm viết)

Bài giảng, bài phát biểu, bài nói khác

Tác phẩm báo chí

Tác phẩm ẩm nhạc

Tác phẩm nhiếp ảnh

150.000 đồng/văn bằng bảo hộ

Tác phẩm kiến trúc

Bản họa đồ, sơ đồ bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, công trình khoa học

200.000 đồng/văn bằng bảo hộ

Tác phẩm tạo hình

Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng

250.000 đồng/văn bằng bảo hộ

Tác phẩm điện ảnh đã được định hình

Tác phẩm sân khấu đã được định hình

300.000 đồng/văn bằng bảo hộChương trình phần mềm máy tính

4. Một số vấn đề khác

a) Tại sao phải cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả

Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả là văn bản của Cục Bản quyền tác giả công nhận một tác phẩm đã được định hình một cách hợp pháp của một cá nhân, tổ chức được sáng tác bởi tác giả nào, đơn vị nào là chủ sở hữu và thời điểm sáng tác. Việc cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả sẽ giúp tác giả có một văn bản pháp lý vững chắc khi thực thi các quyền tài sản và quyền nhân thân của mình. Ví dụ như, các nhà sách sẽ luôn luôn ưu tiên các tác giả được cấp Giấy chứng đăng ký quyền tác giả so với những tác giả không có. Đặc biệt, khi có tranh chấp liên quan đến tác phẩm, tác giả sẽ không phải đưa ra chứng cứ chứng minh thời điểm phát sinh quyền của mình, trừ trường hợp bên kia có tài liệu chứng minh điều ngược lại. Trong trường hợp bị thất lạc, tác giả đương nhiên có thể thông qua Tòa án yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền cung cấp thông tin, tuy nhiên thời gian xử lý có thể lâu hơn so với việc có sẵn bản cứng trong tay.

b) Ai được quyền yêu cầu cấp lại Giấy chứng nhận quyền tác giả

Theo quy định pháp luật hiện hành: tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả là những người bắt buộc phải có chữ ký ở trên tờ khai đăng ký quyền tác giả. Tuy nhà làm luật không quy định rõ, nhưng thông qua việc yêu cầu bắt buộc phải có chữ ký cho thấy các cá nhân, tổ chức này là các chủ thể có quyền yêu cầu cấp lại Giấy chứng nhận quyền tác giả. Việc yêu cầu chữ ký của cả 2 chủ thể có thể gây phiền phức về mặt ngắn hạn, tuy nhiên điều này đảm bảo 2 bên đều biết rõ về việc cấp lại Giấy chứng nhận này. Điều này xuất phát từ giá trị pháp lý quan trọng của Giấy chứng nhận quyền tác giả này, đặc biệt là với tác giả của tác phẩm. Nếu một trong hai bên không được biết về việc cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, thì sẽ dễ dẫn đến tranh chấp về quyền lợi là trước mắt, nhưng về lâu dài thì ảnh hưởng nghiêm trọng tới niềm tin giữa đôi bên.

c) Thời gian cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả thường mất bao lâu?

Từ ngày chủ đơn nộp hồ sơ cho Cục Bản quyền tác giả, các Chuyên viên của Cục Bản quyền có 01 tháng để kiểm tra tính hợp pháp của hồ sơ đó. Trong trường hợp Cục phát hiện có sai sót trong hồ sơ thì Chuyên viên của Cục sẽ phát hành một thông báo về việc sửa đổi bổ sung hồ sơ. Việc thông báo này có thể được thực hiện qua email hoặc qua các phương tiện điện tử khác được ghi trong tờ khai. Tuy nhiên, nếu sau 01 tháng từ ngày ra thông báo mà chủ đơn không có việc sửa đổi, bổ sung hồ sơ được yêu cầu sửa đổi  thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền  có thể trả hồ sơ cho người nộp đơn. Do đó, bước Theo dõi và sửa đổi hồ sơ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với việc xử lý hồ sơ cấp lại nói chung và đăng ký quyền tác giả nói riêng.

d) Trường hợp nào thì Cục Bản quyền tác giả từ chối cấp lại Giấy chứng nhận quyền tác giả?

Theo quy định hiện hành, Cục Bản quyền tác giả có thể từ chối cấp lại Giấy chứng nhận quyền tác giả trong 03 trường hợp:

Trường hợp số 1: Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả không hư hỏng tới mức phải tiến hành cấp lại. Điều này giúp khống chế số lượng bản chính có thể sử dụng trong tranh chấp bất kỳ xuống mức 01 bản. Việc có nhiều bản chính Giấy chứng nhận đăng ký Quyền tác giả có thể gây rối loạn trong trường hợp có tranh chấp hoặc trong việc thực hiện các quyền tài sản và nhân thân của tác giả.

Trường hợp số 2: Các Chuyên viên của cơ quan nhà nước có thẩm quyền phát hiện nội dung tác phẩm đã định hình gửi cho Cơ quan có thẩm quyền có sự thay đổi so với nội dung được cấp. Do đó, các cá nhân tổ chức phải chuẩn bị đúng hồ sơ so với nội dung đã được đăng ký bản quyền từ trước để tránh việc bị trả lại hồ sơ một cách đáng tiếc.

Trường hợp số 3: Các chuyên viên của cơ quan nhà nước có thẩm quyền phát hiện tác phẩm đã định có nội dung

- Vi phạm quy định pháp luật; Có nội dung chống phá Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Trái với đạo đức, thuần phong mỹ tục; Có yếu tố mê tín dị đoan

- Tác phẩm đang có tranh chấp và chưa có quyết định có hiệu lực pháp luật của cơ quan có thẩm quyền

- Hết thời hạn 01 tháng kể từ ngày ban hành thông báo yêu cầu sửa đổi mà chủ đơn không thực hiện việc sửa đổi.

Lưu ý: Việc tác phẩm được cấp Giấy chứng nhận trước đó không ảnh hưởng đến lần cấp Giấy chứng nhận lần này.

e) Hiệu lực pháp lý của các Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả cũ

Trong trường hợp hiếm hoi khi nộp đơn mà các cá nhân có quyền nộp đơn không nộp lại Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả với lý do mất, sau đó bất ngờ tìm thấy lại thì việc giải quyết sẽ giải quyết như sau: Cá nhân tổ chức ngay lập tức gửi một công văn cho cơ quan có thẩm quyền đã hoặc đang xử lý hồ sơ cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký bản quyền giải trình về vấn đề này, kèm theo công văn đó là Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả gốc. Ngoài ra, cá nhân tổ chức cũng có thể làm công văn yêu cầu ngừng lại việc xử lý hồ sơ xin cấp lại với lý đo tình trạng thất lạc của hồ sơ đã không còn nữa. Điều này dựa trên nguyên tắc số lượng Giấy chứng nhận chỉ có thể có một.

Nếu quý khách hàng gặp bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến bài viết hoặc các vấn đề pháp lý, chúng tôi xin gửi đến quý khách thông tin liên hệ với tổng đài tư vấn pháp luật 1900.868644 hoặc qua email [email protected] để nhận được sự hỗ trợ và giải quyết một cách tốt nhất. Chúng tôi luôn sẵn lòng lắng nghe và tư vấn để đáp ứng mọi yêu cầu của quý khách hàng. Với đội ngũ chuyên gia pháp luật giàu kinh nghiệm, chúng tôi cam kết sẽ cung cấp thông tin chính xác và tư vấn phù hợp với tình huống mà quý khách đang đối diện. Hãy để chúng tôi giúp bạn giải quyết mọi vấn đề pháp lý một cách hiệu quả và đáng tin cậy.