Có bắt buộc phải tổ chức công khai phiên điều trần trong tố tụng cạnh tranh?

Có bắt buộc phải công khai phiên điều trần trước khi ra quyết định xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh không?Người tham gia phiên điều trần gồm những ai? Dưới đây là bài viết tham khảo phiên điều trần trong tố tụng cạnh tranh.

1. Phiên điều trần được hiểu là như thế nào?

Phiên điều trần là một trong những thủ tục quan trọng trong quá trình giải quyết vụ việc cạnh tranh. Phiên điều trần có giá trị tương tự như phiên toà xét xử của tố tụng thông thường trong các lĩnh vực hành chính, dân sự, hình sự khác. Nhưng đối với phiên điều trần thì chỉ giải quyết vụ việc cạnh tranh đưa ra để biểu quyết theo đa số và giải quyết theo quy định.

- Các giai đoạn tố tụng cạnh tranh:

+ Giai đoạn điều tra vụ việc cạnh tranh đây là giai đoạn khởi đầu trong tố tụng cạnh tranh có vai trò quan trọng, do đó Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh sẽ áp dụng các nghiệp vụ cần thiết để xác định hành vi, vi phạm pháp luật cạnh tranh và đối tượng thực hiện hành vi làm cơ sở cho việc xử lý vụ việc cạnh tranh. Điều tra vụ việc cạnh tranh được khởi đầu bằng quyết định điều tra dựa trên thông tin về hành vi vi phạm hoặc khiếu nại vụ việc cạnh tranh và kết thúc bằng đình chỉ điều tra hoặc bằng báo cáo, kết luận điều tra;

+ Giai đoạn xử lý vụ việc cạnh tranh:

Với những vụ việc cạnh tranh không lành mạnh hoặc các vụ việc vi phạm quy định về tập trung kinh tế thì Chủ tịch Uỷ ban Cạnh tranh quốc gia có thẩm quyền ra quyết định xử lý vụ việc đó hoặc ra quyết định để yêu cầu Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh điều tra bổ sung hoặc ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ việc cạnh tranh.

Đối với những vụ việc hạn chế cạnh tranh thì Chủ tịch Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia ra quyết định thành lập Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh để xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh. Khi đó, Hội đồng xử lý này sẽ có thẩm quyền yêu cầu Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh tiến hành điều tra bổ sung; sau khi có kết luận điều tra bổ sung Hội đồng phải ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ việc cạnh tranh hoặc ra quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh.

+ Giai đoạn giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh thì trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, tổ chức, cá nhân nào không nhất trí với một phần hoặc toàn bộ nội dung quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh thì cố quyền khiếu nại đến Chủ tịch Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia.

2. Phiên điều trần trong tố tụng cạnh tranh có bắt buộc phải tổ chức công khai không?

Theo quy định pháp luật tại khoản 2 Điều 93 Luật Cạnh tranh 2018 quy định về phiên điều trần:

-Trong phiên điều trần thời gian chậm nhất là 15 ngày trước khi ngày kết thúc thời hạn quy định tại Khoản 3 Điều 91 của Luật Cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh phải mở phiên điều trần.

- Phiên điều trần phải được tổ chức công khai. Trong trường hợp nội dung điều khiển có liên quan đến bí mật kinh doanh, bí mật nhà nước thì có thể tổ chức kín.

- Quyết định mở phiên toà và giấy triệu tập tham gia phiên điều trần phải được gửi đến cho bên khiếu nại, bên bị điều tra và các tổ chức, cá nhân liên quan  chậm nhất là trong 05 ngày làm việc trước ngày mở phiên điều trần; ngoài ra nếu trong trường hợp đã được Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh triệu tập tham gia phiên điều trần mà vắng mặt không có lý do chính đáng hoặc đã được triệu tập tham gia phiên điều trần hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh vẫn tiến hành xử lý vụ việc cạnh tranh theo đúng quy định.

Như vậy, theo quy định pháp luật, phiên điều trần không bắt buộc phải được tổ chức công khai.

Trường hợp có thể tổ chức kín nếu nội dung điều trần có liên quan đến bí mật nhà nước hay bí mật kinh doanh.

3. Người tham gia phiên điều trần trong tố tụng cạnh tranh gồm những ai?

Theo quy định tại khoản 4 Điều 93 Luật cạnh tranh 2018 quy định những người tham gia phiên điều trần gồm có:

- Các thành viên Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh;

- Bên khiếu nại;

- Bên bị điều tra;

- Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bên bị điều tra, bên khiếu nại;

- Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh và điều tra viên vụ việc cạnh tranh đã điều tra vụ việc cạnh tranh;

- Thư ký của phiên điều trần;

- Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan và những người khác đã được ghi trong quyết định mở phiên điều trần.

Tại phiên điều trần diễn ra, người tham gia phiên điều trần trình bày ý kiến và tranh luận để tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Các ý kiến và tranh luận tại phiên điều trần phải được ghi và thể hiện vào biên bản.

4. Có bắt buộc phải mở phiên điều trần trước khi quyết định xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh?

Theo quy định khoản 4 Điều 91 Luật Cạnh tranh 2018 quy định về  xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh như sau:

- Xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ việc, báo cáo điều tra và kết luận điều tra, Chủ tịch Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia ra quyết định thành lập Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh để xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh.

- Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thành lập, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh có thể yêu cầu Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh tiến hành điều tra bổ sung nếu trong trường hợp nhận thấy các chứng cứ thu thập chưa đủ để xác định hành vi vi phạm quy định của pháp luật về cạnh tranh. Thời hạn điều tra bổ sung là 60 ngày kể từ ngày yêu cầu.

- Trong thời hạn 60 (sáu mươi)  ngày kể từ ngày được thành lập hoặc ngày nhận được báo cáo điều tra và kết luận điều tra bổ sung. Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh phải ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ việc cạnh tranh theo quy định tại Điều 92 của Luật này hoặc ra quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh theo quy định tại điều 94 của Luật này.

- Trước khi ra quyết định xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh thì Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh phải mở phiên điều trần theo quy định tại Điều 93 của luật này.

- Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh sẽ ra quyết định xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh dựa trên cơ sở thảo luận, bỏ phiếu kín và quyết định theo đa số.

Như vậy căn cứ theo quy định pháp luật, trước khi ra quyết định xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh phải mở phiên điều trần.

Trình tự thủ tục diễn ra phiên điều trần theo tố tụng cạnh tranh

Thời gian chuẩn bị phiên điều trần: Sau khi nhận được khiếu nại về hạn chế cạnh tranh, báo cáo điều tra cung với toàn bộ hồ sơ vụ việc, Chủ tịch Uỷ ban cạnh tranh quốc gia sẽ lập hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh để giải quyết vụ việc.

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ vụ việc cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh đưa ra một trong các quyết định: mở phiên điều trần; trả hồ sơ để tiếp tục điều tra bổ sung hoặc đình chỉ giải quyết vụ việc cạnh tranh.

Trước khi mở phiên điều trần hội đồng xử lý việc cạnh tranh cần có văn bản triệu tập người tham gia tố tụng đến dự phiên điều trần.

Mở phiên điều trần trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày ra quyết định mở phiên điều trần, hội đồng xử lý việc cạnh tranh cần mở phiên điều trần để giải quyết vụ việc cạnh tranh. Phiên điều trần sẽ do Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh điều hành.

Trong quá trình diễn ra phiên điều trần, các bên trình bày ý  kiến quan điểm của mình liên quan đến vụ việc cạnh tranh, hội đồng xử lý sẽ tiến hành xét hỏi, kiểm tra chứng cứ, tài liệu các bên cung cấp để xem xét và đánh giá để đưa ra quyết định giải quyết vụ việc.

Sau khi lắng nghe ý kiến các bên trình bày và quan điểm về vấn đề cần tranh luận, Hội đồng xử lý vụ việc tổ chức thảo luận, bỏ phiếu kín để đưa ra quyết định xử lý vụ việc theo nguyên tắc đa số.

Mọi thắc mắc quý khách hàng xin vui lòng gửi về số Hotline 1900.868644 hoặc địa chỉ email [email protected] để được giải đáp. Trân trọng!