1. Sự cần thiết phải đăng ký thương hiệu nước ép trái cây
Như đã nói ở trên, thị trường nước ép trái cây đang ngày càng trở nên hấp dẫn với các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Cũng chính vì thế, sự cạnh tranh trong thị trường đó sẽ trở nên gay gắt hơn, thậm chí có phần xảo quyệt hơn. Vì vậy, dù cho bạn đang có một sản phẩm rất đắt khách với một logo bắt mắt, tất cả đều vô nghĩa nếu đối thủ cạnh tranh của bạn thực hiện việc đăng ký nhãn hiệu đó trước tại Cục Sở hữu Trí tuệ. Về mặt lý thuyết thì có thể thực hiện việc yêu cầu hủy Văn bằng bảo hộ trong trường hợp giả định trên, nhưng "phòng bệnh hơn chữa bệnh", việc đăng ký nhãn hiệu trước sẽ giúp ngăn cản những kẻ bắt chước theo, đồng thời nâng cao uy tín của nhãn hiệu của mình.
Ngoài ra, việc đăng ký thương hiệu nước ép trái cây một cách hợp pháp sẽ giúp tạo ra cơ hội cho việc gia tăng thu nhập. Một trong những biện pháp kiếm tiền từ nhãn hiệu đã đăng ký là phương pháp "nhượng quyền" (franchising). Theo đó, một Doanh nghiệp có thể cho các doanh nghiệp khác "thuê" nhãn hiệu của mình, gắn lên các sản phẩm dịch vụ mà do Doanh nghiệp phê duyệt để tạo ra doanh thu một cách bị động. Tuy nhiên, điều này cũng gắn với rủi ro của việc chất lượng sản phẩm không đáp ứng được kỳ vọng của người tiêu dùng với thương hiệu của Doanh nghiệp. Do đó, nếu áp dụng phương pháp này thì việc kiểm soát chất lượng sản phẩm là vấn đề sống còn với Doanh nghiệp.
2. Phân nhóm cho sản phẩm nước ép trái cây
Thương hiệu nước ép trái cây trên thực tế chứa rất nhiều sản phẩm dịch vụ bên trong nó, ví dụ như đồ uống hoa quả, đồ uống làm từ nước ép trái cây, thạch trái cây, v.v. Do đó, để đảm bảo việc liệt kê sản phẩm được khách quan nhất, nhà làm luật quy định việc liệt kê sản phẩm sẽ được lấy từ Bảng phân loại quốc tế hàng hóa/dịch vụ theo thỏa ước Nice phiên bản mới nhất.
Sau đây là gợi ý cho nhóm sản phẩm dịch vụ cho nhãn hiệu có sản phẩm dịch vụ liên quan tới nước ép trái cây:
Nhóm 30: Trà trái cây; Thạch trái cây (dạng bánh kẹo).
Nhóm 32: Đồ uống hoa quả và nước ép hoa quả không có cồn; Đồ uống từ nước ép rau củ không có cồn; Đồ uống làm từ nước ép trái cây không có cồn; Nước sinh tố.
Nhóm 35: Mua bán, xuất nhập khẩu: Đồ uống hoa quả và nước ép hoa quả không có cồn; Đồ uống từ nước ép rau củ không có cồn; Đồ uống làm từ nước ép trái cây không có cồn; Nước sinh tố.
Nhóm 43: Dịch vụ quán trà; Dịch vụ quán trà sữa; Dịch vụ quán cà phê; Dịch vụ quán sinh tố; Dịch vụ quán bia; Dịch vụ quán rượu.
Lưu ý: Các nhóm sản phẩm dịch vụ bên trên chỉ là gợi ý, không thể được coi ý kiến pháp lý từ phía Công ty Luật Hòa Nhựt. Quý Khách có nhu cầu được tư vấn kỹ hơn về vấn đề này vui lòng liên hệ ở số điện thoại và email phía dưới để được sự tư vấn chính xác nhất.
3. Trình tự, thủ tục đăng ký thương hiệu nước ép trái cây
3.1. Các tài liệu cần có trong hồ sơ đăng ký nhãn hiệu
Sau khi phân nhóm, tra cứu nhãn hiệu thì Luật Hòa Nhựt sẽ tiến hành soạn hồ sơ đăng ký nhãn hiệu cho nước ép trái cây gồm những tài liệu sau:
- 02 Tờ khai đăng ký nhãn hiệu bao gồm các thông tin cơ bản của nhãn hiệu: tên, mô tả, màu sắc, nhóm sản phẩm, dịch vụ của thương hiệu nước ép trái cây
- 05 Mẫu nhãn hiệu kèm theo: Các mẫu nhãn hiệu này phải được in màu, với độ phân giải cao, vì đây là cơ sở để Cục Sở hữu Trí tuệ đăng dữ liệu lên trang web của Cục
- Chứng từ nộp phí, lệ phí: Tài liệu nhằm chứng minh chủ đơn đã thực hiện đầy đủ việc nộp phí. Luật Hòa Nhựt sẽ thực hiện những vấn đề liên quan đến phí và lệ phí nhằm đảm bảo Quý Khách không phải bận tâm đến bất kỳ vấn đề gì.
- Giấy uỷ quyền: Tài liệu cho phép Luật Hòa Nhựt được đại diện Khách hàng thực hiện các công việc với Cục Sở hữu Trí tuệ nhân danh Khách hàng.
3.2. Các bước thực hiện việc đăng ký nhãn hiệu nước ép trái cây
Bước 1: Trước khi tiến hành nộp đơn đăng ký nhãn hiệu cho nước ép trái cây
Trước khi tiến hành nộp đơn, Quý Khách nên liên lạc với công ty Luật Hòa Nhựt để được tư vấn về những công việc cần thực hiện trước khi nộp đơn. Tại bước này, sau khi Khách hàng cung cấp nhãn hiệu cho Luật Hòa Nhựt, Quý Khách hàng và Chuyên viên sẽ bàn bạc với nhau để xác định sản phẩm dịch vụ để đưa vào Tờ khai đăng ký nhãn hiệu. Tùy vào nhu cầu mà Chuyên viên có thể mở rộng hoặc thu hẹp số lượng các sản phẩm dịch vụ dự định bảo hộ nhằm đảm bảo phù hợp sát nhất với nhu cầu của Khách hàng.
Bước 2: Nộp đơn tại Cục Sở hữu Trí tuệ
Sau khi chuẩn bị xong hồ sơ cũng như phạm vi bảo hộ dự kiến, Luật Hòa Nhựt sẽ đại diện Khách hàng thực hiện việc nộp đơn tại Cục Sở hữu Trí tuệ. Sau khi đơn được nộp tại khu vực Một cửa, một đơn đăng ký nhãn hiệu sẽ trải qua các bước sau:
- Thẩm định hình thức: Như tên gọi, việc thẩm định hình thức sẽ nhằm kiểm tra tính hợp lệ của đơn theo các yêu cầu về hình thức, về quyền nộp đơn, về đối tượng loại trừ, về việc nộp phí và lệ phí. Sau đó Chuyên viên sẽ ra quyết định đơn có hợp lệ về mặt hình thức hay không. Nếu không phù hợp, chuyên viên sẽ ra Thông báo dự định từ chối đơn hợp lệ về mặt hình thức và yêu cầu chủ đơn sửa lại cho phù hợp.
- Công bố đơn: Sau khi đã có Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ về mặt hình thức, đơn sẽ được công bố trên Công báo Sở hữu Công nghiệp để các bên khác được biết trong thời gian 2 tháng kể từ ngày có Quyết định chấp nhận.
- Thẩm định nội dung đơn: Đây là đoạn quan trọng nhất nên thời hạn luật định cũng dài nhất. Ở giai đoạn này, đơn đăng ký Nhãn hiệu được đánh giá các điều kiện bảo hộ theo quy định pháp luật về nhãn hiệu. Các điều kiện bảo hộ đó bao gồm: đối chứng tiềm tàng, khả năng phân biệt tự thân, khả năng phân biệt với đối chứng, các yếu tố có khả năng phân biệt. Việc tra cứu này được thực hiện ở trên phần mềm của Cục Sở hữu Trí tuệ và nổi tiếng là rất phức tạp, nhằm đảm bảo tỷ lệ sai số rất thấp. Do đó, thời gian thực hiện công đoạn này cũng là dài nhất trong số các giai đoạn ở trong bước này.
Bước 3: Nhận kết quả
- Ra Quyết định: Bất luận đơn đăng ký có vượt qua được bước Thẩm định nội dung đơn hay không, một trong hai Quyết định sẽ được đưa ra, chấp thuận hoặc từ chối. Trong trường hợp chấp thuận và đã nộp đủ phí, lệ phí, Cục Sở hữu Trí tuệ sẽ ra Quyết định cấp Văn bằng bảo hộ, công bố trên Công báo Sở hữu Công nghiệp và ghi nhận vào Sổ Đăng ký quốc gia về Sơ hữu Công nghiệp
- Sau khi nhận được thông báo dự định cấp văn bằng bảo hộ, theo quy định pháp luật thì chủ đơn tiến hành nộp lệ phí cấp bằng. Luật Hòa Nhựt sẽ đại diện nhận Văn bằng tại Cục và gửi về cho Khách hàng.
4. Phí, lệ phí liên quan đến việc đăng ký thương hiệu nước ép trái cây
Khi thực hiện bước nộp đơn, các chi phí cần chuẩn bị là:
- Lệ phí nộp đơn: 75.000VNĐ
- Phí công bố đơn: 120.000VNĐ
- Phí tra cứu phục vụ Thẩm định nội dung: 180.000 đồng/01 nhóm sản phẩm, dịch vụ
- Phí tra cứu cho sản phẩm, dịch vụ thứ 7 trở đi: 30.000 đồng/01 sản phẩm, dịch vụ
- Phí thẩm định nội dung: 550.000 đồng/01 nhóm sản phẩm, dịch vụ
- Phí thẩm định nội dung cho sản phẩm/dịch vụ thứ 7 trở đi: 120.000 đồng/01 sản phầm, dịch vụ.
Tổng chi phí dự tính trong trường hợp chỉ đăng ký 01 nhóm với 06 sản phẩm: 925.000 đồng
Trên đây là toàn bộ nội dung về chủ đề đăng ký thương hiệu nước ép trái cây được thực hiện như thế nào? mà Luật Hòa Nhựt muốn gửi đến các quý độc giả. Nếu quý độc giả có bất cứ vướng mắc nào về pháp luật, quý độc giả vui lòng liên hệ hotline: 1900.868644 hoặc email: [email protected] để được hỗ trợ. Trân trọng!