1. Việc nhân viên đi làm muộn có ảnh hưởng đến doanh nghiệp không?
Có thể nói việc nhân viên đi làm muộn không những gây ảnh hưởng đến chính công việc của người đó mà nó còn gây ra ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng cho doanh nghiệp.
- Làm giảm năng suất làm việc:
Đi muộn có nghĩa là bạn sẽ bắt đầu công việc muộn hơn so với nhân viên khác. Nếu như khoảng thời gian bị chậm đó mà không được làm bù thì cũng có nghĩa là tiến độ hoàn thành, hiệu quả công việc của bạn cũng sẽ bị giảm đi khá nhiều. Đặc biệt khi đi muộn không những gây ra ảnh hưởng đến cá nhân mà còn gây ra hậu quả nghiệm trọng cho một nhóm làm việc. Khi các công việc đều phải hoàn thành đúng tiến độ để cùng nhau ghép các đầu việc lại thì lúc này người khác sẽ phải chờ đợi bạn hoàn thành mới có thể làm tiếp.
Ngoài ra khi đi làm muộn còn gây ảnh hưởng đến đồng nghiệp của bạn nữa, bởi sự xuất hiện sau của bạn sẽ làm gián đoạn, đứt mạch công việc mà họ đang làm.
- Có thể làm mất đi khách hàng tiềm năng:
Đối với những việc làm dịch vụ thì đi làm muộn hoặc đến muộn so với giờ hẹn với khách hàng là vấn đề cực kỳ tối kỵ. Khách hàng, đối tác sẽ không có thời gian chờ đợi bạn trong khi bạn hiển nhiên đến muộn. Điều này sẽ gây ra sự khó chịu trong hợp tác, buôn bán. Vị khách đó sẽ có cảm giác không được tôn trọng, chính vì thái độ không chuyên nghiệp của bạn mà có thể sẽ làm mất đi nhiều khách hàng tiềm năng đó.
- Hao tốn nguồn lực và lợi nhuận:
Đây là tác động tiêu cực mà doanh nghiệp là nhân tố trực tiếp gánh chịu. Những nhân viên này làm gián đoạn công việc, có thể dẫn đến việc mất khách hàng tiềm năng. Bởi lẽ, sẽ không một đối tác nào kiên nhẫn chờ đến khi bạn đến để thảo luận được.
Họ sẽ đánh giá công ty này làm việc không uy tín, thiếu tính chuyên nghiệp. “Liệu dự án có thể tin tưởng giao cho nhân viên như vậy không” là câu hỏi đặt ra. Điều này còn khiến doanh nghiệp phải chịu tiếng xấu. Cơ hội tìm kiếm khách hàng tương lai cũng giảm đi.
Hơn thế, công ty bị mất đi một khoảng thời gian và kinh phí chi trả cho nhân viên đó. Sẽ còn tệ hơn nếu nó trở thành tiền lệ xấu. Nhiều người khác sẽ nhìn vào đó và làm theo, phá vỡ văn hóa chuyên nghiệp.
2. Cách xử lý nhân viên đi làm muộn hiệu quả
Biết cách quan sát, lắng nghe và cảm thông:
Khi phát hiện nhân viên đi làm trễ, người quản lý không nên tức giận hay chỉ trích công khai nhân viên. Thông thường, khi nhân viên đi làm muộn sếp thường có thái độ bực tức, khó chịu với nhân viên của mình mà không quan tâm đến nguyên nhân dẫn đến việc đi làm muộn của nhân viên.
Điều này dẫn đến việc bất bình giữa sếp và nhân viên trong doanh nghiệp và dần dần khiến cho tình trạng đi làm muộn trở nên phổ biến và kéo dài không thể giải quyết.
Theo đó, sếp cần phải tinh tế và lắng nghe những chia sẻ từ nhân viên để biết được nhân viên đi làm muộn là do đâu, do nguyên nhân khách quan hay chủ quan để cho thái độ cư xử phù hợp.
Bên cạnh đó, nếu nhân viên làm việc với một vị sếp quá khắt khe, quá khó tính hay không đáp ứng được công sức làm việc của nhân viên thì việc đi làm muộn của nhân viên có lẽ là một phương thức đối phó với người sếp đó? Do đó, để công ty ổn định và kỷ luật thì sếp phải là người biết lắng nghe và thấu hiểu nhân viên;
Các doanh nghiệp có thể lùi giờ làm việc để bảo đảm cho nhân viên đi làm đúng giờ. Hiện nay, tại các thành phố lớn, tại các khu vực có mật độ dân cư đông đúc thì tình trạng tắc đường đã trở thành một vấn đề nam giải và chưa có hướng giải quyết triệt để.
Do đó tình trạng đi làm muộn có nhân viên cũng khó giải quyết. Vì vậy mà các doanh nghiệp có thể linh hoạt lùi giờ làm việc muộn hơn 30 phút- 1 tiếng so với những cơ quan, tổ chức khác trên địa bàn.
Chẳng hạn như giờ làm việc thông thường tại các cơ quan, tổ chức sẽ bắt đầu từ lúc 7 giờ 30 phút đến 8 giờ thì doanh nghiệp có thể lùi giờ làm việc vào lúc 8 giờ 30 phút - 9 giờ để bảo đảm cho việc đi lại cũng như thực hiện đúng giờ làm việc của nhân viên.
Tuy nhiên, khi lùi thời gian làm việc thì doanh nghiệp cũng cần lưu ý phải đảm bảo cho nhân viên làm việc tối thiểu 08 tiếng/ ngày. Do đó, thời gian bắt đầu làm việc muộn thì thời gian kết thúc cũng sẽ muộn hơn thông thường.
Sử dụng máy chấm công:
Tùy thuộc vào đặc điểm kinh doanh của mỗi công ty mà sẽ có những quy định riêng về giờ giấc làm việc. Với các doanh nghiệp có thể linh hoạt trong giờ giấc làm việc như doanh nghiệp hoạt động ở lĩnh vực thiết kế, đồ họa, hoặc chuyên ngành kỹ thuật, xây dựng thì chỉ cần chú trọng đến việc đảm bảo deadline, tiến độ và hiệu suất công việc. Với các doanh nghiệp hoạt động sản xuất theo công nghệ dây chuyền thì giờ làm việc cần được tuân thủ nghiêm ngặt. Giải pháp tối ưu cho các doanh nghiệp này là sử dụng máy chấm công để kiểm tra, giám sát giờ giấc làm việc của nhân viên. Dữ liệu từ máy chấm công cũng là cơ sở để bộ phận nhân sự và kế toán tính lương.
Biết áp dụng việc khen thưởng và kỷ luật hợp lý:
Để xây dựng văn hóa tôn trọng các quy định của công ty, bạn nên áp dụng các chính sách khen thưởng và kỷ luật thích hợp. Đối với nhân viên thực hiện tốt hãy dành cho họ sự phần thưởng xứng đáng. Việc này sẽ trở thành một hiệu ứng lan tỏa tích cực, thúc đẩy mỗi nhân viên tự giác tuân thủ giờ giấc và quy định của công ty. Còn với những nhân viên thường xuyên vi phạm quy định của công ty, người quản lý cần nghiêm khắc xử lý. Lúc này bạn nên áp dụng các biện pháp kỷ luật cụ thể. Hãy gửi thông báo bằng văn bản cho nhân viên vi phạm và bộ phận có liên quan. Trong thông báo nói rõ rằng nếu họ tiếp tục vi phạm sẽ bị xử lý tùy theo mức độ.
Theo quy định của Luật Lao động 2019, thì hình thức xử lý kỷ luật bao gồm các hình thức sau:
- Khiển trách
- Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 6 tháng, cách chức
- Sa thải
3. Có được trừ lương nhân viên đi làm muộn không?
Hiện nay, nhiều doanh nghiệp thường xử lý nhân viên đi làm muộn bằng cách tác động trực tiếp đến kinh tế, tiền lương của người lao động. Đây có thực sự là một biện pháp răn đe hiệu quả và chính xác?
Việc nhân viên đi làm muộn là hành vi vi phạm nguyên tắc làm việc của doanh nghiệp và ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng công việc của công ty. Do đó, người sử dụng lao động phải đưa ra biện pháp kỷ luật lao động để răn đe nhân viên thiếu kỷ luật.
Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 2 Điều 127 Bộ luật lao động năm 2019 hiện hành thì hành vi phạt tiền hoặc trừ lương người lao đọng thay cho 04 biện pháp xử lý kỷ luật lao động được pháp luật quy định là hành vi bị nghiêm cấm. Theo đó, nếu doanh nghiệp áp dụng biện pháp trừ lương của nhân viên đi làm muộn thì doanh nghiệp đó đã vi phạm nghiêm trọng đến điều cấm của pháp luật về lao động.
Như vậy trên đây là toàn bộ thông tin về Cách xử lý nhân viên đi làm muộn hiệu quả mà Công ty Luật Hòa Nhựt muốn gửi đến quý khách mang tính tham khảo. Nếu quý khách còn vướng mắc về vấn đề trên hoặc mọi vấn đề pháp lý khác, quý khách hãy vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến theo số điện thoại 1900.868644 để được Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài kịp thời hỗ trợ và giải đáp mọi thắc mắc.
Nếu quý khách cần báo giá dịch vụ pháp lý thì quý khách có thể gửi yêu cầu báo phí dịch vụ đến địa chỉ email: [email protected] để nhận được thông tin sớm nhất! Rất mong nhận được sự hợp tác và tin tưởng của quý khách! Luật Hòa Nhựt xin trân trọng cảm ơn!