Sau đó em lại bị bắt và trục xuất thẳng về nước. Vậy cho em hỏi trường hợp của em liệu còn có khả năng đi sang Nhật bằng cách nào không ạ ?
Cảm ơn luật sư!
Trả lời:
1. Quy định của Luật xuất nhập cảnh Nhật Bản về trục xuất
Theo Điều 24 Luật xuất nhập cảnh của Nhật Bản quy định, người có hành vi sau sẽ áp dụng xử phạt theo quy định của pháp luật và cưỡng chế trục xuất:
1. Thực hiện các hoạt động sai mục đích lưu trú đã được phép: Ví dụ: thực tập sinh đi xuất khẩu lao động Nhật Bản bỏ trốn ra ngoài làm các công việc khác, du học sinh bỏ học trốn ra ngoài làm việc tại các cơ sở sản xuất.
2. Ở quá hạn bất hợp pháp: Ví dụ, thời hạn hợp đồng làm việc là 03 năm nhưng sau khi hết hạn hợp đồng thì thực tập sinh bỏ trốn ra ngoài làm việc, không về nước.
3. Vi phạm luật hình sự: Ví dụ như trộm cắp, giết người, sử dụng & buôn bán ma túy…
4. Vượt biên và nhập cảnh bất hợp pháp vào Nhật Bản.
Đối với những lao động khi đã bị trục xuất khỏi Nhật Bản thì sẽ bị từ chối không được nhập cảnh trở lại Nhật trong khoảng thời gian từ 5-10 năm. Sau khoảng thời gian 5-10 năm, lao động có thể làm thủ tục nhập cảnh vào Nhật Bản.
Về nguyên tắc, bạn vẫn có thể làm thủ tục nhập cảnh sau khoảng thời gian 5 năm. Tuy nhiên, những người bị trục xuất khỏi Nhật Bản thì cơ hội quay lại Nhật rất thấp và hầu như sẽ không thể trở lại đó với bất cứ loại visa nào (ngay cả bạn xin visa đến nước khác cũng vậy bởi vì thông thường bạn sẽ phải trả lời câu hỏi trên đơn xin visa rằng "Bạn có bao giờ bị trục xuất hay không?").
2. Các trường hợp bị trục xuất tại Nhật Bản
Phân tích chi tiết thêm:
Hiện nay tại Nhật Bản, nếu người nước ngoài bị coi là có hành vi gây nhiễu loạn trật tự quản lý, kiểm soát xuất nhập cảnh hoặc đe dọa lợi ích, an ninh, trật tự công cộng của Nhật Bản thì người đó sẽ bị trục xuất khỏi Nhật Bản.
Theo đó, tại Điều 24 Luật xuất nhập cảnh của Nhật Bản quy định, những người thực hiện một trong các hành vi sau sẽ bị áp dụng xử phạt theo quy định của pháp luật, đồng thời sẽ bị cưỡng chế trục xuất. Cụ thể:
Một là, ở quá hạn bất hợp pháp: Những người còn cố ý ở lại một cách bất hợp pháp sau thời gian được phép lưu trú;
Ví dụ, người lao động đi xuất khẩu lao động tại Nhật Bản có thời hạn hợp đồng làm việc là 03 năm, nhưng sau khi hết thời hạn hợp đồng thì người lao động lại bỏ trốn ra ngoài làm việc một cách trốn tránh mà không về nước.
Hai là, tiến hành thực hiện các hoạt động sai với mục đích lưu trú đã được cho phép: Những người có tư cách lưu trú tại Nhật Bản nhưng sau khi nhập cảnh Nhật Bản lại tham gia vào các hoạt động không nằm trong nội dung được cho phép của tư cách lưu trú đó.
Ví dụ 1: đối với du học sinh đi du học tại Nhật Bản nhưng không tham gia học tập tại trường mà lại bỏ học trốn ra ngoài làm việc tại các cơ sở sản xuất, làm toàn thời gian tại các nhà hàng hoặc các nhà máy mà không còn tham gia học tập tại trường thì sẽ bị trục xuất khỏi Nhật Bản;
Ví dụ 2: đối với thực tập sinh có tư cách lưu trú là "thực tập sinh kỹ năng" thì thực tập sinh chỉ được phép tiến hành các hoạt động của một thực tập sinh kỹ năng. Trong trường hợp thực tập sinh bỏ khỏi nơi thực tập để đi làm việc tại các nhà hàng hoặc nhà máy khác... thì sẽ là vi phạm quy định về tư cách lưu trú và sẽ bị trục xuất khỏi Nhật Bản. Cụ thể, tư cách lưu trú của thực tập sinh sẽ được ghi trên thị thực nhập cảnh (VISA) và dán vào hộ chiếu của từng thực tập sinh.
Ba là, vượt biên bất hợp pháp vào Nhật Bản: Những người nước ngoài không có hộ chiếu hoặc sổ tay thuyền viên hoặc sổ tay phi hành đoàn, mà vào Nhật bản thông qua con đường bất hợp pháp như vượt biên, vượt biển,... thì bị tiến hành trục xuất.
Ví dụ: Một tội phạm không phải người Nhật Bản đang bị truy nã nhưng lại thông qua đường biển vượt biên bất hợp pháp vào lãnh thổ của Nhật Bản thì bị tiến hành trục xuất.
Bốn là, nhập cảnh bất hợp pháp: Những người dùng thủ đoạn gian dối để nhập cảnh vào Nhật Bản thì bị tiến hành trục xuất.
Ví dụ: Một người không phải người Nhật Bản dùng những thủ đoạn gian dối để làm giấy tờ giả như hộ chiếu để nhập cảnh vào Nhật Bản thì được coi là nhập cảnh bất hợp pháp.
Năm là, vi phạm pháp luật Hình sự: những người nước ngoài vi phạm luật hình sự của Nhật Bản mà đã bị kết án, ví dụ như phạm tội trộm cắp, tội cướp giật, tội sử dụng và buôn bán ma túy,...
Ví dụ: một người nước ngoài thực hiện hành vi mua bán trái phép chất cấm trên lãnh thổ Nhật Bản thì bị coi là vi phạm luật hình sự của Nhật Bản và sau khi bị kết án sẽ phải trục xuất về nước.
Theo đó, đối với những người nước ngoài đã bị trục xuất khỏi Nhật Bản thì sẽ bị từ chối không được nhập cảnh trở lại Nhật Bản trong thời gian từ 5 năm đến 10 năm. Sau khoảng thời gian 5-10 năm, lao động có thể làm thủ tục nhập cảnh vào Nhật Bản.
Trong trường hợp của bạn, năm 2015 bạn bị trục xuất về nước với lý do là ăn cắp đồ trong siêu thị. Toà Nhật đã xử bạn 1 năm án treo và cấm cảnh 5 năm. Cho thời hạn 20 ngày để về nước nhưng không về mà lại trốn. Sau đó lại bị bắt và trục xuất thẳng về nước. Như vậy về nguyên tắc, bạn vẫn có thể làm thủ tục nhập cảnh sau khoảng thời gian 5 năm kể từ ngày bị trục xuất. Tuy nhiên, thông thường những người bị trục xuất khỏi Nhật Bản thì cơ hội quay lại Nhật rất thấp và hầu như sẽ không thể trở lại đó với bất cứ loại visa nào (ngay cả bạn xin visa đến nước khác cũng vậy bởi vì thông thường bạn sẽ phải trả lời câu hỏi trên đơn xin visa rằng "Bạn có bao giờ bị trục xuất hay không?").
3. Điều kiện quay trở lại Nhật Bản sau khi bị trục xuất
Bên cạnh đó, du học sinh đã về nước muốn quay lại Nhật lần 2, cần phải đáp ứng được các điều kiện theo từng trường hợp dưới đây:
3.1 Quay lại theo diện du học sinh
- Không được vi phạm các nội quy do trường đề ra
- Du học sinh phải có bảng thành tích học tập tốt
- Đi học đầy đủ và đúng giờ
- Hay tham gia các hoạt động của trường, lớp
- Xin lại tư cách lưu trú
- Phải tìm được trường tiếp nhận
- Trình độ tiếng Nhật tối thiểu N4
3.2 Quay lại theo diện thực tập sinh
- Không được vi phạm pháp luật Nhật Bản
- Không bị cấm nhập cảnh tại Nhật
- Xin lại tư cách lưu trú
- Phải có cơ quan, xí nghiệp tiếp nhận
- Trình độ tiếng Nhật tối thiểu N5
Tuy nhiên, cũng bởi sự khó khăn khi muốn quay lại Nhật sau khi đã bị trục xuất nên hiện nay, một số đối tượng môi giới và cò mồi hoạt động bất hợp pháp hứa hẹn sẽ “chạy” hồ sơ giấy tờ để du học sinh, người lao động hay thực tập sinh quay lại Nhật. Như vậy, người xuất khẩu lao động hay du học sinh có thể mắc lừa bởi những thủ đoạn tinh vi này vì thế nên cân nhắc thật kĩ.
Nếu có bất kỳ vướng mắc nào , quý khách hàng vui lòng liên hệ trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7. Gọi số 1900.868644 hoặc gửi email chi tiết tại: [email protected]. Chúng tôi rất mong nhận được sự hợp tác từ quý khách hàng. Cảm ơn quý khách hàng đã quan tâm theo dõi bài viết của Luật Hòa Nhựt. Trân trọng cảm ơn!