Các hành vi vi phạm quy định về tập trung kinh tế sẽ bị xử lý như thế nào?

Các hành vi vi phạm quy định về tập trung kinh tế là gì? Các hành vi vi phạm quy định về tập trung kinh tế theo quy định pháp luật hiện hành sẽ bị xử lý như thế nào? Luật Hòa Nhựt xin giải đáp vấn đề này trong bài viết dưới đây.

1. Các hành vi vi phạm quy định về tập trung kinh tế

Được quy định tại Điều 44 Luật Cạnh tranh năm 2018,cụ thể như sau:

- Doanh nghiệp không thông báo tập trung kinh tế theo quy định của Luật này.

- Doanh nghiệp thực hiện tập trung kinh tế khi chưa có thông báo kết quả thẩm định sơ bộ của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia quy định tại khoản 2 Điều 36, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 36 của Luật này.

- Doanh nghiệp thuộc trường hợp phải thẩm định chính thức việc tập trung kinh tế mà thực hiện việc tập trung kinh tế khi Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia chưa ra quyết định quy định tại Điều 41 của Luật này.

- Doanh nghiệp không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ điều kiện được thể hiện trong quyết định về tập trung kinh tế quy định tại điểm b khoản 1 Điều 41 của Luật này.

- Doanh nghiệp thực hiện tập trung kinh tế trong trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 41 của Luật này.

- Doanh nghiệp thực hiện tập trung kinh tế bị cấm quy định tại Điều 30 của Luật này.

Các hành vi vi phạm quy định về tập trung kinh tế sẽ bị xử lý như sau:

2. Mức phạt hành chính hành vi sáp nhập doanh nghiệp bị cấm

Mức phạt hành chính hành vi sáp nhập doanh nghiệp bị cấm được quy định tại Điều 10 Nghị định 75/2019/NĐ-CP, cụ thể như sau:

- Phạt tiền doanh nghiệp nhận sáp nhập từ 01 % đến 05 % tổng doanh thu trên thị trường liên quan của doanh nghiệp nhận sáp nhập và doanh nghiệp bị sáp nhập trong năm tài chính liền kề trước năm thực hiện hành vi sáp nhập bị cấm theo quy định tại Điều 30 của Luật Cạnh tranh.

Điều 30. Tập trung kinh tế bị cấm

Doanh nghiệp thực hiện tập trung kinh tế gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường Việt Nam.

- Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc chia, tách doanh nghiệp đã sáp nhập;

b) Buộc chịu sự kiểm soát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ hoặc các điều kiện giao dịch khác trong hợp đồng của doanh nghiệp nhận sáp nhập.

3. Mức phạt hành chính hành vi hợp nhất doanh nghiệp bị cấm

Mức phạt hành chính hành vi hợp nhất doanh nghiệp bị cấm được quy định tại Điều 11 Nghị định 75/2019/NĐ-CP, cụ thể như sau:

- Phạt tiền doanh nghiệp được hình thành sau hợp nhất từ 01% đến 05% tổng doanh thu trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm thực hiện hành vi vi phạm của các doanh nghiệp tham gia hợp nhất đối với hành vi hợp nhất bị cấm theo quy định tại Điều 30 của Luật Cạnh tranh.

Điều 30. Tập trung kinh tế bị cấm

Doanh nghiệp thực hiện tập trung kinh tế gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường Việt Nam.

- Hình thức xử phạt bổ sung:

Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đã cấp cho doanh nghiệp hợp nhất.

- Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc chia, tách doanh nghiệp hợp nhất;

b) Buộc chịu sự kiểm soát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ hoặc các điều kiện giao dịch khác trong hợp đồng của doanh nghiệp mới hình thành sau tập trung kinh tế.

4. Mức phạt hành chính hành vi mua lại doanh nghiệp bị cấm

Mức phạt hành chính hành vi mua lại doanh nghiệp bị cấm được quy định tại Điều 12 Nghị định 75/2019/NĐ-CP, cụ thể như sau:

- Phạt tiền doanh nghiệp mua lại từ 01% đến 05% tổng doanh thu trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm thực hiện hành vi vi phạm của doanh nghiệp mua lại và doanh nghiệp bị mua lại đối với hành vi mua lại một phần hoặc toàn bộ vốn góp, tài sản của doanh nghiệp khác bị cấm theo quy định tại Điều 30 của Luật Cạnh tranh.

Điều 30. Tập trung kinh tế bị cấm

Doanh nghiệp thực hiện tập trung kinh tế gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường Việt Nam.

- Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc bán lại một phần hoặc toàn bộ vốn góp, tài sản mà doanh nghiệp đã mua;

b) Buộc chịu sự kiểm soát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong thời hạn nhất định về giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ hoặc các điều kiện giao dịch khác trong hợp đồng của doanh nghiệp mua lại.

5. Mức phạt hành chính hành vi liên doanh giữa các doanh nghiệp bị cấm

Mức phạt hành chính hành vi liên doanh giữa các doanh nghiệp bị cấm được quy định tại Điều 13 Nghị định 75/2019/NĐ-CP, cụ thể như sau:

- Phạt tiền các bên tham gia liên doanh từ 01% đến 05% tổng doanh thu trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm thực hiện hành vi vi phạm của doanh nghiệp tham gia liên doanh đối với hành vi liên doanh bị cấm theo quy định tại Điều 30 của Luật Cạnh tranh,

Điều 30. Tập trung kinh tế bị cấm

Doanh nghiệp thực hiện tập trung kinh tế gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường Việt Nam.

-. Hình thức xử phạt bổ sung:

Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đã cấp cho doanh nghiệp liên doanh.

- Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc chịu sự kiểm soát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ hoặc các điều kiện giao dịch khác trong hợp đồng của doanh nghiệp liên doanh.

6. Mức phạt hành chính hành vi không thông báo tập trung kinh tế

Mức phạt hành chính hành vi không thông báo tập trung kinh tế được quy định tại Điều 14 Nghị định 75/2019/NĐ-CP, cụ thể như sau:

Phạt tiền từ 01% đến 05% tổng doanh thu trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm thực hiện hành vi vi phạm của từng doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế mà không thực hiện nghĩa vụ thông báo theo quy định tại Điều 33 của Luật Cạnh tranh.

Điều 33. Thông báo tập trung kinh tế

1. Các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế phải nộp hồ sơ thông báo tập trung kinh tế đến Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia theo quy định tại Điều 34 của Luật này trước khi tiến hành tập trung kinh tế nếu thuộc ngưỡng thông báo tập trung kinh tế.

2. Ngưỡng thông báo tập trung kinh tế được xác định căn cứ vào một trong các tiêu chí sau đây:

a) Tổng tài sản trên thị trường Việt Nam của doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế;

b) Tổng doanh thu trên thị trường Việt Nam của doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế;

c) Giá trị giao dịch của tập trung kinh tế;

d) Thị phần kết hợp trên thị trường liên quan của doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế.

3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ.

7. Mức phạt hành chính hành vi vi phạm pháp luật về tập trung kinh tế khác

Mức phạt hành chính hành vi vi phạm pháp luật về tập trung kinh tế khác được quy định tại Điều 15 Nghị định 75/2019/NĐ-CP, cụ thể như sau:

- Phạt tiền từ 0,5% đến 01% tổng doanh thu trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm thực hiện hành vi vi phạm của từng doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Thực hiện tập trung kinh tế khi chưa có thông báo kết quả thẩm định sơ bộ của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia quy định tại khoản 2 Điều 36 của Luật Cạnh tranh, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 36 của Luật Cạnh tranh;

Điều 36. Thẩm định sơ bộ việc tập trung kinh tế

2. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ thông báo tập trung kinh tế đầy đủ, hợp lệ, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia phải ra thông báo kết quả thẩm định sơ bộ việc tập trung kinh tế về một trong các nội dung sau đây:

a) Tập trung kinh tế được thực hiện;

b) Tập trung kinh tế phải thẩm định chính thức.

3. Khi kết thúc thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này mà Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia chưa ra thông báo kết quả thẩm định sơ bộ thì việc tập trung kinh tế được thực hiện và Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia không được ra thông báo với nội dung quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.

b) Thực hiện việc tập trung kinh tế khi Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia chưa ra quyết định quy định tại Điều 41 của Luật Cạnh tranh trong trường hợp hành vi tập trung kinh tế phải thẩm định chính thức.

- Phạt tiền từ 01% đến 03% tổng doanh thu trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm thực hiện hành vi vi phạm của từng doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế đối với hành vi sau đây:

a) Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ điều kiện được thể hiện trong quyết định về tập trung kinh tế quy định tại điểm b khoản 1 Điều 41 của Luật Cạnh tranh;

b) Thực hiện tập trung kinh tế trong trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 41 của Luật Cạnh tranh.

Điều 41. Quyết định về việc tập trung kinh tế

1. Sau khi kết thúc thẩm định chính thức việc tập trung kinh tế, căn cứ vào nội dung thẩm định chính thức, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia ra quyết định về một trong các nội dung sau đây:

a) Tập trung kinh tế được thực hiện;

b) Tập trung kinh tế có điều kiện quy định tại Điều 42 của Luật này;

c) Tập trung kinh tế thuộc trường hợp bị cấm.

2. Quyết định về việc tập trung kinh tế quy định tại khoản 1 Điều này phải được gửi đến các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định.

3. Trường hợp Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia ra quyết định không đúng thời hạn, nếu gây thiệt hại cho doanh nghiệp thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

MK LAW FIRM: Bài viết được đăng tải nhằm mục đích giáo dục, phổ biến, tuyên truyền pháp luật và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước không nhằm mục đích thương mại. Thông tin nêu trên chỉ có giá trị tham khảo vì vậy Quý khách khi đọc thông tin này cần tham khảo ý kiến luật sư, chuyên gia tư vấn trước khi áp dụng vào thực tế.)

Mọi thắc mắc quý khách hàng xin vui lòng gửi về số Hotline 1900.868644 hoặc địa chỉ email [email protected] để được giải đáp. Trân trọng!