Mẫu đơn tố cáo giật hụi, họ, biêu, phường mới nhất năm 2024

Hiện nay có rất nhiều trường hợp bị chủ hụi giật và bỏ trốn. Nhiều người lâm vào trạng thái hoang mang, không biết mình nên làm cái gì? Làm như thế nào để có thể đòi lại tiền, bảo vệ quyền lợi cho bản thân. Trong phạm vi bài viết này, Luật Hòa Nhựt xin gửi tới quý khách hàng các thông tin cần thiết cụ thể như sau:

1. Những thông tin cần biết liên quan đến chơi hụi?

1.1 Chơi hụi là gì?

Từ thời xa xưa, hụi, họ, biêu, phường đã được biết đến như là một hình thức huy động vốn và giao dịch tiền, dựa trên tình thần tương thân tương ái, người chơi hỗ trợ tài chính lẫn nhau để đầu tư buôn bán và kinh doanh. Khi tham gia hụi, người chơi sẽ ngay lập tức nhận được một khoản tiến lớn gấp nhiều lần số tiền ban đầu bỏ ra đóng góp để có thể giải quyết nhu cầu mà không cần tốn thời gian tích góp.

Khi chơi hụi cần có người đứng ra làm chủ (chủ hụi), người này có vai trò đứng ra tổ chức, thu tiền đóng hụi, họ định kỳ của người chơi, những người tham gia chơi hụi được gọi là con hụi. Một giây hụi không giới hạn số lượng người chơi. 

Ví dụ: Một dây hụi gồm 5 người tham gia, góp định kỳ mỗi tháng 2.000.000 đồng. Đến cuối tháng đầu tiên, bà B hốt hụi với số tiền là: 2.000.000 x 5 = 10.000.000 đồng. Như vậy bà B đã nhận được số tiền gấp 5 lần so với vốn tích góp trong 1 tháng. Những tháng tiếp theo bà B và 4 con hụi còn lại vẫn phải đóng mỗi tháng 2.000.000 đồng. Đến cuối tháng thứ 2, có bà A được hốt số tiền cũng 10.000.000 đồng. Cứ thế tiếp diễn cho tới khi ai cũng được hốt 10.000.000 đồng là kết thúc 1 dây hụi.

Chơi hụi không vi phạm pháp luật mà nó chỉ bị nghiêm cấm nếu người chơi lợi dụng nó để che giấu hoạt động cho vay nặng lãi, lừa đảo chiếm đoạt tài sản,... Bể hụi là khi chủ hụi đã thu hụi của các con hụi nhưng đến kì mở hụi mà không chi trả cho người được hốt hụi thì được coi là bể hụi. Giật hụi có nghĩa là tới kì mở hụi mà không tìm ra chu hụi thì gọi là giật hụi.

 

1.2 Mức xử phạt nếu vi phạm lãi suất chơi họ, hụi, biêu, phường

Có rất nhiều người nhờ tham gia họ, hụi, biêu, phường mà đã cải thiện được đời sống kinh tế, khắc phục được những khó khăn trước mắt về vấn đề tài chính. Tuy nhiên, ngược lại cũng có rất nhiều vụ việc vỡ nợ dẫn đến hậu quả làm tan cửa nát nhà nhiều gia đình, thậm chí còn xảy ra án mạng thương tâm. Nghị định số 19/2019/NĐ-CP do Chính phủ ban hành để quy định chi tiết về cách thức hoạt động, về các tổ chức họ, nhằm kiếm soát các hình thức đội lốt họ để chuộc lợi cho cá nhân,.... Cụ thể tại điều 3 Nghị định 19/2019/NĐ-CP nêu các nguyên tắc của hoạt động tổ chức họ.

"Điều 3. Nguyên tắc tổ chức họ

1. Việc tổ chức họ phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật dân sự.

2. Việc tổ chức họ chỉ được thực hiện nhằm mục đích tương trợ lẫn nhau giữa những người tham gia quan hệ về họ.

3. Không được tổ chức họ để cho vay nặng, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, huy động vốn trái pháp luật hoặc các hành vi vi phạm pháp luật khác."

Do đó, nếu những hành vi nào vi phạm nguyên tắc tổ chức họ tại Điều 3 của Nghị định này cố tình biến tướng và trở thành một vấn nạn khó kiểm soát, nhất là khi người cầm hụi có ý định lừa đảo hay cho vay nặng lãi thì sẽ bị xử phạt. Mức xử phạt được quy định tại Điều 16 Nghị định 144/2021/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; Phòng, chống tệ nạn xã hội; Phòng cháy, chữa cháy; Cứu nạn, cứu hộ; Phòng, chống bạo lực gia đình:

"1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Không thông báo cho các thành viên về nơi cư trú mới trong trường hợp có sự thay đổi;

b) Không thông báo đầy đủ về số lượng dây họ, hụi, biêu, phường (sau đây gọi tắt là họ), phần họ, kỳ mở họ hoặc số lượng thành viên của từng dây họ mà mình đang làm chủ họ cho người muốn gia nhập dây họ;

c) Không lập biên bản thỏa thuận về dây họ hoặc lập biên bản nhưng không có các nội dung chủ yếu theo quy định của pháp luật;

d) Không lập sổ họ;

đ) Không giao các phần họ cho thành viên lĩnh họ tại mỗi kỳ mở họ;

e) Không cho các thành viên xem, sao chụp sổ họ và cung cấp các thông tin liên quan đến dây họ khi có yêu cầu;

g) Không giao giấy biên nhận cho thành viên khi góp họ, lĩnh họ, nhận lãi, trả lãi hoặc thực hiện giao dịch khác có liên quan.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Khoogn thông báo bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú về việc tổ chức dây họ có giá trị các phần họ tại một kỳ mở họ từ 100.000.000 đồng trở lên;

b) Không thông báo bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú về việc tổ chức từ hai dây họ trở lên.

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Lợi dụng việc tổ chức họ để cho vay lãi nặng mà lãi suất cho vay vượt quá tỷ lệ lãi suất theo quy định của Bộ luật Dân sự;

b) Tổ chức họ để huy động vốn trái pháp luật.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3 Điều này".

 

1.3 Chơi hụi bị giật có kiện được không?

Theo khoản 3 Điều 18 Nghị định 19/2019/NĐ-CP quy định về hụi, họ biêu phường thì chủ họ có nghĩa vụ: "Giao các phần họ cho thành viên lĩnh họ tại mỗi kì mở họ". Cũng theo Nghị định này tại điều 25 có quy định về tranh chấp thì: "Trong trường hợp có tranh chấp về họ hoặc phát sinh từ họ thì tranh chấp đó được giải quyết bằng thương lượng, hòa giải hoặc yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật".

Như vậy, khi tranh chấp về hụi hoặc phát sinh từ hụi thì tranh chấp đó được giải quyết bằng thương lượng, hòa giải hoặc yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật. Pháp luật luôn ưu tiên giải quyết các tranh chấp bằng dân sự trước, nếu không hòa giải thương lượng được thì người chơi hụ có quyền khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền để đòi lại số tiền do bị chủ hụi giật. 

Trong trường hợp chủ hụi đổ nợ, giật tiền và bỏ trốn được xem là có dấu hiệu của hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản nên sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định cụ thể tại Điều 175 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.  Ngoài ra, Chủ hụi giật nợ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội lừa đạo Chiếm đoạt tài sản theo Điều 174 Bộ luật hình sự hiện hành. 

Tóm lại, tùy vào số tiền mà chủ hụi giật và hành vi của chiếm đoạt tài sản mà thẩm phán sẽ đưa ra phán quyết chủ hụi có thể sẽ chịu trách nhiệm hình sự về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản hoặc tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Do đó, bạn có thể trình báo công an nơi người chủ hụi cư trú cuối cùng để được xác minh giải quyết theo thẩm quyền.

 

2. Mẫu đơn tố cáo giật hụi

2.1 Mẫu đơn cơ bản

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

----------------------

............., ngày ........ tháng ........ năm.........

 

ĐƠN TỐ CÁO

(Về việc...............của.......................)

 

Kính gửi: CÔNG AN NHÂN DÂN QUẬN/HUYỆN...........................

                VIỆN KIỂM SÁT ..............................................................

Họ và tên tôi: ..............................................    Sinh ngày: .................................................

Thẻ căn cước công dân số: ................................ 

Ngày cấp: ...../..../......                                      Nơi cấp: .....................................................

Hộ khẩu thường trú: ........................................................................................................... 

Chỗ ở hiện nay: .................................................................................................................. 

Tôi làm đơn này tố cáo và đề nghị Quý cơ quan có thẩm quyền tiến hành điều tra, khởi tố hình sự đối với hành vi vi phạm pháp luật của:

Anh/chị: ....................................................      Sinh ngày: .................................................. 

Thẻ căn cước công dân số: .....................................................................

Ngày cấp: ......../......../.........                           Nơi cấp: ...........................................................

Hộ khẩu thường trú: ...............................................................................................................

Chỗ ở hiện nay:  .....................................................................................................................

Vì đã thực hiện hành vi có dấu hiệu ....................................................................................... 

Nội dung sự việc như sau: 

.................................................................................................................................................. 

................................................................................................................................................. 

.................................................................................................................................................. 

Từ những sự việc trên, có thể khẳng định Anh/chị ..................... đã có hành vi ..................... 

Qua thủ đoạn và hành vi trên, Anh/chị ............................... đã chiếm đoạt tổng cộng .............. của tôi. 

Để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình, nay tôi viết đơn này tố cáo hành vi ...................... của anh/chị .............................. 

Kính đề nghị Quý cơ quan giải quyết cho những yêu cầu sau đây:

- Xác minh và khởi tố vụ án hình sự để điều tra, đưa ra tuy tố, xét xử anh/chị ...................... và các người liên quan về hành vi ..................

- Buộc anh/chị ....................... phải trả lại cho tôi tổng cộng số tiền là ...............

Tôi cam kết toàn bộ nội dung đã trình bày trên là hoàn toàn đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những điều trình bày trên.

Kính mong được xem xét và giải quyết. 

Xin chân thành cảm ơn!

Tài liệu, chứng cứ đính kèm theo:

- ............................................................;

- ............................................................;

- ............................................................;

Người tố cáo

(ký và ghi rõ họ và tên)

 

2.2 Mẫu đơn giật hụi chi tiết nhất

Dưới đây Luật Minh Khuê xin đưa ra một trường hợp giải thiết về tố cáo giật hụi để quý khách hàng có thể dễ dàng theo dõi và áp dụng. Tùy vào từng trường hợp hoàn cảnh của mỗi cá nhân và điền thông tin sao cho đúng và phù hợp. 

Lưu ý: Nội dung chữ bôi xanh chỉ mang tính chất minh họa.

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

------------------------

Hà Nội, ngày 10 tháng 12 năm 2022


ĐƠN TỐ CÁO

(Về hành vi lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản của Nguyễn Thạc Bảo N)
 

Kính gửi:     CÔNG AN NHÂN DÂN QUẬN ĐỐNG ĐA, THÀNH PHỐ HÀ NỘI;

                    VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN QUẬN ĐỐNG ĐA, THÀNH PHỐ HÀ NỘI.
 

Tôi tên là: Nguyễn Thạc Bảo N                         Sinh ngày: 04/3/1993

Thẻ căn cước công dân số: 3487xxxxxxx

Ngày cấp: 01/01/2021                                  Nơi cấp: Cục trưởng cục cảnh sát hành chính về trật tự xã hội

Hộ khẩu thường trú: Số nhà 25A, thôn Xuân Trung, xã Ngọc Lạc, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang

Chỗ ở hiện nay: Số nhà ....., ngõ 185 Chùa Láng, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội

Tôi làm đơn này tố cáo và đề nghị Quý cơ quan tiến hành điều tra, khởi tố hình sự đối với hành vi vi phạm pháp luật của:

Chị: Lê Thị Ngọc A                         Sinh ngày: 09/8/1984

Thẻ căn cước công dân số: 874xxxxxxxxx

Ngày cấp: 24/02/2021                                   Nơi cấp: Cục trưởng cục cảnh sát hành chính về trật tự xã hội

Thường trú tại địa chỉ: Số nhà ......, ngõ 157 Pháo Đài Láng, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội

Nội dung sự việc như sau:

Tôi là (Nguyễn Thạc Bảo N) và chị Lê Thị Ngọc A có quen biết với nhau từ khoảng thời gian tháng 4 năm 2018. Từ đó, chị A tăng cường mối quan hệ thân thiết nhằm tạo sự tin tưởng với tối. Đến tháng 6 năm 2020 chị A bắt đầu tham gia vào tổ chức chơi hụi và có rủ tôi cùng góp tiền, cụ thể là:

01 chân hụi 3.000.000 đồng mở ngày 25/6/2020 âm lịch, tôi đóng được 13 lần hụi với số tiền hốt hụi là 39.000.000 đồng.

03 chân hụi 1.000.000 đồng mở ngày 29/8/2020 âm lịch, đóng được 14 lần, thì chị A trừ tiền hụi tôi đã hốt nên con thiếu tôi 23.000.000 đồng.

Do chị A tuyên bố vỡ hụi nhưng đến nay vẫn không trả tiền cho tôi. Mặc dù tôi đã qua nói chuyện và đàm phán rất nhiều lần rồi nhưng đều không nhận được kết quả. Không những thế mỗi lần tôi qua chị A đều có hành vi chửi mắng và hăm dọa sẽ bảo con chị đánh tôi nếu tôi còn cứ sang đòi tiền chị như vậy nữa. Cho đến ngày 24/06/2022 chi A đã bỏ trốn và không trao trả số tiền cho tôi. Tôi và những người còn lại đã cố gắng liên lạc nhưng chị A đã cắt hết mọi liên hệ với chúng tôi và gia đình.

Dựa vào Điều 175 Bộ luật Hình sự năm 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017, xét thấy hành vi của chị A đã cấu thành tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định của Bộ luật hình sự như sau:

"Điều 175. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản 

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại điều 168, 169, 170,171, 172, 172, 174 vầ 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp động rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;

b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: 

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

e) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

g) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tối chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm.

4. Phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản."

Cho nên, tôi kính đề nghị quý cơ quan giải quyết cho những yêu cầu sau đây:

- Xác minh và khởi tố vụ án hình sự để điều tra, đưa ra truy tố, xét xử chị Lê Thị Ngọc A và các người liên quan về hành vi lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

- Buộc chị A phải trả lại cho tôi tổng cộng số tiền là 23.000.000 đồng.

Tôi cam kết toàn bộ nội dung đã trình bày trên là hoàn toàn đúng sư thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những điều trình bày trên.

Kính mong được xem xét và giải quyết.

Xin chân thành cảm ơn!

Tài liệu, chứng cứ đính kèm theo:

- Bản sao có chứng thức Căn cước công dân mang tên Nguyễn Thạc Bảo N;

- Bản sao cớ chứng thức Căn cước công dân mang tên Lê Thị Ngọc A;

- Lời khai, bản tưởng trình của từng người có liên quan trong vụ việc;

- Các căn cứ có liên quan đến số tiền hụi tại thời điểm bị giật;

 

Người làm đơn

Nguyễn Thạc Bảo N

 

3. Hướng dẫn sử dụng mẫu đơn tố cáo giật hụi:

- Tên cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết tố cáo: Nếu là cơ quan/tổ chức cấp huyện thì cần ghi rõ cơ quan/tổ chức nào thuộc tình/thành phố trực thuộc trung ương nào (Ví dụ: Công an nhân dân huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk); Nếu là cơ quan/tổ chức cấp tỉnh thì chỉ cần ghi rõ Cơ quan/tổ chức tỉnh (thành phố) nào (ví dụ: Công an nhân dân tỉnh Đak Lak).

- Thông tin người tố cáo: Phải ghi đầy đủ, chính xác thông tin người tố cáo cụ thể về số căn cước công dân, địa chỉ nơi cư trú, số điện thoại liên hệ,....Nếu là người được ủy quyền tố cáo thì ghi rõ họ tên cá nhân ủy quyền. 

- Ghi tên và địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị tố cáo. Tên hành vi trái pháp luật. Ví dụ: Anh A đã có hành vi lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

- Ghi tóm tắt nội dung tố cáo như: sự việc xảy ra như thế nào? Hành vi vi phạm pháp luật ra sao? Xâm phạm đến quyền và lợi ích gì? Gây thiệt hại ra sao?; ghi rõ cơ sở pháp lý xác định hành vi vi phạm và yêu cầu giải quyết tố cáo.

- Đính kèm theo đơn tố cáo cần phải ghi rõ các tài liệu, chứng cư có liên quan kèm theo như chứng minh nhân dân, giấy tờ của việc chơi hụi, giấy xác nhận nợ, giấy nợ tiền,....và nhớ đánh thứ tự.

Trên đây là nội dung Luật Hòa Nhựt đã biên soạn về chủ đề "Mẫu đơn tố cáo giật hụi". Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thoogn tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn về hoặc có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của khách hàng, Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài gọi số 1900.868644 hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Hòa Nhựt.