Môi giới trung gian trên thị trường chứng khoán cần điều kiện gì?

Thị trường chứng khoán Việt Nam là một thị trường sôi nổi và đầy biến động .Dịch vụ môi giới chứng khoán cũng theo đó mà dần trở nên quen thuộc. Vậy môi giới chứng khoán là gì, đóng vai trò như thế nào, điều kiện để cấp chứng chỉ môi giới chứng khoán?

1. Hiểu thế nào về trung gian trên thị trường chứng khoán

Theo khoản 20, Điều 6 Luật chứng khoán sử đổi năm 2010 quy định: "Môi giới chứng khoán là việc làm trung gian thực hiện mua, bán chứng khoán cho khách hàng."

Hoạt động môi giới xuất hiện trong hầu hết các giao dịch thương mại.

Điều 150 Luật Thương mại 2005 quy định: “Môi giới thương mại là hoạt động thương mại, theo đó một thương nhân làm trung gian (gọi là bên môi giới) cho các bên mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ (gọi là bên được môi giới) trong việc đàm phán, giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá, dịch vụ và được hưởng thù lao theo hợp đồng môi giới".

Vậy, môi giới chứng khoán là bên đại diện,bảo vệ quyền lợi cho khách hàng, họ có thể là tổ chức,công ty hay cá nhân. Môi giới chứng khoán có nhiệm vụ:

- Tư vấn và tiến hành các giao dịch.

- Tìm hiểu, đánh giá, tổng hợp, kiểm tra thông tin thị trường chứng khoán trong và ngoài nước; chứng khoán và trái phiếu.

2. Điều kiện cấp chứng chỉ môi giới chứng khoán

Căn cứ Điều 97 Luật Chứng khoán 2020, chứng chỉ môi giới chứng khoán là một trong những chứng chỉ hành nghề chứng khoán.

Chứng chỉ hành nghề chứng khoán là văn bằng xác nhận người có tên trong chứng chỉ đáp ứng điều kiện chuyên môn để làm việc tại công ty chứng khoán. Để được cấp chứng chỉ này, cá nhân phải đáp ứng những điều kiện chung và vượt qua kỳ thi sát hạch.

2.1. Điều kiện chung

- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; không thuộc trường hợp đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đang bị cấm hành nghề chứng khoán theo quy định của pháp luật;

Cần phân biệt: 

- Một bên là người môi giới hối đoái là những trung gian duy nhất có tư cách để thực hiện việc đăng ký thị giá ở thị trường chứng khoán và tiến hành các cuộc đàm phán ở thị trường;

- Một bên là các chuyền gia có tư cách để truyền đạt các mệnh lệnh của khách hàng trên thị trường hoặc để đưa ra lời khuyên khách hàng trong việc đặt vốn : đó chính là các chủ ngân hàng và các nhà kinh doanh hối đoái 

- Có trình độ từ đại học trở lên;

- Có trình độ chuyên môn về chứng khoán;

- Đạt yêu cầu trong kỳ thi sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề chứng khoán phù hợp với loại chứng chỉ hành nghề chứng khoán đề nghị cấp. Người nước ngoài có chứng chỉ chuyên môn về chứng khoán hoặc những người đã hành nghề chứng khoán hợp pháp ở nước ngoài phải đạt yêu cầu trong kỳ thi sát hạch pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán của Việt Nam.

2.2. Thi sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề chứng khoán

Cá nhân phải tham gia khoá học môi giới chứng khoán do Trung tâm Nghiên cứu khoa học và Đào tạo chứng khoán thuộc Ủy ban Chứng khoán Nhà nước hoặc do các cơ sở đào tạo thuộc các trường đại học liên kết đào tạo với Trung tâm Nghiên cứu khoa học và Đào tạo chứng khoán tổ chức.

Sau khi tham gia xong khoá học, người học sẽ tham gia cuộc thi sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề chứng khoán (tổ chức 02 năm 01 lần).

Điều 11 Thông tư 197/2015/TT-BTC quy định điều kiện dự thi sát hạch:

- Người dự thi sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề chứng khoán phải có đủ các chứng chỉ chuyên môn về chứng khoán hoặc đã hoàn thành các khóa học cấp chứng chỉ chuyên môn về chứng khoán hoặc có các văn bằng được phép miễn chứng chỉ chuyên môn về chứng khoán phù hợp với loại chứng chỉ hành nghề chứng khoán đăng ký dự thi sát hạch theo quy định tại Điều 4 Thông tư 197/2015/TT-BTC.

- Người nước ngoài có chứng chỉ hành nghề chứng khoán hợp pháp ở nước ngoài hoặc tài liệu tương đương chứng minh đang được phép hành nghề chứng khoán hợp pháp ở nước ngoài hoặc có chứng chỉ chuyên môn về thị trường chứng khoán thì chỉ cần thi sát hạch phần pháp luật về chứng khoán của Việt Nam.

- Người dự thi sát hạch phải nộp hồ sơ đăng ký dự thi sát hạch theo quy định tại Điều 12 Thông tư 197/2015/TT-BTC và nộp đủ lệ phí dự thi sát hạch theo quy định.

Trong vòng mười lăm (15) ngày kể từ ngày kết thúc đợt thi sát hạch, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phê duyệt kết quả thi sát hạch và thông báo trên trang thông tin điện tử của Trung tâm Nghiên cứu khoa học và Đào tạo chứng khoán thuộc Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Cá nhân đủ điều kiện vượt qua kỳ thi sát hạch sẽ được nộp hồ sơ xin cấp chứng chỉ hành nghề chứng khoán.

3. Lợi ích của môi giới chứng khoán

– Đối với nhà đầu tư chứng khoán mới: Môi giới chứng khoán có thể được gọi là “người thầy”  đầu tiên đối với họ. Những người thầy này sẽ giúp cho các nhà đầu tư có kiến thức cơ bản nhất về đầu tư chứng khoán và tư vấn hoặc đặt các lệnh mua hoặc bán chứng khoán giúp cho khách hàng.

– Đối với những nhà đầu tư chứng khoán lâu năm (nhưng không có thời gian theo dõi thị trường): Môi giới chứng khoán chính là người giúp họ thu thập các thông tin về thị trường, doanh nghiệp, tư vấn đầu tư, giúp tiết kiệm thời gian cho nhà đầu tư.

4. Người môi giới hối đoái.

Quy chế của hội các người môi giới hối đoái.

- Tổ chức hội;

- Việc gia nhập và xóa sổ ỏ bảng thị giá trên thị trường chứng khoán chính thức;

- Lệnh hối đoái, mua bán, thanh toán ngay một lần hay thanh toán làm nhiều lần;

- Thị trường ngoài định giá;

- Công bố, niêm yết giá và các cuộc đàm phán tiếp theo;

- Công khai chào mua;

-Đối khoản;

- Quản lý các bộ chứng khoán

Những người môi giới hối đoái được pháp luật công nhận vừa là người thừa hành một công vụ, vừa là những thương nhân.

Là người thừa hành công vụ, họ được chính phủ bổ nhiệm; họ là người có quyền sở hữu đối với chức trách của họ, và có quyền giới thiệu những người kế tục họ; họ giữ độc quyền giao dịch về các chứng khoán đã được chấp nhận trên bảng thị giá chính thức; họ không được phép thực hiện những hoạt động thương mại vì lợi ích riêng của họ; họ có bổn phận giữ bí mật nghiệp vụ; và không được cử đại diện làm thay mình.

Là thương nhân, họ có tư cách là người được ủy thác tin cậy.  

Bộ chứng khoán (portefeuille): tất cả các chứng khoán của một nhà đầu tư hợp thành bộ chứng khoán. Tùy theo mục tiêu của nhà đầu tư, các bộ chứng khoán có tính chất khác nhau: bộ chứng khoán có hiệu qủa kinh tế cao, bộ chứng khoán có triển vọng nâng giá, bộ chứng khoán chờ thời cơ, bộ chứng khoán hỗn hợp dịch mua bán các chứng khoán cho khách hàng của họ, và họ chịu trách nhiệm trước khách hàng về kết qua tốt đẹp của những dịch vụ ấy.

Họ phải đăng ký ở sổ đăng ký kinh doanh và mở các sổ sách thương mại; họ thuộc thẩm quyyền xét xử của các tòa án thương mại, và có thể bị tuyên bố mất khả năng thanh toán.

Họ có thể mượn những ngườ giúp việc : một đại diện ủy quyền và những trợ lý thực thụ được tham dự các giao dịch đàm phán.

Ở mỗi Sở giao dịch chứng khoán họ tập hợp lại thành một hội một pháp nhân có nhiệm vụ tham gia vào việc tổ chức các thị trường chứng khoán, cho ý kiến có nên chấp nhận hay xóa bỏ những chứng khoán trên bảng thị giá hối đoái chính thức thực hiện quyền thi hành kỷ luật đối với các thành viên của mình. Những quyết định ấy không có tính chất là những hành vi thương mại.

Các người môi giới hối đoái có thể thành lập các công ty với mục tiêu duy nhất là khai thác dịch vụ hối đoái.

Những công ty này được tổ chức dưới hình thức hoặc công ty hợp vốn đơn giản, hoặc công ty vô danh (điều 75 Bộ luật thương mại đã được luật ngày 11-7-1972 sửa đổi).

Ngoài các quyền hạn thông thường những người môi giới hối đoái còn có vai trò điều hòa ổn định khi trên thị trưòng chứng khoán xảy ra những sự cố tăng vọt hay sụt giá bất thường của một hay nhiều loại chứng khoán. Họ có thể tạm ngừng việc định thị giá một loại chứng khoán.

Hiện nay được đúc kết vào bản quy chế ngày 8-8-1973 về những người môi giói hối đoái cho phép họ được đích thân can thiệp bằng vốn riêng của mình hay bằng vốn do ngân hàng cung cấp đứng ra làm "đối tượng" của các kỳ phiếu được phát ra qúa nhiều.

 Những người môi giới có nhận hoa hồng (điều 1 luật ngày 21-12-1972 và các điều từ 218 đến 222 trong quy chế chung của Hội những người môi giới hối đoái).

Đó là những trung gian giữa khách hàng và người môi giới hối đoái.

Họ góp ý, thu thập và truyền đạt những lệnh của khách hàng, và theo dõi việc thực hiện chu đáo các lệnh đó. Họ nhận một khoản hoa hồng, nghĩa là một tỷ lệ phần trăm của tổng giá trị giao dịch môi giới.

Sau cùng, những người quản lý các bộ chứng khoán là những người làm nghiệp vụ phục vụ khách hàng trong dịch vụ quản lý các bộ chứng khoán. Họ không phải là ngân hàng hay là người môi giới chứng khoán.

5. Các kĩ năng cần có của môi giới chứng khoán

1. Kĩ năng nắm bắt cơ hội đầu tư

Mỗi một nhân viên môi giới chứng khoán đều mang sứ mệnh nắm bắt cơ hội đầu tư. Để đạt được doanh số thì phải có khách hàng, mà muốn có khách hàng thì phải đạt hiệu quả trong đầu tư.

Có thể nói rằng đây là kĩ năng quan trọng và nổi bật nhất cần phải có ở một chuyên viên môi giới chứng khoán. Đây là kĩ năng biết tổng hợp, phân tích các thông tin tài chính, phân tích xu hướng vận động của các định chế tài chính, thu thập các bảng thống kê, báo cáo kinh doanh và đưa ra các báo cáo nhằm tư vấn tài chính cho khách hàng.

2. Kĩ năng đối mặt với áp lực công việc 

Môi giới chứng khoán là nghề phải chịu áp lực thường xuyên, từng ngày, từng giờ thậm chí là từng phút. Nghề môi giới không chỉ đơn thuần là tư vấn mà cũng phải chịu áp lực về doanh số. Trong những trường hợp thị trường chuyển biến xấu, thanh khoản giảm, áp lực đặt lên đôi vai của môi giới chứng khoán lại càng nặng nề hơn. Muốn đạt được doanh số thì khách hàng phải giao dịch nhiều, nhưng trong hoàn cảnh ấy, rất khó để khách hàng giao dịch mà có lời. Chính vì vậy, kĩ năng này là làm thế nào để vẫn duy trì được hiệu quả công việc khi đối mặt với áp lực. 

3. Kĩ năng giao tiếp

Giao tiếp là một kĩ năng thiết yếu đối với một nhân viên môi giới chứng khoán. Dù họ có am hiểu về kiến thức thị trường đến đâu nhưng khả năng truyền đạt thông tin của họ không tới được khách hàng thì cũng không đem lại thành quả gì. Nhân viên môi giới chứng khoán cần nắm bắt được sở thích, nhu cầu và khả năng của khách hàng với thái độ ân cần, chu đáo, biết lắng nghe và thấu hiểu. Khi họ đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu, họ sẽ có được uy tín từ khách hàng.

4. Kĩ năng tìm kiếm khách hàng

Những nhà môi giới chứng khoán thành công đã từng chia sẻ về kinh nghiệm tìm kiếm nguồn khách hàng của mình thông qua: Gửi email, hẹn gặp mặt trực tiếp, làm quen qua những buổi hội thảo,... Qua đó sau khi họ có được tập khách hàng trung thành, họ sẽ mở rộng thêm được những khách hàng tiềm năng.

5. Kĩ năng khai thác thông tin

Để thu hút được thật nhiều khách hàng lựa chọn mình, một nhân viên môi giới chứng khoán phải có kiến thức về thị trường chứng khoán sâu sắc để phân tích, định hướng cho khách hàng. 

Mọi vướng mắc về các vấn đề pháp lý liên quan đến bài viết, Hãy gọi ngay: 1900.868644 để được Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài. Công Ty Luật Hòa Nhựt xin cảm ơn!