1. Sáng chế là đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ
Theo quy định tại Điều 3 Luật sở hữu trí tuệ 2009, sửa đổi, bổ sung 2022 các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ bao gồm:
- Đối tượng quyền tác giả bao gồm tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.
- Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp bao gồm sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý.
- Đối tượng quyền đối với giống cây trồng là vật liệu nhân giống và vật liệu thu hoạch.
Như vậy, có thể thấy, sáng chế là đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ mà cụ thể là quyền sở hữu công nghiệp. Theo quy định tại khoản 4 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ có định nghĩa, quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.
Về sáng chế tại khoản 12 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005 có quy định, sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên.
Việc xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 6 Luật sở hữu trí tuệ quy định, căn cứ xác lập quyền sở hữu trí tuệ đối với sáng chế là quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật sở hữu trí tuệ hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
2. Thủ tục đăng ký sáng chế theo quy định hiện nay
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ, hồ sơ cần chuẩn bị bao gồm:
- 02 Tờ khai đăng ký sáng chế, đánh máy theo mẫu pháp luật quy định
- 02 Bản mô tả sáng chế/ giải pháp hữu ích; Bản mô tả sáng chế/giải pháp hữu ích phải đáp ứng quy định của pháp luật.
Bản mô tả sáng chế/giải pháp hữu ích gồm có:
+ Phần mô tả: Phần mô tả phải được trình bày đầy đủ, rõ ràng bản chất của sáng chế theo các nội dung sau: Tên sáng chế/giải pháp hữu ích; Lĩnh vực sử dụng sáng chế/giải pháp hữu ích; Tình trạng kỹ thuật của lĩnh vực sử dụng sáng chế/giải pháp hữu ích; Bản chất kỹ thuật của sáng chế/giải pháp hữu ích; Mô tả vắn tắt các hình vẽ kèm theo (nếu có); Mô tả chi tiết các phương án thực hiện sáng chế/giải pháp hữu ích; + Những lợi ích (hiệu quả) có thể đạt được.
+ Yêu cầu bảo hộ: Yêu cầu bảo hộ được tách thành riêng sau phần mô tả, yêu cầu bảo hộ được dùng để xác định phạm vi quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế. Yêu cầu bảo hộ phải được trình bày ngắn gọn, rõ ràng, phù hợp với phần mô tả và hình vẽ, trong đó phải làm rõ những dấu hiệu mới của đối tượng yêu cầu được bảo hộ.
+ Hình vẽ (nếu có): Hình vẽ được tách thành trang riêng: 02 Bản tóm tắt sáng chế/giải pháp hữu ích. Tóm tắt sáng chế/giải pháp hữu ích không được vượt quá 150 từ và phải được tách thành trang riêng. Bản tóm tắt sáng chế/giải pháp hữu ích không bắt buộc phải nộp tại thời điểm nộp đơn và người nộp đơn có thể bổ sung sau;
- Chứng từ nộp phí, lệ phí.
- Các tài liệu khác (nếu có)
+ Giấy ủy quyền (nếu đơn đăng ký sáng chế/giải pháp hữu ích được nộp thông qua tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp);
+ Giấy chuyển nhượng quyền nộp đơn (nếu có);
+ Tài liệu xác nhận quyền đăng ký (nếu thụ hưởng từ người khác);
+ Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu đơn đăng ký sáng chế có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên).
Bước 2: Nộp đơn đăng ký:
Có hai hình thức nộp đơn, bao gồm:
- Hình thức nộp đơn giấy:
+ Người nộp đơn có thể nộp đơn đăng ký sáng chế/giải pháp hữu ích trực tiếp
+ Hoặc nộp qua dịch vụ của bưu điện đến một trong các điểm tiếp nhận đơn của Cục Sở hữu trí tuệ cụ thể như sau:
Trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ, địa chỉ: 386 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.
Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Hồ Chí Minh, địa chỉ: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, 17/19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.
Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Đà Nẵng, địa chỉ: Tầng 3, số 135 Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.
- Nộp đơn trực tuyến. Với hình thức này, người nộp đơn cần có chứng thư số và chữ ký số, đăng ký tài khoản trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến và được Cục Sở hữu trí tuệ phê duyệt tài khoản để thực hiện các giao dịch đăng ký quyền sở hữu công nghiệp.
Bước 3: Cục Sở hữu trí tuệ sẽ tiếp nhận đơn và tiến hành thẩm định về hình thức và nội dung đơn theo quy định của pháp luật. Nếu sáng chế đáp ứng được các điều kiện pháp luật quy định, Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định Cấp văn bằng bảo hộ, đăng bạ. Nếu sáng chế không đáp ứng được điều kiện pháp luật quy định, Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định từ chối cấp Văn bằng bảo hộ. Người nộp đơn nếu có căn cứ cho rằng quyết định của Cục Sở hữu trí tuệ là trái pháp luật thì có quyền khiếu nại quyết định từ chối cấp Văn bằng bảo hộ của Cục Sở hữu trí tuệ.
3. Thủ tục đăng ký sáng chế tại Gia Lai
Gia Lai là một tỉnh miền núi nằm ở phía bắc khu vực Tây Nguyên, miền Trung của Việt Nam và là tỉnh có diện tích lớn thứ hai Việt Nam. Tỉnh Gia Lai cũng đứng thứ nhất về diện tích và đứng thứ hai về dân số vùng Tây Nguyên.
Với vị trí địa lý như trên, việc các cá nhân có nhu cầu nộp đơn yêu cầu được cấp Văn bằng bảo hộ đối với sáng chế thường gặp rất nhiều khó khăn. Mặc dù, pháp luật đã có quy định về hình thức nộp đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ đối với sáng chế qua bưu điện hoặc nộp trực tuyến. Tuy nhiên, cả hai hình thức này đều đòi hỏi cá nhân, tổ chức phải đáp ứng được điều kiện nhất định cũng như thủ tục và các giấy tờ kèm theo khá phức tạp. Ngoài ra, quá trình thẩm định đơn đối với sáng chế thường mất khá nhiều thời gian, trong quá trình này, các cá nhân, cơ quan nộp đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ đối với sáng chế, đôi khi cần trả lời các công văn phúc đáp của Cục Sở hữu trí tuệ liên quan đến yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ đối với sáng chế.
Chính vì vậy, để đảm bảo sự thuận lợi trong quá trình nộp đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ đối với sáng chế, các cá nhân, tổ chức có thể thể tham khảo về việc sử dụng dịch vụ đại diện tiến hành các thủ tục để được cấp Văn bằng bảo hộ đối với sáng chế theo quy định của pháp luật. Trong số các đơn vị cung cấp dịch vụ đại diện thực hiện thủ tục đăng ký sáng chế, Luật Minh Khuê là một lựa chọn có thể đảm bảo được chất lượng dịch vụ thông qua uy tín được xây dựng và khẳng định nhiều năm trên thị trường.
Luật Minh Khuê là đơn vị có rất nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ nói chung cũng như dịch vụ đăng ký sáng chế nói riêng.
Trên thực tế, Luật Minh Khuê đã đại diện thực hiện dịch vụ đăng ký sáng chế cho rất nhiều cá nhân, tổ chức, Luật Minh Khuê luôn hướng tới mang đến cho khách hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất thông qua thái độ làm việc chuyên nghiệp, sự tận tình của các chuyên viên, đội ngũ luật sư được đòi tạo bài bản về pháp luật cũng như rất giàu kinh nghiệm thực tế.
Mọi thắc mắc về một số vấn đề có liên quan liên hệ đầu số tổng đài 1900.868644 hoặc địa chỉ email [email protected] để được giải đáp chi tiết.
Trân trọng!