1. Thủ tục ly hôn khi không có con chung?
Trả lời:
Theo thông tin bạn cung cấp, bạn kết hôn đã được gần 02 năm. Hiện tại, chưa có con cái gì cả, và cũng chưa có tài sản chung nào, cuộc sống vợ chồng đã không có tình cảm, coi như đang sống ly thân từ khoảng 01 năm nay. Cả hai bên không còn có chuyện sinh hoạt vợ chồng gì nữa, giữa hai bạn liên tục xảy ra cãi vả, bất đồng quan điểm, vợ bạn là người không chung thuỷ, có tính lăng nhăng trai gái. Bạn đã nói nhiều lần nhưng không có sự thay đổi, thậm chí vợ bạn còn muốn ly hôn. Bây giờ, bạn không còn cách nào khác đó là cần phải ly hôn. Do đó, theo quy định tại Điều 55 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:
"Điều 55. Thuận tình ly hôn
Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn."
Như vậy, nếu trường hợp cả bạn và vợ bạn đều cùng tự nguyện mong muốn ly hôn, hai bạn chưa có con chung cũng như tài sản chung thì hai bạn chỉ cần nộp hồ sơ nộp trực tiếp tới Tòa án nhân dân cấp quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi một trong hai bên cư trú (thường trú hoặc tạm trú) hoặc nơi làm việc để yêu cầu giải quyết ly hôn.
Hồ sơ ly hôn thuận thì gồm những giấy tờ sau:
-Đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, nuôi con, chia tài sản khi ly hôn: Bạn có thể viết tay hoặc đánh máy hoặc có thể đến trực tiếp tại Tòa án nhân dân cấp huyện để mua mẫu đơn.
- Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn bản chính;
- Bản sao sổ hộ khẩu của bạn và vợ bạn có công chứng hoặc chứng thực;
- Bản sao Chứng minh nhân dân/Thẻ căn cước công dân/ Hộ chiếu có công chứng hoặc chứng thực của hai vợ chồng.
Về thời gian giải quyết vấn đề ly hôn của hai vợ chồng bạn:
Căn cứ Điều 363 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định về thủ tục nhận và xử lý đơn yêu cầu, theo đó:
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn yêu cầu và tài liệu, chứng cứ kèm theo, Chánh án Tòa án phân công Thẩm phán giải quyết đơn yêu cầu. Theo đó:
+ Trường hợp đơn yêu cầu chưa ghi đầy đủ nội dung theo quy định thì Thẩm phán yêu cầu người yêu cầu sửa đổi, bổ sung trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu.
+ Trường hợp người yêu cầu thực hiện đầy đủ yêu cầu sửa đổi, bổ sung thì Thẩm phán tiến hành thủ tục thụ lý việc dân sự. Hết thời hạn quy định mà người yêu cầu không sửa đổi, bổ sung đơn yêu cầu thì Thẩm phán trả lại đơn yêu cầu và tài liệu, chứng cứ kèm theo cho họ.
+ Trường hợp xét thấy đơn yêu cầu và tài liệu, chứng cứ kèm theo đã đủ điều kiện thụ lý thì Thẩm phán thực hiện như sau: Thông báo cho người yêu cầu về việc nộp lệ phí yêu cầu giải quyết việc dân sự trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo nộp lệ phí, trừ trường hợp người đó được miễn hoặc không phải nộp lệ phí theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí. Tòa án thụ lý đơn yêu cầu khi người yêu cầu nộp cho Tòa án biên lai thu tiền lệ phí yêu cầu giải quyết việc dân sự. Trong trường hợp người yêu cầu được miễn hoặc không phải nộp lệ phí thì Thẩm phán thụ lý việc dân sự kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu.
Theo quy định tại Điều 397 Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định về hòa giải và công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn. Căn cứ theo đó thì:
- Trong thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu, trước khi tiến hành hòa giải để vợ chồng đoàn tụ, khi xét thấy cần thiết, Thẩm phán có thể tham khảo ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em về hoàn cảnh gia đình, nguyên nhân phát sinh mâu thuẫn và nguyện vọng của vợ, chồng, con có liên quan đến vụ án.
- Thẩm phán phải tiến hành hòa giải để vợ chồng đoàn tụ; giải thích về quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng, giữa cha, mẹ và con, giữa các thành viên khác trong gia đình, về trách nhiệm cấp dưỡng và các vấn đề khác liên quan đến hôn nhân và gia đình.
- Trong trường hợp sau khi hòa giải, vợ, chồng đoàn tụ thì Thẩm phán ra quyết định đình chỉ giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn của họ. Ngược lại, trong trường hợp hòa giải đoàn tụ không thành thì Thẩm phán ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận của các đương sự.
- Trong trường hợp hòa giải đoàn tụ không thành và các đương sự không thỏa thuận được về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con thì Tòa án đình chỉ giải quyết việc dân sự về công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn và thụ lý vụ án để giải quyết. Tòa án không phải thông báo về việc thụ lý vụ án, không phải phân công lại Thẩm phán giải quyết vụ án.
Như vậy, tổng thời gian để giải quyết đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn khoảng 01 tháng hoặc hơn 01 tháng. Tùy vào từng thời điểm hồ sơ vụ án giải quyết mà bên Tòa án có thể giải quyết nhanh hơn hoặc lâu hơn, cũng như căn cứ vào thái độ thiện chí mà hai bên vợ chồng bạn có cố gắng thực hiện nhanh chóng những yêu cầu mà Tòa án yêu cầu.
Về mức án phí phải nộp khi thuận tình ly hôn không có tranh chấp về tài sản:
Căn cứ Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án bạn phải nộp như sau:
1 | Án phí dân sự sơ thẩm | |
1.1 | Đối với tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động không có giá ngạch | 300.000 đồng |
1.2 | Đối với tranh chấp về kinh doanh, thương mại không có giá ngạch | 3.000.000 đồng |
1.3 | Đối với tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình có giá ngạch | |
a | Từ 6.000.000 đồng trở xuống | 300.000 đồng |
b | Từ trên 6.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng | 5% giá trị tài sản có tranh chấp |
c | Từ trên 400.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng | 20.000. 000 đồng + 4% của phầngiá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng |
d | Từ trên 800.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng | 36.000.000 đồng + 3% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 800.000.000 đồng |
đ | Từ trên 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng | 72.000.000 đồng + 2% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 2.000.000.000 đồng |
e | Từ trên 4.000.000.000 đồng | 112.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị tài sản tranh chấp vượt 4.000.000.000 đồng. |
Như vậy, hai vợ chồng bạn đều thuận tình ly hôn và hai vợ chồng bạn không có tranh chấp gì thì mức án phí phải nộp là 300.000 đồng.
2. Có đòi lại phần đất đã cho trước khi ly hôn được không ?
Luật sư tư vấn:
Theo thông tin bạn cung cấp thì mẹ bạn đã sang tên bìa đỏ cho anh chị bạn. Như vậy theo quy định của Luật hôn nhân gia đình 2014 thì đây là tài sản chung của vợ chồng anh chị bạn. Cụ thể Điều 33 Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định như sau:
“Điều 33. Tài sản chung của vợ chồng
1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.
3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung".
Như vậy, đây là tài sản mẹ bạn cho chung hai vợ chồng và trên sổ đỏ đứng tên cả hai vợ chồng nên theo quy định của pháp luật thì đó là tài sản chung của vợ chồng. Vì đây là tài sản chung nên teo quy định của pháp luật thì khi ly hôn sẽ giải quyết như sau:
“Điều 59. Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn….
2. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:
a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.
3. Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.….
5. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
6. Tòa án nhân dân tối cao chủ trì phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp hướng dẫn Điều này.”
3. Điều kiện để nuôi cả hai con sau khi ly hôn?
>> Luật sư tư vấn pháp luật hôn nhân trực tuyến, gọi: 1900.868644
Luật sư tư vấn:
Điều 56 Luật hôn nhân và gia đình năm 20144 quy định về việc ly hôn theo yêu cầu của một bên như sau:
"Điều 56. Ly hôn theo yêu cầu của một bên
1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.
3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia."
Theo như bạn nêu thì bạn muốn ly hôn đơn phương vì cho rằng người mẹ không có đủ tư các để nuôi dạy con mà không nêu các biểu hiện cụ thể nên không thể khẳng định được bạn có tiến hành được thủ tục ly hôn hay không. Bạn xem thêm căn cứ ly hôn đơn phương tại Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP Của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao số 02/2000/NĐ-HĐTP ngày 23 tháng 12 năm 2000 hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình cũ năm 2000 như sau:
"a.1. Được coi là tình trạng của vợ chồng trầm trọng khi:
- Vợ, chồng không thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau như người nào chỉ biết bổn phận người đó, bỏ mặc người vợ hoặc người chồng muốn sống ra sao thì sống, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, hoà giải nhiều lần.
- Vợ hoặc chồng luôn có hành vi ngược đãi, hành hạ nhau, như thường xuyên đánh đập, hoặc có hành vi khác xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm và uy tín của nhau, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, đoàn thể nhắc nhở, hoà giải nhiều lần.
- Vợ chồng không chung thuỷ với nhau như có quan hệ ngoại tình, đã được người vợ hoặc người chồng hoặc bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, khuyên bảo nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình;
a.2. Để có cơ sở nhận định đời sống chung của vợ chồng không thể kéo dài được, thì phải căn cứ vào tình trạng hiện tại của vợ chồng đã đến mức trầm trọng như hướng dẫn tại điểm a.1 mục 8 này. Nếu thực tế cho thấy đã được nhắc nhở, hoà giải nhiều lần, nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình hoặc vẫn tiếp tục sống ly thân, bỏ mặc nhau hoặc vẫn tiếp tục có hành vi ngược đãi hành hạ, xúc phạm nhau, thì có căn cứ để nhận định rằng đời sống chung của vợ chồng không thể kéo dài được.
a.3. Mục đích của hôn nhân không đạt được là không có tình nghĩa vợ chồng; không bình đẳng về nghĩa vụ và quyền giữa vợ, chồng; không tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín của vợ, chồng; không tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của vợ, chồng; không giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau phát triển mọi mặt."
Còn việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn được quy định tại ĐIều 81 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 như sau:
"Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn
1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con."
Con bạn hiện tại đều trên 36 tháng tuổi nên nếu bạn muốn nuôi cả hai cháu thì bạn phải chứng minh được về việc vợ bạn không đủ điều kiện trực tiếp nuôi (theo như bạn nêu thì vợ bạn không đủ tư cách nuôi dạy con). Điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con, có nghĩa rằng bạn sẽ phải chứng minh cho Tòa án về: tình hình sức khỏe, điều kiện về chỗ ở, việc làm, thu nhập hàng tháng, điều kiện chăm sóc, giáo dục,…
4. Chia tài sản ly hôn là căn nhà thờ cúng?
>> Luật sư tư vấn pháp luật hôn nhân trực tuyến, gọi: 1900.868644
Luật sư tư vấn:
Vấn đề bạn đưa ra chưa được rõ nhưng có thể tư vấn cho bạn như sau:
Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định:
"Điều 33. Tài sản chung của vợ chồng
1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.
3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung."
-> Như vậy có thể hiểu là bạn được bố mẹ tặng cho ngôi nhà để thờ phụng nhưng hiện đã xây dựng nhà để ở.
TH1: Có giấy tờ tặng cho, tặng cho riêng một mình bạn thì đây là tài sản riêng. bạn cần chứng minh được có hượp đồng tặng riêng cho gửi tới tòa
TH2: Không có hợp đồng tặng cho, hoặc có nhưng không thể hiện là tặng cho riêng thì ly hôn đây là tài sản chung có quyền chia. Tuy nhiên nếu đây là tặng cho có điều kiện nói rằng bạn không được bán ( ghi rõ trogn hợp đồng) thì bên sở hữu bồi thường cho bên không sở hữu phần chênh lệch
Việc chia tài sản chung là tài sản gắn liền với đất được chia như sau (Điều 59 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014):
"Điều 59. Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn
1. Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này.
Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này để giải quyết.
2. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:
a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.
3. Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.
4. Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này.
Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác."
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.868644 hoặc liên hệ văn phòngđể nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Hòa Nhựt.
5. Quyền chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con sau ly hôn?
Luật sư tư vấn pháp luật về quyền nuôi con, gọi ngay: 1900.868644
Trả lời:
Căn cứ Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn như sau:
"Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn
1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
Như thông tin bạn cung cấp, con bạn hiện nay mới được 13 tháng tuổi, do vậy, căn cứ khoản 3 Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định thì vợ bạn sẽ được Tòa án giao cho trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con sau khi ly hôn. Trừ các trường hợp sau:
Trường hợp thứ nhất, vợ chồng bạn có thể tự thỏa thuận với nhau về việc giao con cho một người trực tiếp nuôi dưỡng con sau khi ly hôn để đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng nhất cho con sau khi ly hôn. Ai có khả năng, có điều kiện chăm sóc con tốt hơn thì người đó sẽ có thể trực tiếp nuôi dưỡng con sau khi ly hôn, Tòa án sẽ chấp nhận sự thỏa thuận của hai vợ chồng khi mà vẫn đảm bảo được cuộc sống tối thiểu nhất cho con của bạn.
Trường hợp thứ hai, vợ chồng bạn đều tranh chấp giành quyền nuôi con sau khi ly hôn nhưng vì con bạn đang dưới 36 tháng tuổi thì vợ bạn sẽ được ưu tiên để trực tiếp chăm sóc, giáo dục con sau khi ly hôn. Lúc này, vợ bạn lại không có đủ điều kiện, đủ khả năng để trực tiếp nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn còn bạn thì có đủ điều kiện, có đủ khả năng để trực tiếp nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn thì bạn có thể được Tòa án giao con cho trực tiếp nuôi dưỡng.
Về việc nuôi dưỡng con sau khi ly hôn, trước hết Tòa án sẽ căn cứ vào điều kiện kinh tế, tài chính và thu nhập của chính người mẹ hoặc người cha. Sau đó, Tòa án vẫn có thể xem xét trên tình hình kinh tế của hai bên gia đình. Nếu bạn hoặc vợ bạn không có công việc ổn định nhưng lại có gia đình có tài chính tốt, có đủ điều kiện, đủ khả năng để nuôi cả con bạn và người được Tòa án giao con cho nuôi dưỡng thì kể cả khi thu nhập không có thì người đó cũng có thể được quyền giành quyền nuôi con.
Ví dụ: Vợ bạn không có việc làm, không có thu nhập, không có tài sản nhưng con bạn dưới 36 tháng tuổi thì Tòa án vẫn ưu tiên cho vợ bạn chăm sóc, nuôi dưỡng vì độ tuổi này cháu cần sự chăm sóc, giáo dục từ người mẹ. Chỉ cần vợ bạn đưa ra được những căn cứ chứng minh gia đình cô ấy đủ khả năng kinh tế, tài chính để có thể trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng cho cả cô ấy và con bạn thì Tòa án vẫn giao con cho vợ bạn trực tiếp nuôi dưỡng sau ly hôn
Ngược lại, nếu con bạn trong độ tuổi từ đủ 36 tháng tuổi đến dưới 07 tuổi thì giữa bạn và vợ bạn đều có quyền ngang nhau trong việc giành quyền nuôi con sau khi ly hôn. Lúc này, bạn có khả năng nuôi con tốt hơn vợ bạn, mặc dù gia đình vợ bạn có khả năng nuôi dưỡng cả hai mẹ con vợ bạn nhưng Tòa án sẽ giao con cho bạn nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục sau ly hôn vì con cái sẽ do bố mẹ trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng, nếu bố mẹ không thể chăm sóc, nuôi dưỡng được thì mới đến lượt ông bà nội, ông bà ngoại và cô, cậu, dì, chú, bác,...
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về yêu cầu của bạn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi ngay số: 1900.868644 để được giải đáp. Trân trọng./.