1. Lừa đảo chiếm đoạt tài sản là gì?
- Lừa đảo chiếm đoạt tài sản gồm hai hành vi khác nhau. Trong đó, một hành vi được điều luật quy định là thủ đoạn thực hiện hành vi thứ hai. Đó là hành vi lừa dối và hành vi chiếm đoạt. Hành vi lừa dối là thủ đoạn để thực hiện hành vi chiếm đoạt, còn hành vi chiếm đoạt là mục đích và là kết quả của hành vi lừa dối.
- Hành vi lừa dối được hiểu là hành vi (cố ý) đưa ra thông tin không đúng sự thật nhằm để người khác tin đó là sự thật. Xét về mặt khách quan, hành vi lừa dối là hành vi đưa ra những thông tin giả. về mặt chủ quan, người thực hiện hành vi biết đó là thông tin giả nhưng mong muốn người khác tin đó là sự thật. Hành vi lừa dổi như vậy có thể được thực hiện qua lời nói, qua việc xuất trình những giấy tờ sai sự thật hoặc qua những việc làm cụ thể (đưa sai, đưa thiếu, đếm thiếu v.v..).
- Hành vi lừa dối trong lừa đảo chiếm đoạt tài sản được thực hiện là nhằm thực hiện việc chiếm đoạt tài sản. Những hành vi lừa dối nhằm mục đích khác dù mục đích này có tính tư lợi cũng không phải là hành vi phạm tội của lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
- Hành vi chiếm đoạt tài sản trong lừa đảo có hai hình thức thể hiện cụ thể:
+ Nếu tài sản bị chiếm đoạt đang trong sự chiếm hữu của chủ tài sản thì hình thức thể hiện cụ thể của hành vi chiếm đoạt là hành vi nhận tài sản từ người bị lừa dối. Vì đã tin vào thông tin của người phạm tội nên người bị lừa dối đã giao nhầm tài sản. Khi nhận được tài sản cũng là lúc người phạm tội lừa đảo đã làm chủ được tài sản định chiếm đoạt và người bị lừa dối đã mất khả năng làm chủ tài sản đó trên thực tế. Ở thời điểm này, tội phạm được xác định là tội phạm hoàn thành.
+ Nếu tài sản bị chiếm đoạt đang ở trong sự chiếm hữu của người phạm tội thì hình thức thể hiện cụ thể của hành vi chiếm đoạt là hành vi giữ lại tài sản đáng lẽ phải giao cho người bị lừa dối. Vì đã tin vào thông tin của người thực hiện hành vi nên người bị lừa dối đã nhận nhầm tài sản (nhận thiếu, nhận sai loại tài sản được nhận) hoặc không nhận. Khi người bị lừa dối nhận nhầm hoặc không nhận tài sản cũng là lúc người phạm tội lừa đảo đã làm chủ được tài sản bị chiếm đoạt và người bị lừa dối đã mất tài sản đó. Ở thời điểm này, tội phạm được xác định là tội phạm hoàn thành.
- Thông thường hành vi chiếm đoạt tài sản xảy ra kể tiếp ngay sau hành vi lừa dối. Nhưng cũng có trường hợp giữa hai hành vi này có khoảng cách nhất định về thời gian. Ở đây cần chú ý tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản chỉ coi là hoàn thành khi hành vi chiếm đoạt đã xảy ra.
2. Cảnh báo 24 thủ đoạn lừa đảo trực tuyến
- Các hình thức gồm: Lừa đảo "combo du lịch giá rẻ"; lừa đảo cuộc gọi video Deepfake, Deepvoice; lừa đảo "khóa SIM" vì chưa chuẩn hóa thuê bao; giả mạo biên lai chuyển tiền thành công; giả danh giáo viên/nhân viên y tế báo người thân đang cấp cứu; chiêu trò lừa đảo tuyển người mẫu nhí; thủ đoạn giả danh các công ty tài chính, ngân hàng; cài cắm ứng dụng, link quảng cáo cờ bạc, cá độ, tín dụng đen,…; giả mạo trang thông tin điện tử, cơ quan, doanh nghiệp (Bảo hiểm xã hội, ngân hàng…).
- Bên cạnh đó là các hình thức: Lừa đảo SMS Brandname, phát tán tin nhắn giả mạo; lừa đảo đầu tư chứng khoán, tiền ảo, đa cấp; lừa đảo tuyển cộng tác viên online; đánh cắp tài khoản mạng xã hội, nhắn tin lừa đảo; giả danh cơ quan công an, viện kiểm sát, tòa án gọi điện lừa đảo; rao bán hàng giả, hàng nhái trên sàn thương mại điện tử; đánh cắp thông tin căn cước công dân đi vay nợ tín dụng; lừa đảo chuyển nhầm tiền vào tài khoản ngân hàng; lừa đảo dịch vụ lấy lại tiền khi đã bị lừa. Lừa đảo lấy cắp Telegram OTP; lừa đảo tung tin giả về cuộc gọi mất tiền như FlashAI; lừa đảo dịch vụ lấy lại Facebook; lừa đảo tình cảm, dẫn dụ đầu tư tài chính, gửi bưu kiện, trúng thưởng,…; rải link phishing lừa đảo, seeding quảng cáo "bẩn" trên Facebook; lừa đảo cho số đánh đề.
- Một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng này được xác định đến từ nhận thức của người sử dụng. Các cuộc tấn công mạng có xu hướng tập trung chủ yếu vào con người thay vì máy móc, thiết bị.
- Trước tình trạng này, Bộ Công an và Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) khuyến cáo 3 kỹ năng cơ bản để bảo đảm an toàn thông tin cá nhân.
+ Trước hết là hạn chế chia sẻ thông tin cá nhân của mình trên mạng, trừ khi chắc chắn thông tin được sử dụng có kiểm soát. Người dân cần đảm bảo chỉ cung cấp thông tin cá nhân cho cá nhân và tổ chức tin tưởng.
+ Người dân sử dụng mật khẩu an toàn để bảo vệ tài khoản của mình trên mạng. Mật khẩu nên dài hơn 8 ký tự và bao gồm cả chữ hoa, chữ thường, số và ký tự đặc biệt; nên đổi mật khẩu thường xuyên và không nên sử dụng mật khẩu giống nhau cho nhiều tài khoản khác nhau.
+ Người dân cần chủ động tìm hiểu về các phương thức bảo mật thông tin, cập nhật những tin tức mới nhất về các mối đe dọa bảo mật và học cách phòng ngừa chúng; sử dụng các công cụ bảo mật như phần mềm chống virus và phần mềm chống đánh cắp thông tin để bảo vệ tài khoản của mình trên mạng.
3. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 174 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi 2017
- Người nào bằng thủ đoạn gian dổi chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 thảng đến 03 năm:
+ Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vỉ chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
+ Đã bị kểt án về tội này hoặc về một trong các tội qưy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vỉ phạm;
+ Gây ảnh hưởng xẩu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
+ Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đĩnh họ.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thỉ bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
+ Có tổ chức;
+ Có tính chất chuyên nghiệp;
+ Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
+ Tái phạm nguy hiểm;
+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
+ Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
+ Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
+ Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
+ Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
+ Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tĩnh trạng khẩn cấp.
- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cẩm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Trên đây là nội dung tư vấn về: "Cảnh báo 24 thủ đoạn lừa đảo trực tuyến" trường hợp còn điều gì thắc mắc vui lòng gọi 1900.868644 hoặc gửi qua email [email protected] để được hỗ trợ giải đáp thắc mắc