1. Quyền công dân là gì?
Quyền công dân là khả năng tự do lựa chọn hành vì của công dân mà nhà nước phải bảo đảm khi công dân yêu cầu. Quyền của công dân liên quan đến nghĩa vụ tương ứng của Nhà nước là phải bảo đảm các điều kiện cần thiết cho công dân thực hiện các quyền đã được pháp luật quy định.
Các quyền của công dân được quy định trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật khác, điểu chỉnh những quan hệ quan trọng giữa công dân và nhà nước, là cơ sở tồn tại của cá nhân và hoạt động bình thường của xã hội.
Các quyền của công dân bao gồm các quyền về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá, giáo dục và các quyền tự do cá nhân. Muốn được hưởng các quyền công dân của một nhà nước thì phải có quốc tịch của nhà nước đó.
Ở Việt Nam, các quyền cơ bản của công dân về chính trị gồm có: quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội, quyền bầu cử, ứng cử, quyền khiếu nại, tố cáo. Các quyền cơ bản của công dân về kinh tế - xã hội gồm có: quyền lao động, quyền sở hữu, quyền tự do kinh doanh, quyền xây dựng nhà ở, quyền bình đẳng nam nữ, quyền hôn nhân và gia đình, quyền được hưởng chế độ bảo vệ về sức khoẻ, quyền được học tập, lao động, giải trí của thanh niên, quyền được bảo vệ, chăm sóc, giáo dục của trẻ em, quyền được ưu đãi của thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ, quyền được giúp đỡ của người già, người tàn tật, trẻ mồ côi không nơi nương tựa. Các quyền cơ bản của công dân về văn hoá, giáo dục gồm có: quyền học tập, quyền nghiên cứu khoa học và hoạt động sáng tạo. Các quyền cơ bản về tự do dân chủ và tự do cá nhân của công dân gồm có: quyền tự do ối lại, cư trú, quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, quyền được thông tin, quyền hội họp, lập hội biểu tình, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, quyền bất khả xâm phạm về thân thể, quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín, quyển bất khả xâm phạm về chỗ ở.
Quyền công dân là cơ sở để xác định địa vị pháp lý của công dân, là cơ sở cho mọi quyền và nghĩa vụ cụ thể của công dân. Quyền công dân là những quyền mà Nhà nước trao cho cá nhân mang quốc tịch nước đó. Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng. Hình phạt tước một số quyền công dân là hình phạt tính chất chính trị chỉ tước bỏ một hoặc một số quyền về chính trị cơ bản của người phạm tội trong thời hạn nhất định.
2. Các quyền mà công dân có thể bị tước theo quy định của pháp luật
2.1. Quy định về tước quyền làm việc trong cơ quan nhà nước.
Theo quy định tại Điều 127 Luật Thi hành án hình sự 2019:
1. Trong thời gian bị tước quyền làm việc trong cơ quan nhà nước, người chấp hành án không được dự tuyển hoặc tiếp tục làm việc trong cơ quan nhà nước.
2. Trường hợp người chấp hành án đang là cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan nhà nước mà bị tước quyền làm việc trong cơ quan nhà nước thì cơ quan nơi người đó làm việc phải ra quyết định hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền ra quyết định buộc thôi việc hoặc đình chỉ công tác trong thời hạn bị tước quyền làm việc trong cơ quan nhà nước đối với người đó.
Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị-xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước. (Khoản 1 Điều 4 Luật cán bộ, công chức năm 2008)
Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước. (Khoản 1 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019)
Cán bộ xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) là công dân Việt Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chính trị-xã hội; công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc ủy ban nhân dân cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước. ( Khoản 3 Điều 4 Luật cán bộ, công chức năm 2008)
Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật (
Người bị tước quyền làm việc trong các cơ quan Nhà nước tức là họ không được làm việc trong các cơ quan Nhà nước ở dưới bất kỳ hình thức nào (cán bộ, công chức, nhân viên hợp đồng...). Họ không được trở thành cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan Nhà nước nào từ trung ương đến địa phương, bao gồm cơ quan quyền lực nhà nước, cơ quan tư pháp, cơ quan hành pháp, khi bị đã bi Tòa án kết án.
2.2. Quy định về tước quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân.
Theo quy định tại Điều 128 Luật THAHS 2019:
Trong thời gian bị tước quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân, người chấp hành án không được đăng ký nghĩa vụ quân sự, dự tuyển hoặc tiếp tục làm công chức, viên chức, công nhân quốc phòng trong Quân đội nhân dân, dự tuyển hoặc tiếp tục phục vụ trong Công an nhân dân. Lực lượng vũ trang nhân dân gồm Quân đội nhân dân và Công an nhân dân.
Trường họp người chấp hành án đang là quân nhân, công chức, viên chức, công nhân quốc phòng trong Quân đội nhân dân hoặc đang phục vụ trong cơ quan, đơn vị Công an nhân dân mà bị tước quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân thì cơ quan, đơn vị nơi người đó làm việc phải ra quyết định hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền ra quyết định buộc người đó ra khỏi lực lượng vũ trang nhân dân.
Theo đó, quân nhân, công chức, viên chức, công nhân quốc phòng trong Quân đội nhân dân hoặc đang phục vụ trong cơ quan, đơn vị Công an nhân dân có thể là:
- Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam (sau đây gọi chung là sĩ quan) là cán bộ của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, hoạt động trong lĩnh vực quân sự, được Nhà nước phong quân hàm cấp úy, cấp Tá, cấp Tướng.
- Quân nhân chuyên nghiệp là công dân Việt Nam có trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ phục vụ trong Quân đội nhân dân, được tuyển chọn, tuyển dụng theo chức danh và được phong quân hàm quân nhân chuyên nghiệp. Quân nhân chuyên nghiệp tại ngũ là quân nhân chuyên nghiệp đang phục vụ trong lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân. Quân nhân chuyên nghiệp dự bị là công dân Việt Nam có trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ đã đăng ký phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân theo quy định của Luật này. Chiến đấu viên là quân nhân chuyên nghiệp tại ngũ trực tiếp thực hiện nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu. Công nhân và viên chức quốc phòng là công dân Việt Nam có trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ, được tuyển chọn, tuyển dụng vào Quân đội nhân dân theo vị trí việc làm hoặc chức danh nghề nghiệp mà không thuộc diện được phong quân hàm sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp và hạ sĩ quan, binh sĩ. Hạ sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam là quân nhân có quân hàm Thượng sĩ, Trung sĩ, Hạ sĩ. Binh sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam là quân nhân có quân hàm binh nhất, binh nhì
- Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ là công dân Việt Nam được tuyển chọn, đào tạo, huấn luyện và hoạt động trong lĩnh vực nghiệp vụ của Công an nhân dân, được phong, thăng cấp bậc hàm cấp tướng, cấp tá, cấp úy, hạ sĩ quan. Sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật là công dân Việt Nam được tuyển chọn, hoạt động trong lĩnh vực chuyên môn kỹ thuật của Công an nhân dân, được phong, thăng cấp bậc hàm cấp tá, cấp úy, hạ sĩ quan. Hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ là công dân Việt Nam thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân, được phong, thăng cấp bậc hàm Thượng sĩ, Trung sĩ, Hạ sĩ, Binh nhất, Binh nhì.
- Công nhân công an là công dân Việt Nam có trình độ chuyên môn kỹ thuật, được tuyển dụng vào làm việc trong Công an nhân dân mà không thuộc diện được phong cấp bậc hàm sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ
- Người lao động là người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động.
2.3. Quy định về tước quyền ứng cử đại biểu cơ quan nhà nước
Quyền ứng cử là quyền cơ bản của công dân khi đáp ứng đủ các tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định của pháp luật thì có thể thể hiện nguyện vọng của mình được ứng cử đại biểu Quốc hội, ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân. Điều 27 của Hiến pháp và Điều 2 của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân quy định: Tính đến ngày bầu cử được công bố, công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp.
Đại biểu cơ quan quyền lực nhà nước có thể là đại biểu Quốc hội hoặc đại biểu Hội đồng nhân dân. Đại biểu Quốc hội là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân ở đơn vị bầu cử ra mình và của Nhân dân cả nước; là người thay mặt Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước trong Quốc hội. Đại biểu Hội đồng nhân dân là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân địa phương, chịu trách nhiệm trước cử tri địa phương và trước Hội đồng nhân dân về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đại biểu của mình
Trong thời gian bị tước quyền ứng cử đại biểu cơ quan quyền lực nhà nước, người chấp hành án không được tham gia ứng cử đại biểu cơ quan quyền lực nhà nước.
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.868644 hoặc gửi qua email: [email protected] để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Hòa Nhựt. Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.