Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Vũng Tàu thực hiện như thế nào?

Trên thị trường hiện nay, chúng ta có thể nhìn thấy một sản phẩm nhưng có rất nhiều thương hiệu giống nhau. Điều này làm cho người tiêu dùng khó mà phân biệt được đâu là hàng chất lượng. Do vậy, việc bảo hộ thương hiệu hay nhãn hiệu là hoàn toàn cấp thiết. Luật Hòa Nhựt sẽ hướng dẫn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Vũng Tàu như sau:

1. Giới thiệu về Vũng Tàu

Vũng Tàu nằm ở vị trí chiến lược quan trọng của miền Đông Nam bộ, nên trong quá khứ, Vũng Tàu có nhiều pháo đài phòng ngự do các vua Nguyễn và sau này là người Pháp xây dựng. Vũng Tàu cũng là miền đất giàu trầm tích văn hóa, với sự giao thoa Đông – Tây. Nơi đây còn nhiều di tích đền đình chùa miếu, nhà thờ công giáo như: Tượng Chúa Kito Vua trên Núi Nhỏ, được khởi dựng từ năm 1974 (khánh thành năm 1994), có chiều cao 32 mét, chiều dài hai cánh tay là 18,4 mét; đặt trên bệ khối chạm hình Chúa và 12 tông đồ; bên trong tượng là cầu thang xoắn ốc gồm 133 bậc, chạy từ bệ lên cổ tượng; Nhà thờ Vũng Tàu, nằm ở Trung tâm thành phố - một kiến trúc công giáo nhưng lại đậm nét Á Đông, được xây dựng từ năm 1940; Đình Thắng Tam, nơi ghi dấu ấn của những lưu dân người Việt thời xưa đi mở cõi. Trong khuôn viên đình Thắng Tam có lăng Ông Nam Hải chứa cốt và thờ phụng 180 cá Ông Nam Hải (cá voi); đã được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là Di tích lịch sử cấp Quốc gia năm 1991; Bạch Dinh - một trong những công trình nổi tiếng nhất ở TP. Vũng Tàu, là một dinh thự kiến trúc kiểu châu Âu được xây cuối thế kỷ 19, nằm bên sườn Núi Lớn; từng được dùng làm nơi nghỉ mát cho Toàn quyền Đông Dương, Hoàng đế Bảo Đại, ngày nay Bạch Dinh là một địa điểm tham quan của du khách khi đến Vũng Tàu.

Ngoài ra, Vũng Tàu được mệnh danh là một thiên đường "ăn-chơi" với rất nhiều địa điểm ăn uống và các đặc sản nổi tiếng. Đây là vùng biển nên chắc chắn không thể thiếu các loại hải sản khô như tôm, mực,.. các loại cá. Vũng Tàu cũng nổi tiếng với các loại mắm từ hải sản như nắm ruốc, mắm tôm, nước mắm,...

2. Tại sao phải đăng ký nhãn hiệu tại Vũng Tàu?

Việc nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu giúp doanh nghiệp ngăn chặn việc doanh nghiệp đối thủ sử dụng nhãn hiệu đó để gây nhầm lẫn; hoặc thu lợi từ nhãn hiệu đã đăng ký. Trường hợp doanh nghiệp nào đó vẫn cố tình kinh doanh sản phẩm có khả năng gây nhầm lẫn thì có thể khởi kiện yêu cầu bồi thường.

Một trong những lợi thế cạnh tranh trong nền kinh tế phát triển như hiện nay; đó là việc doanh nghiệp xây dựng được thương hiệu của mình. Việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho doanh nghiệp; bên cạnh việc thúc đẩy hoạt động quảng bá thương hiệu, tạo sự tin tưởng trong quan hệ với khách hàng; mà doanh nghiệp còn có căn cứ pháp lý bảo vệ cho quyền lợi của mình trước những hành vi sử dụng trái phép nhãn hiệu đó.

Khi đăng ký nhãn hiệu, bạn sẽ được pháp luật bảo hộ toàn diện. Theo đó, không có bất kỳ cá nhân, tổ chức nào có quyền sử dụng nhãn hiệu tương tự như bạn, trong cùng lĩnh vực. Điều này giúp sản phẩm của bạn là độc quyền trên thị trường. Góp phần hạn chế tối đa sự nhầm lẫn của người tiêu dùng. Tuy nhiên, chưa có nhiều nông sản thế mạnh đã xây dựng được nhãn hiệu, thương hiệu, chỉ dẫn địa lý và đăng ký bảo hộ ở trong nước và quốc tế. Trong những năm qua, nhiều sản phẩm nông sản có nhãn hiệu, thương hiệu mạnh có giá trị lớn của Việt Nam đã và đang tiềm ẩn nguy cơ mất nhãn hiệu, thương hiệu do chưa được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. 

3. Thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại Vũng Tàu

Để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, các cá nhân, tổ chức tại Vũng Tàu có thể tiến hành theo thủ tục sau:

- Tra cứu khả năng bảo hộ của nhãn hiệu cần đăng ký

+ Tra cứu nhãn hiệu giúp xác định được khả năng được bảo hộ của nhãn hiệu; kiểm tra xem có bị trùng, tương tự với các nhãn hiệu đã được bảo hộ trước đó hay không; để có những sửa đổi, bổ sung hợp lý; tránh trường hợp khi nộp đơn đăng ký lại bị thông báo từ chối.

+ Đây không phải là thủ tục bắt buộc; nhưng nên thực hiện trước khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Bạn có thể tự tra cứu nhãn hiệu trùng tại trang thông tin dữ liệu của Cục Sở hữu trí tuệ.

- Chuẩn bị hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Vũng Tàu. Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu cần chuẩn bị những giấy tờ sau:

+ Tờ khai yêu cầu cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (trong đó phải có Danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu) làm theo mẫu số: 08 Phụ lục I Nghị định 65/2023/NĐ-CP (02 bản);

+ Mẫu nhãn hiệu (5 mẫu kèm theo, ngoài 2 mẫu được gắn trên Tờ khai; lưu ý các mẫu nhãn hiệu này phải đồng nhất với nhau);

+ Tài liệu chứng minh quyền đăng ký (giấy đăng ký kinh doanh, hợp đồng thỏa thuận, thư xác nhận thư đồng ý, quyết định hoặc giấy phép thành lập, điều lệ tổ chức) (01 bản);

+ Giấy ủy quyền nộp đơn trong trường hợp chủ đơn không nộp hoặc ủy quyền cho đơn vị đại diện sở hữu trí tuệ nộp đơn, nếu có (01 bản);

+ Chứng từ nộp lệ phí nộp đơn (01 bản);

+ Đơn đăng ký nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận; còn phải có Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể/ Quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận;

+ Tài liệu chứng minh quyền sử dụng/đăng ký nhãn hiệu chứa các dấu hiệu đặc biệt (tên, biểu tượng, cờ, huy hiệu, của cơ quan, tổ chức, dấu chứng nhận, dấu kiểm tra; dấu bảo hành, tên nhân vật, hình tượng, tên thương mại, chỉ dẫn xuất xứ, giải thưởng; huy chương, hoặc ký hiệu đặng trưng của sản phẩm, dấu hiệu thuộc phạm vi bảo hộ của kiểu dáng công nghệ của người khác) (01 bản).

Vậy, đăng ký nhãn hiệu tại Vũng Tàu thì nộp hồ sơ ở đâu:

Phương thức nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Khi tiến hành nộp hồ sơ thì sẽ có hai phương thức nộp như sau:

- Nộp trực tiếp hoặc gửi bưu điện đến bộ phận một cửa của Cục sở hữu trí tuệ. Có ba địa điểm chính để nộp trực tiếp gồm:

+ Trụ sở tại Hà Nội: số 384-386, đường Nguyễn Trãi, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân.

+ Văn phòng đại diện tại Đà Nẵng: Tầng 3, số 135 đường Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.

+ Văn phòng đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, số 17 – 19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, TP. Hồ Chí Minh.

- Nộp trực tuyến qua cổng dịch vụ công của Cục Sở hữu trí tuệ.

4. Trình tự cấp văn bằng nhãn hiệu tại Vũng Tàu

- Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

Sau khi chuẩn bị xong các giấy tờ trên, quý khách hàng nộp chúng đến cơ quan có thẩm quyền đăng lý bảo hộ nhãn hiệu được nêu ở trên.

Đơn đăng ký có thể nộp trực tiếp; gửi qua bưu điện tới trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ hoặc được nộp trực tuyến trên cổng dịch vụ cồn của Cục Sở hữu trí tuệ.

- Bước 2: Thẩm định hình thức hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.

Kiểm tra việc tuân thủ các quy định về hình thức đối với đơn; từ đó đưa ra kết luận đơn có được coi là hợp lệ hay không

+ Trường hợp đơn hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định chấp nhận đơn hợp lệ;

+ Trường hợp đơn không hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo dự định từ chối chấp nhận đơn; trong đó nêu rõ các lý do, thiếu sót khiến cho đơn có thể bị từ chối chấp nhận. Trong vòng 2 tháng nếu người nộp đơn không sửa chữa thiếu sót; sửa chữa thiếu sót không đạt yêu cầu; không có ý kiến phản đối; ý kiến phản đối không xác đáng thì Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định từ chối chấp nhận đơn.

- Bước 3: Công bố đơn

Sau khi có quyết định chấp nhận đơn hợp lệ; đơn sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp.

- Bước 4: Thẩm định nội dung hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

Đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ; qua đó xác định phạm vi bảo hộ tương ứng.

- Bước 5: Ra quyết định cấp hoặc từ chối cấp văn bằng bảo hộ

Trên đây, quý khách hàng cũng đã hiểu rõ và nắm bắt các thông tin về đăng ký nhãn hiệu tại Vũng Tàu. Nếu muốn sử dụng dịch vụ hãy liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 1900.868644 hoặc gửi thư đến email [email protected].