Xử lý nghiêm doanh nghiệp trốn, đóng bảo hiểm xã hội không đúng mức quy định

Xử lý nghiêm doanh nghiệp trốn, đóng bảo hiểm xã hội không đúng mức quy định theo Quyết định 1320/QĐ-BHXH ngày 23/10/2020 sẽ được đề cập trong nội dung bài viết của Luật Hòa Nhựt dưới đây.

1. Xử lý nghiêm doanh nghiệp trốn tránh, đóng bảo hiểm xã hội không đúng mức quy định

Xử lý nghiêm doanh nghiệp trốn, đóng BHXH không đúng mức quy định là một trong số các giải pháp phát triển và mở rộng đối tượng tham gia BHXH, BHYT trong thời gian tới được nêu tại Quyết định 1320/QĐ-BHXH ngày 23/10/2020.

Để xử lý nghiêm doanh nghiệp trốn, đóng BHXH không đúng mức quy định, toàn ngành BHXH cần thực hiện những nhiệm vụ chủ yếu như sau:

Toàn ngành BHXH chủ động, nỗ lực, quyết tâm thực hiện nhiệm vụ được giao, tìm ra các giải pháp phát triển và mở rộng đối tượng tham gia BHXH, BHTN, BHYT hoàn thành chỉ tiêu bao phủ được Thủ tướng Chính phủ giao.

Đồng thời, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành BHXH, BHTN, BHYT theo quy định của pháp luật trong đó tập trung thanh tra, kiểm tra giảm nợ đọng và trục lợi, lạm dụng quỹ BHXH, BHTN, BHYT.

Một số giải pháp phát triển và mở rộng đối tượng tham gia trong thời gian tới đối với nhóm đối tượng cùng tham gia BHXH, BHYT:

- Phối hợp chặt chẽ với cơ quan thuế để nắm bắt thông tin về số đơn vị đang hoạt động; số đơn vị được thành lập mới hoặc giải thể, phá sản; số lao động; tiền lương, phụ cấp của người lao động tại các đơn vị, doanh nghiệp để đôn đốc, vận động đơn vị đăng ký tham gia BHXH, BHYT cho người lao động.

- Bám sát đơn vị sử dụng lao động, cơ quan tài chính, cơ quan lao động - thương binh và xã hội chuyển tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN kịp thời.

- Tăng cường công tác thanh tra đột xuất việc đóng BHXH, BHYT cho người lao động đối với các doanh nghiệp, xử lý nghiêm đối với các doanh nghiệp có hành vi vi phạm như trốn đóng, đóng không đúng mức quy định, nợ BHXH, BHYT, BHTN kéo dài.

- Giao chỉ tiêu phát triển đối tượng đến BHXH từng cấp, từng cá nhân chuyên quản; coi việc hoàn thành chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHYT là chỉ tiêu đánh giá chủ yếu về mức độ hoàn thành nhiệm vụ đối với BHXH các cấp.

- Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý BHXH, BHYT, BHTN.

- Phát động phong trào thi đua hằng tháng với chủ đề: đẩy mạnh công tác phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHYT, BHTN, công tác thu, giảm nợ năm 2020 nhằm hoàn thành các chỉ tiêu được Thủ tướng Chính phủ giao.

2. Tại sao khó xử lý hình sự hành vi trốn đóng bảo hiểm xã hội?

TheoBộ luật Hình sự 2015, người sử dụng lao động có thể bị phạt tù nếu cố tình trốn đóng bảo hiểm xã hội (BHXH). Mặc dù quy định này đã được lập ra, thực tế đến nay vẫn chưa có vụ án nào được đưa ra truy tố và xét xử liên quan đến việc này.

Bảo hiểm xã hội (BHXH) đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi họ mất thu nhập do nhiều nguyên nhân như ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc qua đời. Việc đóng vào quỹ BHXH giúp tạo nên một hệ thống an sinh xã hội cho người lao động.

Tuy nhiên, tình trạng trốn đóng BHXH, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), và bảo hiểm y tế (BHYT) đang có diễn biến ngày càng phức tạp. Nếu tình trạng này kéo dài và số lượng người lao động rút BHXH một lần gia tăng, có thể gây hậu quả tiêu cực lớn cho xã hội. Điều này không khớp với các mục tiêu trong chính sách an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước.

Hành vi gian dối để không đóng hoặc không đóng đầy đủ tiền Bảo hiểm Xã hội (BHXH) là trường hợp cố ý không kê khai hoặc kê khai không đúng thực tế việc đóng BHXH cho người lao động của người sử dụng lao động với cơ quan có thẩm quyền. Hành vi trốn đóng BHXH được xác định khi thời gian trốn đóng kéo dài từ 6 tháng trở lên.

Người phạm tội sẽ chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 216 của Bộ Luật Hình sự 2015 trong trường hợp đã bị xử phạt hành chính về hành vi trốn nợ, không đóng BHXH, với điều kiện trốn đóng bảo hiểm từ 50 triệu đồng đến dưới 30 triệu đồng hoặc trốn đóng bảo hiểm từ 10 người đến dưới 50 người lao động.

Tuy nhiên, theo quan điểm của luật sư, trong thực tế, việc áp dụng Điều 216 lại gặp khó khăn trong việc xác định thủ đoạn và phân biệt với trường hợp chậm đóng BHXH do lý do khách quan.

Hơn nữa, Điều 216 yêu cầu có dấu hiệu bắt buộc là đã bị xử phạt hành chính về hành vi trốn đóng BHXH, điều này làm cho việc đưa ra truy tố và xét xử trở nên phức tạp, và cho đến nay vẫn chưa có vụ án nào được đưa ra truy tố, xét xử theo quy định này.

Mặc dù đã có mức hình phạt cụ thể cho từng trường hợp nợ, trốn đóng Bảo hiểm Xã hội (BHXH) của doanh nghiệp, nhưng vẫn tồn tại một vấn đề cần được cụ thể hóa về việc xác định hành vi "Gian dối hoặc bằng thủ đoạn khác" của người có nghĩa vụ đóng BHXH cho người lao động.

Để giải quyết vấn đề này, cần tạo điều kiện cho các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc thu thập tài liệu và chứng cứ chứng minh tội phạm, đồng thời xác định rõ trách nhiệm hình sự của người thực hiện hành vi vi phạm trong quá trình xử lý hình sự.

Phạt tiền đối với tổ chức vi phạm hiện chưa có tính răn đe, cần có quy định rõ về việc phạt tiền đối với người đứng đầu hoặc người đại diện theo pháp luật của tổ chức đó ở mức độ nhất định. Điều này sẽ làm căn cứ để xem xét trách nhiệm hình sự của cá nhân khi có yếu tố xác định phạm tội theo Điều 216.

Các cơ quan Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý BHXH, vì vậy, việc rà soát và thanh tra thường xuyên về việc đóng BHXH cho người lao động của các doanh nghiệp là cần thiết. Qua đó, có thể phát hiện lỗ hổng trong quản lý và quy chế làm việc của các doanh nghiệp hiện nay.

Rà soát và thanh tra giúp cơ quan quản lý nhà nước nắm bắt tình hình hoạt động của các doanh nghiệp để đảm bảo quyền lợi của người lao động. Điều này giúp người lao động yên tâm làm việc, đồng thời giữ cho mối quan hệ lao động giữa họ và người sử dụng lao động tuân theo đúng các quy định pháp luật.

3. Trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động thì có phải trả tiền lãi không?

Quy định về trả lãi đối với doanh nghiệp có hành vi trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được quy định tại khoản 10 Điều 39 Nghị định 12/2022/NĐ-CP như sau:

Vi phạm quy định về đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp

- Biện pháp khắc phục hậu quả:

+ Buộc người sử dụng lao động đóng đủ số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp phải đóng cho cơ quan bảo hiểm xã hội đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 5, 6, 7 Điều này;

+ Buộc người sử dụng lao động nộp khoản tiền lãi bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng, không đóng, trốn đóng, chiếm dụng tiền đóng; nếu không thực hiện thì theo yêu cầu của người có thẩm quyền, ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước có trách nhiệm trích từ tài khoản tiền gửi của người sử dụng lao động để nộp số tiền chưa đóng, chậm đóng và khoản tiền lãi của số tiền này tính theo lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt vào tài khoản của cơ quan bảo hiểm xã hội đối với những hành vi vi phạm quy định tại các khoản 5, 6, 7 Điều này từ 30 ngày trở lên.

Doanh nghiệp, nếu có hành vi trốn đóng bảo hiểm xã hội, không chỉ phải đối mặt với hình phạt tiền mà còn phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả. Biện pháp này bao gồm việc nộp khoản tiền lãi, tính bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân của năm trước đó, được áp dụng cho số tiền trốn đóng bảo hiểm và thời gian trốn đóng.

Nếu doanh nghiệp không thực hiện việc trả lãi, theo yêu cầu của người có thẩm quyền, ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước sẽ có trách nhiệm trích từ tài khoản tiền gửi của doanh nghiệp để nộp số tiền chưa đóng, chậm đóng, và khoản tiền lãi này sẽ được tính theo lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất mà các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt. Quy định này sẽ được áp dụng khi vi phạm được xác định từ 30 ngày trở lên.

Như vậy trên đây là toàn bộ thông tin về Xử lý nghiêm doanh nghiệp trốn, đóng bảo hiểm xã hội không đúng mức quy định mà Công ty Luật Hòa Nhựt muốn gửi đến quý khách mang tính tham khảo. Nếu quý khách còn vướng mắc về vấn đề trên hoặc mọi vấn đề pháp lý khác, quý khách hãy vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến theo số điện thoại 1900.868644 để được Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài kịp thời hỗ trợ và giải đáp mọi thắc mắc.

Nếu quý khách cần báo giá dịch vụ pháp lý thì quý khách có thể gửi yêu cầu báo phí dịch vụ đến địa chỉ email: [email protected]để nhận được thông tin sớm nhất! Rất mong nhận được sự hợp tác và tin tưởng của quý khách! Luật Hòa Nhựt xin trân trọng cảm ơn!