1. Khái quát chung về Hội Luật gia
Trong Điều lệ Hội Luật gia Việt Nam, ban hành kèm theo Quyết định số 770/QĐ-TTg ngày 05 tháng 6 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ, Hội Luật gia Việt Nam được thành lập ngày 04 tháng 4 năm 1955. Hội Luật gia Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, thống nhất, tự nguyện của các luật gia trong cả nước, là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Hội Luật gia Việt Nam với tên Tiếng Việt là Hội Luật gia Việt Nam; Hội Luật gia Việt Nam tên Tiếng Anh là Viet Nam Lawyers’ Association và tên Hội Luật gia viết tắt bằng Tiếng Anh: VLA (theo Điều 1 Điều lệ Hội luật gia Việt Nam).
- Tôn chỉ và mục đích của Hội Luật gia Việt Nam được quy định: Hội Luật gia Việt Nam tập hợp, đoàn kết các luật gia đã hoặc đang làm công tác pháp luật trong cơ quan, tổ chức, đơn vị tự nguyện hoạt động nhằm góp phần xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ quyền con người, bảo vệ quyền tự do, dân chủ của Nhân dân, xây dựng nền khoa học, pháp lý, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng, đúng pháp luật của hội viên; tham gia và mở rộng quan hệ hữu nghị, cũng như cùng với các tổ chức luật gia trên thế giới và các tổ chức khác theo nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của mỗi nước vì mục đích chung là hòa bình, hữu nghị,.....
- Hội Luật gia Việt Nam có biểu tượng là hình tròn có hai đường viền màu xanh đậm, phía trên là hình tượng cờ đỏ sao vàng năm cánh, dưới có dòng chữ “Hội Luật gia Việt Nam”; ở giữa có hình tượng cán cân công lý đặt trên quyển sách mở có hàng số “1955” (năm thành lập Hội Luật gia Việt Nam); ở đường vòng cung có hình tượng hai bông lúa vàng. (Theo quy định khoản 1 Điều 2 Điều lệ Hội luật gia Việt Nam).
- Phạm vi hoạt động của Hội Luật gia Việt Nam là hoạt động trong lĩnh vực pháp luật trên phạm vi cả nước. Như vậy, theo quy định, Hội Luật gia Việt Nam có phạm vi hoạt động trong lĩnh vực pháp luật trên cả nước.
- Hội Luật gia Việt Nam chịu sự quản lý nhà nước của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Theo quy định, Hội Luật gia Việt Nam được quản lý bởi nhà nước.
- Hội Luật gia có tư cách pháp nhân, trụ sở, con dấu, tài khoản riêng.
- Trụ sở của Trung ương Hội Luật gia Việt Nam đặt tại Thủ đô Hà Nội.
- Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Hội Luật gia Việt Nam được quy định Điều 4 Điều lệ Hội Luật gia Việt Nam:
+ Tự nguyện, dân chủ, bình đẳng, công khai, minh bạch.
+ Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật và Điều lệ Hội.
+ Không vì mục đích lợi nhuận.
Như vậy, Hội Luật gia Việt Nam hoạt động trên nguyên tắc tự nguyện, nguyên tắc dân chủ, bình đẳng, công khai, minh bạch; cùng với đó Hội Luật gia Việt Nam phải tuân thủ Hiến pháp, pháp luật và Điều lệ Hội; hoạt động không vì mục đích lợi nhuận.
- Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội Luật gia Việt Nam: Theo quy định Điều 15 Điều lệ Hội Luật gia Việt Nam, Đại hội đại biểu toàn quốc là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội Luật gia Việt Nam, do Ban Chấp hành Trung ương Hội Luật gia Việt Nam triệu tập theo nhiệm kỳ 5 năm. Đại hội có thể được tổ chức bất thường khi có ít nhất 2/3 (hai phần ba) tổng số Ủy viên Ban Chấp hành hoặc có ít nhất 1/2 (một phần hai) tổng số hội viên đề nghị. Đại hội được tổ chức khi có trên 2/3 (hai phần ba) số đại biểu được triệu tập có mặt.
2. Quy định của pháp luật về Ban thường trực Hội Luật gia cấp tỉnh
Theo quy định Điều 26 Điều lệ Hội Luật gia Việt Nam, Ban Thường trực Hội Luật gia cấp tỉnh, cấp huyện gồm:
- Chủ tịch, một số Phó Chủ tịch, Ủy viên Thư ký.
+ Chủ tịch Ban Thường trực Hội Luật gia cấp tỉnh có nhiệm vụ, quyền hạn: Tiến hành nhiệm vụ, quyền hạn theo Quy chế hoạt động của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Hội; Chịu trách nhiệm trước cơ quan có thẩm quyền cho phép thành lập Hội, cơ quan quản lý Nhà nước về lĩnh vực hoạt động của Hội, trước Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Hội về mọi hoạt động của Hội: Chủ tịch Ban Thường trực Hội Luật gia cấp tỉnh chỉ đạo, điều hành mọi hoạt động của Hội theo quy định Điều lệ Hội, Nghị quyết Đại hội, nghị quyết, quyết định của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Hội; Chỉ đạo chuẩn bị, triệu tập và chủ trì các cuộc họp của Ban Chấp hành, Ban thường vụ; Thay mặt Ban Chấp hành, Ban Thường vụ ký các văn bản của Hội.
+ Phó Chủ tịch giúp Chủ tịch chỉ đạo, điều hành công tác của Hội theo sự phân công của Chủ tịch; Theo quy định, Phó Chủ tịch chịu trách nhiệm trước Chủ tịch và trước pháp luật về lĩnh vực công việc được Chủ tịch phân công hoặc uỷ quyền. Phó Chủ tịch cũng tiến hành triển khai nhiệm vụ, quyền hạn theo Quy chế hoạt động của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Hội đúng với quy định của pháp luật và Điều lệ Hội Luật gia Việt Nam.
+ Uỷ viên thư ký: Theo quy định, Uỷ viên Thư ký chỉ đạo, cùng tiến hành các hoạt động của Văn phòng và các tổ chức chuyên môn của Hội; Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của Hội; theo dõi hoạt động của Hội và chuẩn bị báo cáo của Hội trước Ban Thường vụ và Ban Chấp hành; Tổ chức xây dựng các quy chế hoạt động của Văn phòng, quy chế quản lý tài chính, tài sản và các quy chế khác của Hội; Quản lý, theo dõi các hồ sơ, tài liệu về tổ chức, hoạt động của Hội; Thực hiện nhiệm vụ khác do Chủ tịch Hội phân công.
- Ban Thường trực Hội Luật gia cấp tỉnh, cấp huyện có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
+ Thay mặt Ban Thường vụ điều hành công việc giữa hai kỳ họp, xử lý công việc hàng ngày của cơ quan Hội;
+ Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Thường vụ khi được Ban Thường vụ ủy quyền;
+ Chuẩn bị nội dung hội nghị Ban Thường vụ;
+ Lãnh đạo, quản lý toàn diện cơ quan Hội; thực hiện quyền, nghĩa vụ pháp nhân theo quy định của pháp luật.
- Ban Thường trực hoạt động theo chế độ tập thể, quyết định theo đa số. Nếu số ý kiến tán thành và không tán thành ngang nhau thì quyết định thuộc về bên có ý kiến của Chủ tịch Hội.
Như vậy, theo quy định của pháp luật, Ban thường trực Hội Luật gia cấp tỉnh bao gồm Uỷ viên Thư ký.
3. Quyền của Hội Luật gia theo quy định của pháp luật
Hội Luật gia Việt Nam được quy định các quyền theo Điều 6 Điều lệ Hội Luật gia Việt Nam. Trong đó, pháp luật quy định Hội Luật gia Việt Nam có các quyền như:
- Đại diện cho hội viên trong mối quan hệ đối nội, đối ngoại có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Hội; kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với các vấn đề liên quan tới sự phát triển Hội và lĩnh vực hoạt động của Hội; về xây dựng và thi hành pháp luật và những vấn đề khác có liên quan.
- Phản ánh tâm tư nguyện vọng của giới luật gia Việt Nam với Đảng, Nhà nước; cũng như đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao kiến thức pháp luật, đạo đức nghề nghiệp cho hội viên; động viên tinh thần và quan tâm đến lợi ích của hội viên; bảo vệ quyền và lợi ích của hội viên; giải quyết khiếu nại, tố cáo của hội viên theo quy định của pháp luật và Điều lệ Hội.
- Cung cấp dịch vụ về các vấn đề thuộc lĩnh vực hoạt động của Hội theo quy định của pháp luật.
- Thành lập tổ chức, đơn vị thuộc Hội theo quy định của pháp luật và Điều lệ Hội.
- Được gây quỹ Hội trên cơ sở hội phí của hội viên và các nguồn thu khác đúng quy định pháp luật.
Mọi thắc mắc liên hệ 1900.868644 hoặc email [email protected] để được giải đáp.
Trân trọng.