Một số nước thiết lập hệ thống thông báo sau khi thực hiện tập trung kinh tế như Achentina, Nhật Bản, Tây Ban Nha... Một số nước báo cáo việc kiểm soát sáp nhập chỉ đối với các trường hợp tình nguyện thông báo như New Zeland, Na Uy, Vương quốc Anh... Nhưng hầu hết các nước đều quy định nghĩa vụ phải thông báo khi các doanh nghiệp liên quan có hoặc dường như có một mức độ tập trung kinh tế nhất định biểu hiện qua tỉ lệ phần trăm (%) thị phần hay một định lượng doanh thu cụ thể.
1. Ngưỡng thông báo tập trung kinh tế
Việt Nam áp dụng kiểm soát tập trung kinh tế theo hình thức tiền kiểm. Các doanh nghiệp tập trung kinh tế thuộc ngưỡng thông báo tập trung kinh tế sẽ phải thực hiện thủ tục thông báo tập trung kinh tế đến ủy ban Cạnh tranh Quốc gia trước khi tiến hành tập trung kinh tế. Theo quy định tại khoản 2 Điều 33 Luật cạnh tranh năm 2018
về ngưỡng thông báo tập trung kinh tế được xác định căn cứ vào một trong các tiêu chí sau đây:
- Tổng tài sản trên thị trường Việt Nam của doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế;
- Tổng doanh thu trên thị trường Việt Nam của doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế;
- Giá trị giao dịch của tập trung kinh tế;
- Thị phần kết hợp trên thị trường liên quan của doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế.
Có thể nhận thấy, vấn đề quan trọng trong quy định của pháp luật về kiểm soát tập trung kinh tế là việc xác định tiêu chí kiểm soát tập trung kinh tế. Một số nước như Pháp và Mỹ dựa vào tiêu chí doanh thu và một số tiêu chí khác để kiểm soát tập trung kinh tế. So với quy định của Luật cạnh tranh năm 2004, chỉ căn cứ vào tiêu chí duy nhất là ngưỡng thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế để kiểm soát tập trung kinh tế thì Luật cạnh tranh năm 2008 đã có sự thay đổi khi xây dựng các tiêu chí thuộc ngưỡng phải thông báo tập trung kinh tế.
Theo giải trình của ủy ban thường vụ Quốc hội, sở dĩ chúng ta lựa chọn tiêu chí thị phần làm tiêu chí kiểm soát tập trung kinh tế trong Luật cạnh tranh năm 2004 vì tiêu chí thị phần không bị lạc hậu theo thời gian, còn tiêu chí doanh thu dễ bị thay đổi theo thời gian nên phải điều chỉnh liên tục, gây khó khăn cho cơ quan quản lí nhà nước và doanh nghiệp. Nhưng việc sử dụng tiêu chí thị phần kết hợp làm căn cứ để cấm một số trường hợp tập trung kinh tế cho thấy Luật cạnh tranh mới chỉ dừng lại ở việc kiểm soát và cấm tập trung kinh tế theo chiều ngang vì: “Thị phần kết hợp là tổng thị phần trên thị trường liên quan của các doanh nghiệp tham gia vào tập trung kinh tể.” Luật cạnh tranh còn bỏ ngỏ việc kiểm soát tập trung kinh tế theo chiều dọc, theo dạng hỗn họp (không cùng trên thị trường liên quan).
Mặt khác, việc thông báo tập trung kinh tế căn cứ theo tiêu chí thị phần cũng làm cho khá nhiều doanh nghiệp “cho rằng” thị phần của mình không đạt ngưỡng như vậy, cũng không thông báo với Cục quản lí cạnh tranh (Trong năm 2007, Cục quản lí cạnh tranh tiếp nhận 01 hồ sơ thông báo tập trung kinh tế đối với trường hợp một doanh nghiệp của Thái Lan mua lại một công ti trong nước hoạt động trong lĩnh vực sản xuất hoá chất - nhựa chuyên dụng thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Tuy nhiên, trong thời gian xử lí vụ việc, các bên liên quan đã đi đến quyết định không thực hiện hợp đồng nữa. Ngoài ra, kể từ khi Luật cạnh tranh có hiệu lực, đã có khoảng 20 trường hợp tập trung kinh tế tiến hành tham vấn (bằng vãn bản hoặc làm việc trực tiếp) với Cục quản lí cạnh tranh, trong đó chủ yếu các vụ diễn ra trong các ngành bán lẻ, hoá chất, thiết bị viễn thông, công nghệ thông tin, dịch vụ giải trí. Năm 2008, Cục quản lí cạnh tranh đã tiếp nhận 02 hồ sơ tập trung kinh tế thuộc loại hình mua lại và hợp nhất trong lĩnh vực điện từ và giấy. Nhìn chung, số vụ việc tập trung kinh tế có thông báo cho Cục quản lí cạnh tranh tính đến nay còn rất ít nếu so với tổng số các vụ mua lại và sáp nhập diễn ra tại thị trường Việt Nam thời gian qua (trên 100 vụ). Điều này cho thấy các hoạt động tập trung kinh tế thuộc đối tượng phải thông báo là rât ít ở Việt Nam. Xem: Cục quản lí cạnh tranh, Bộ Công Thương, Báo cáo tập trung kinh tê tại Việt Nam, Hiện trạng và dự báo, Hà Nội, 01/2009). Vì vậy, có kiến nghị nhà nước nên kiểm soát tập trung kinh tế theo tiêu chí kết hợp giữa thị phần và quy mô vốn điều lệ của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế.(1) Nếu thực hiện sửa đổi Luật cạnh tranh theo kiến nghị trên, cơ quan quản lí cạnh tranh có thể nắm được thông tin về các vụ tập trung kinh tế trên thị trường, chủ động trong việc điều tra các vụ việc tập trung kinh tế, thẩm định hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ, từ đó kiểm soát tập trung kinh tế có hiệu quả hơn. Mặt khác, quy định này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp không phải tự chịu trách nhiệm tính toán thị phần của mình trên thị trường liên quan khi nộp hồ sơ thông báo tập trung kinh tế hoặc nộp hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ tập trung kinh tế và lúng túng trong việc xác định mình thuộc diện phải nộp hồ sơ thông báo tập trung kinh tế hay phải nộp hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ tập trung kinh tế.
Chính vì những bất cập của Luật cạnh tranh năm 2004, Luật cạnh tranh năm 2018 đã đưa ra ngưỡng thông báo tập trung kinh tế theo hướng mở rộng thêm các tiêu chí có tính “định lượng” cụ thể. Theo giải trình của Uỷ ban thường vụ Quốc hội: Trong nền kinh tế thị trường, việc tập trung kinh tế là hoạt động bình thường của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc một doanh nghiệp có tiềm lực tài chính và sức mạnh thị trường có thể mua lại hoặc kết hợp với bất kì doanh nghiệp nào khác để trở thành thống lĩnh hoặc độc quyền trên thị trường, dẫn đến nguy cơ gây hạn chế cạnh tranh trên thị trường. Do vậy, tiêu chí kiểm soát tập trung kinh tế hướng đến những doanh nghiệp có sức mạnh tài chính. Nếu ngưỡng thông báo tập trung kinh tế chỉ căn cứ vào doanh thu, giá trị tài sản của doanh nghiệp đối với ngành nghề tham gia tập trung kinh tế sẽ không kiểm soát được tập trung kinh tế của các doanh nghiệp có năng lực tài chính và sức mạnh thị trường. Trong hầu hết các trường hợp tập trung kinh tế hỗn họp, giao dịch sẽ bao gồm toàn bộ các lĩnh vực, ngành nghề của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế. Hình thức này ngày càng phổ biến cần phải kiểm soát do các doanh nghiệp tham gia đều là các doanh nghiệp lớn và có sức mạnh thị trường. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy các nước đều sử dụng một hoặc đồng thời nhiều tiêu chí thông báo tập trung kinh tế, bao gồm doanh thu, tổng tài sản của một bên hoặc các bên tham gia tập trung kinh tế.
Như vậy, Luật cạnh tranh năm 2018 đã mở rộng phạm vi kiểm soát bao gồm cả những giao dịch tập trung kinh tế theo chiều dọc và hồn hợp thay vì chỉ kiểm soát các giao dịch theo chiều ngang như trước đây. Quy định về ngưỡng kiểm soát tập trung kinh tế của Luật cạnh tranh năm 2018 có thể dự liệu kiểm soát được tập trung kinh tế hiệu quả hơn, trước những biến động của tình hình kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế. Mặt khác, với ngưỡng tập trung kinh tế đa dạng như vậy, cơ quan cạnh tranh và doanh nghiệp sẽ rõ ràng hơn trong việc áp dụng, thi hành pháp luật kiểm soát tập trung kinh tế.
2. Thủ tục thông báo tập trung kinh tế
Bước 1: Nộp hồ sơ thông báo tập trung kinh tế
Các doanh nghiệp thuộc diện thông báo tập trung kinh tế theo Điều 33 Luật cạnh tranh năm 2018 nộp hồ sơ thông báo tập trung kinh tế tới ủy ban Cạnh tranh Quốc gia trước khi tiến hành tập trung kinh tế. Nội dung các giấy tờ trong hồ sơ thông báo tập trung kinh tể được quy định tại khoản 1 Điều 34 Luật cạnh tranh.
Nguyên tắc chung trong các thủ tục quản lí hành chính trong lĩnh vực kinh doanh là doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về tính trung thực của hồ sơ thông báo tập trung kinh tế; cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo tập trung kinh tế chỉ chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của hồ sơ.
Bước 2: Thẩm định sơ bộ việc tập trung kinh tế.
ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho bên nộp hồ sơ về tính đầy đủ, họp lệ của hồ sơ trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ thông báo tập trung kinh tế. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có trách nhiệm thông báo bằng văn bản các nội dung cụ thể cần sửa đổi, bổ sung để các bên sửa đổi, bổ sung hồ sơ trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ra thông báo.
- Nội dung thẩm định sơ bộ việc tập trung kinh tế:
ủy ban Cạnh tranh Quốc gia tiến hành thẩm định sơ bộ các nội dung dưới đây:
(i) Thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế trên thị trường liên quan;
(ii) Mức độ tập trung trên thị trường liên quan trước và sau khi tập trung kinh tế;
(iii) Mối quan hệ của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế trong chuỗi sản xuất, phân phối, cung ứng đối với một loại hàng hóa, dịch vụ nhất định hoặc ngành, nghề kinh doanh của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh té là đàu vào của nhau hoặc bổ trợ cho nhau.
- Thời gian thẩm định sơ bộ hồ sơ tập trung kinh tế:
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ thông báo tập trung kinh tế đầy đủ, hợp lệ, ủy ban Cạnh tranh Quốc gia phải ra thông báo kết quả thẩm định sơ bộ việc tập trung kinh tế về một trong các nội dung sau đây:
+ Tập trung kinh tế được thực hiện;
+ Tập trung kinh tế phải thẩm định chính thức.
Quá thời hạn nêu trên mà ủy ban Cạnh tranh Quốc gia chưa ra thông báo kết quả thẩm định sơ bộ thì việc tập trung kinh tế được thực hiện. Quy định này giúp đảm bảo quyền lợi cho doanh nghiệp và hạn ché những thiệt hại có thể phát sinh do quá trình thẩm định của cơ quan nhà nước bị kéo dài.
Bước 3: Thẩm định chính thức việc tập trung kinh tế (Xem: Điều 37 Đen Điều 41 Luật cạnh tranh năm 2018).
ủy ban Cạnh tranh Quốc gia tiến hành thẩm định chính thức trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày ra thông báo quyết định thẩm định sơ bộ với nội dung vụ việc tập trung kinh tế đó thuộc diện phải thẩm định chính thức. Đối với vụ việc phức tạp, ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có thể gia hạn thẩm định chính thức nhưng không quá 60 ngày và thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp nộp hồ sơ thông báo tập trung kinh tế.
Nội dung thẩm định chính thức việc tập trung kinh tế bao gồm:
(i) Đánh giá tác động hoặc khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể của việc tập trung kinh tế theo quy định tại Điều 31 Luật cạnh tranh và các biện pháp khắc phục tác động hạn chế cạnh tranh;
(ii) Đánh giá tác động tích cực của việc tập trung kinh tế theo quy định tại Điều 32 Luật cạnh tranh và các biện pháp tăng cường tác động tích cực của việc tập trung kinh tế;
(iii) Đánh giá tổng hợp khả năng tác động hạn chế cạnh tranh và khả năng tác động tích cực của tập trung kinh tế để làm cơ sở xem xét, quyết định về việc tập trung kinh tế.
Tham vấn trong quá trình thẩm định tập trung kinh tế (Xem: Điều 39 Luật cạnh tranh năm 2018): Trong quá trình thẩm định tập trung kinh tế, ủy ban Cạnh tranh có quyền tham vấn cơ quan quản lí ngành, lĩnh vực mà các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế đang hoạt động. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu của ủy han Cạnh tranh Quốc gia về việc tham vấn ý kiến, cơ quan được tham vẩn có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về nội dụng được tham vấn. Ngoài ra, ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có thể tiến hành tham vấn ý kiến của các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân khác có liên quan.
Quy định về tham vấn trong quá trình thẩm định tập trung kinh tế có ý nghĩa quan trọng và cần thiết giúp cho cơ quan cạnh tranh có căn cứ rõ ràng, đánh giá đầy đủ các tác động khác nhau của việc tập trung kinh tế sắp diễn ra. Từ đó, cơ quan cạnh tranh có thể kết luận và đưa ra quyết định chính xác, công bàng đối với việc tập trung kinh tế.
Bước 4: Ra quyết định về việc tập trung kinh tế (Xem: Điều 41 Luật cạnh tranh năm 2018).
Sau khi kết thúc thẩm định chính thức việc tập trung kinh tế, căn cứ vào nội dung thẩm định chính thức, ủy ban Cạnh tranh Quốc gia ra quyết định về một trong các nội dung sau đây:
- Tập trung kinh tế được thực hiện;
- Tập trung kinh tế có điều kiện quy định tại Điều 42 Luật cạnh tranh (Tập trung kinh tế có điều kiện là trường hợp tập trung kinh tế được thực hiện nhưng phải đáp ứng một hoặc một số điều kiện nhất định. Đây là quy định nhàm tạo thêm cơ hội cho các doanh nghiệp kinh doanh được quyền tiến hành tập trung kinh tế nhưng vẫn bảo đảm được môi trường cạnh tranh lành mạnh, hiệu quả.);
- Tập trung kinh tế thuộc trường hợp bị cấm.
Các doanh nghiệp chỉ được phép tiến hành việc tập trung kinh tế sau khi có quyết định của ủy ban cạnh tranh Quốc gia về việc tập trung kỉnh tế được thực hiện hoặc kết thúc thời hạn thẩm định sơ bộ mà ủy ban cạnh tranh Quốc gia không thông báo kết quả thẩm định sơ bộ. Đối với doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế thuộc trường hợp “Tập trung kinh tế có điều kiện” phải thực hiện đầy đủ điều kiện tập trung kinh tế theo quyết định về việc tập trung kinh tế của ủy ban Cặnh tranh Quốc gia trước và sau khi thực hiện tập trung kinh tế.
3. Vai trò của cơ quan quản lý cạnh tranh trong quá trình kiểm soát TTKT
Vai trò của cơ quan quản lý cạnh tranh nói chung được xác định bởi chính tính chất của điều chỉnh và thực thi pháp luật cạnh tranh. Bởi lẽ, cơ quan quản lý cạnh tranh là cơ quan có chức năng chủ yếu trong việc đưa pháp luật cạnh tranh vào cuộc sống và thông qua đó, góp phần xây dựng chính sách và pháp luật cạnh tranh. Trong khi, pháp luật cạnh tranh có những đặc điểm như sau:
Thứ nhất: Pháp luật cạnh tranh là pháp luật điều tiết thị trường nên nó được xây dựng hết sức mềm dẻo để thích ứng với các hành vi cạnh tranh đa dạng trên thị trường. Vì vậy, đặc biệt trong lĩnh vực hạn chế cạnh tranh, pháp luật thường quy định kết hợp yếu tố định lượng và định tính mà theo đó, có thể cấm và cũng có thể được miễn trừ, tùy theo tình hình cụ thể của doanh nghiệp và chính sách cạnh tranh của Nhà nước ở mỗi thị trường cụ thể. Đây là tiền đề rất quan trọng để thiết lập cơ quan quản lý cạnh tranh là loại cơ quan phán xử độc lập về những vấn đề liên quan đến quản lý kinh tế vĩ mô và không nằm trong hệ thống cơ quan tư pháp. Nó tạo dựng những quy tắc xử xự văn minh và chính đáng trong cạnh tranh, làm thước đo cho các cơ quan tư pháp áp dụng pháp luật.
Thứ hai: Là loại pháp luật điều tiết thị trường, pháp luật cạnh tranh có mối liên hệ chặt chẽ với kinh tế và phải phù hợp với các chuẩn mực kinh tế. Do đó, khi thực thi pháp luật cạnh tranh, phân tích kinh tế là những thao tác rất quan trọng không thể thiếu. Vì vậy, các điều tra viên trong tố tụng cạnh tranh không chỉ phải biết kiến thức pháp luật và/hoặc quản trị doanh nghiệp thuần túy. Họ phải có khả năng nhìn thấu cả cấu trúc thị trường và phân tích được hệ quả tích cực và tiêu cực, so sánh chúng với nhau để tìm giải pháp có lợi chung cho nền kinh tế, cho môi trường cạnh tranh mà không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của doanh nghiệp. Đây là một nghề đặc biệt không có trong các cơ quan bộ hay hệ thống tư pháp.
Thứ ba: Pháp luật cạnh tranh là pháp luật lưỡng tính, bao gồm cả mảng luật công và luật tư. Vì vậy, các chế tài được áp dụng là cũng đa dạng (dân sự, hành chính, kinh tế…). Theo đó, việc áp dụng các chế tài phạt của Cục quản lý cạnh tranh không chỉ đơn thuần là phạt hành chính theo nghĩa thông trường.
4. Tác động của việc tập trung kinh tế
– Việc tác động của tập trung kinh tế căn cứ vào một trong các yếu tố hoặc kết hợp giữa các yếu tố sau đây:
+ Thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế trên thị trường liên quan;
+ Mức độ tập trung trên thị trường liên quan trước và sau khi tập trung kinh tế;
+ Mối quan hệ của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế trong chuỗi sản xuất, phân phối, cung ứng đối với một loại hàng hóa, dịch vụ nhất định hoặc ngành, nghề kinh doanh của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế là đầu vào của nhau hoặc bổ trợ cho nhau;
+ Lợi thế cạnh tranh do tập trung kinh tế mang lại trên thị trường liên quan;
+ Khả năng doanh nghiệp sau tập trung kinh tế tăng giá hoặc tăng tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu một cách đáng kể;
+ Khả năng doanh nghiệp sau tập trung kinh tế loại bỏ hoặc ngăn cản doanh nghiệp khác gia nhập hoặc mở rộng thị trường;
+ Yếu tố đặc thù trong ngành, lĩnh vực mà các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế.
5. Các hành vi vi phạm quy định về tập trung kinh tế
1. Doanh nghiệp không thông báo tập trung kinh tế theo quy định của Luật cạnh tranh 2018
2. Doanh nghiệp thực hiện tập trung kinh tế khi chưa có thông báo kết quả thẩm định sơ bộ của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia quy định.
3. Doanh nghiệp thuộc trường hợp phải thẩm định chính thức việc tập trung kinh tế mà thực hiện việc tập trung kinh tế khi Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia chưa ra quyết định quy định về quyết định về việc tập trung kinh tế
4. Doanh nghiệp không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ điều kiện được thể hiện trong quyết định về tập trung kinh tế
5. Doanh nghiệp thực hiện tập trung kinh tế trong trường hợp bị cấm theo quy định.
Mọi thắc mắc quý khách hàng xin vui lòng gửi về số Hotline 1900.868644 hoặc địa chỉ email [email protected] để được giải đáp. Trân trọng!