Đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm gối, đệm thực hiện như thế nào?

Trên thị trường hiện nay, các sản phẩm gối, đệm đang rất được ưa chuộng vì các sản phẩm chất lượng sẽ giúp chúng ta có một giấc ngủ ngon hơn. Do vậy, rất nhiều thương hiệu xuất hiện, để cạnh tranh lành mạnh, các chủ sở hữu nên đăng ký nhãn hiệu để đảm bảo sự uy tín cho sản phẩm của mình. Luật Hòa Nhựt sẽ hướng dẫn các bạn đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm gối, đệm như sau:

1. Tại sao cần đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm gối, đệm

Chăn – ga, Gối – đệm là sản phẩm không thể thiếu trong cuộc sống. Loại sản phẩm này giúp chúng ta có được giấc ngủ tốt, bảo vệ sức khỏe, nâng đỡ cột sống và tạo cảm giác thoải mái. Các sản phẩm gối, đệm ngày càng đa dạng, mẫu mã đổi mới để phù hợp với thị hiếu của người tiêu dung. Do đó, nếu thương nhân muốn sản phẩm của mình không bị nhầm lẫn với những hãng khác trên thị trường thì việc đăng ký nhãn hiệu sản phẩm gối, đệm là rất cần thiết.

Như vậy, đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm gối, đệm là việc mà chủ sở hữu của sản phẩm gối, đệm  bảo vệ thương hiệu của mình bằng cách nộp đơn lên cơ quan có thẩm quyền yên cầu ghi nhận, bảo hộ cho nhãn hiệu của mình được sử dụng độc quyền cũng như ngăn chặn những hành vi vi phạm sở hữu công nghiệp như cá nhân, tổ chức khác sản sản xuất hàng giả mạo, hàng nhái, những sản phẩm kém chất lượng thương hiệu của mình.

Vai trò của việc đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm:

Việc đăng ký nhãn hiệu tốn thời gian, chi phí nên nhiều doanh nghiệp còn e ngại khi đăng ký. Tuy nhiên, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu độc quyền có vai trò rất lớn đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, vì những lý do sau:

- Có đầy đủ cơ sở pháp lý để tiến hành biện pháp hành chính hoặc hình sự để xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu khi phát hiện nhãn hiệu của mình bị làm giả, làm nhái…vv.

- Ngăn chặn hành vi làm nhái, làm giả nhãn hiệu để tạo lợi thế cạnh tranh đối với sản phẩm gối của các đơn vị kinh doanh cùng ngành hàng trên thị trường.

- Được độc quyền sử dụng nhãn hiệu trên lãnh thổ Việt Nam và có quyền quyết định việc cho phép hoặc không cho phép các đơn vị khác sử dụng.

2. Quy trình đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm gối, đệm

Bước 1: Nộp đơn đăng ký

Hồ sơ cần chuẩn bị khi đăng ký nhãn hiệu bao gồm:

 - Tờ khai theo mẫu của Nghị định 65/2023/NĐ-CP;

- 5 mẫu nhãn hiệu đăng ký: Theo quy định tại Nghị định 65/2023/NĐ-CP nhỏ hơn 8x8 cm; các mẫu nhãn hiệu phải giống nhau về nội dung và hình thức;

- Danh mục hàng hóa mang nhãn hiệu;

- Chứng từ lệ phí từ Cục sở hữu trí tuệ xác nhận chủ đơn đã nộp phí xét nhiệm;

- Giấy ủy quyền của chủ sở hữu cho tổ chức đại diện tư vấn thay mặt nộp đơn đăng ký;

Nơi nộp hồ sơ: Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam hoặc tại các văn phòng đại diện tại Thành phố Đà Nẵng và Hồ Chí Minh

Lưu ý:

- Mẫu nhãn hiệu không được là dấu hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu nổi tiếng, nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ. Và để đánh giá được khả năng đăng ký nhãn hiệu, Quý khách hàng nên thực hiện tra cứu nhãn hiệu thông qua dịch vụ của Luật Minh Khuê.

- Danh mục hàng hóa, dịch vụ phải được phân loại theo bảng phân loại quốc tế Nice 12-2024. Theo đó, sản phẩm gối, đệm (gồm Ðệm lót hơi (không dùng cho mục đích y tế); Ðệm hơi (không dùng cho mục đích y tế); Gối hơi (không dùng cho mục đích y tế); Gối ôm; Đệm; Đệm cho vật nuôi trong nhà; Gối; Đệm nước (không dùng cho mục đích y tế);… được phân vào nhóm 20. Đối với những sản phẩm đệm, gối dùng cho mục đích y tế được phân vào nhóm 10 theo bảng phân loại.

Bước 2: Tiếp nhận và xử lý đơn đăng ký nhãn hiệu

Đơn đăng ký nhãn hiệu được cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp tiếp nhận nếu có đủ các thông tin và tài liệu theo quy định tại Điều 108 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019, 2022.

Sau khi tiếp nhận đơn đăng ký nhãn hiệu, cơ quan quản lý nhà nước tiến hành xử lý đơn đăng ký nhãn hiệu qua các giai đoạn sau:

Giai đoạn 1: Thẩm định hình thức đơn đăng ký nhãn hiệu

Đơn đăng ký nhãn hiệu được thẩm định hình thức để đánh giá tính hợp lệ của đơn bao gồm: các loại giấy tờ cần thiết; phân nhóm; phân loại đối tượng nêu trong đơn; quyền nộp đơn;… Trường hợp đơn đang ký hợp lệ thì cơ quan quản lý nhà nước về quyền Sở hữu trí tuệ ra thông báo chấp nhận đơn hợp lệ hoặc thực hiện thủ tục cấp văn bằng bảo hộ và ghi nhận và Sổ đăng ký quốc gia về sỏ hữu công nghiệp. Trường hợp đơn đăng ký thuộc một trong các trường hợp tại khoản 2 Điều 109 Luật sở hữu trí tuệ thì cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp ra thông báo từ chối nêu rõ lý do.

Thời gian thẩm định hình thức là 01 tháng kể từ ngày nộp đơn.

Giai đoạn 2: Công bố đơn đăng ký nhãn hiệu

Đơn đăng ký nhãn hiệu đã được cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp chấp nhận hợp lệ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp trong thời hạn 02 – 03 tháng kể từ ngày đơn được chấp nhận là đơn hợp lệ.

Giai đoạn 3: Thẩm định nội dung

Đơn đăng ký nhãn hiệu được công nhận là hợp lệ thì sẽ được công bố đông thời cũng được thẩm định nội dung. Mục đích của thẩm định nội dung là để đánh giá khả năng cấp văn bằng bảo hộ cho các đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ và xác định phạm vi bảo hộ tương ứng. Thời hạn thẩm định nội dung từ 06 tháng kể từ ngày công bố đơn. Trong thời gian thẩm định nội dung đơn, cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp có quyền yêu cầu người nộp đơn giải thích nội dung đơn, cung cấp các thông tin thuộc phạm vi bản chất của đối tượng nêu trong đơn.

Bước 3: Cấp văn bằng bảo hộ và đăng bạ

Đơn đăng ký nhãn hiệu không thuộc các trường hợp từ chối cấp văn bằng bảo hộ quy định tại Khoản 1, khoản 2 và điểm b khoản 3 Điều 117 Luật Sở hữu trí tuệ và người nộp đơn nộp lệ phí thì cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp quyết định cấp văn bằng bảo hộ và ghi nhận và Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp.

Thời gian cấp văn bằng là 01-02 tháng kể từ ngày nộp lệ phí cấp văn bằng.

Lưu ý: Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực trong 10 năm kể từ ngày nộp đơn. Và ngày nộp đơn là ngày đơn được cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp tiếp nhận hoặc là ngày nộp đơn quốc tế đối với đơn nộp theo điều ước quốc tế. Quý khách hàng cần phân biệt ngày nộp đơn với ngày được cấp văn bằng bảo hộ để thực hiện gia hạn đúng thời gian quy định, tránh việc văn bằng bảo hộ bị chấm dứt hiệu lực.

3. Gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ

Để được gia hạn hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, trong vòng 06 tháng trước ngày Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hết hiệu lực, chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu phải nộp đơn yêu cầu gia hạn cho Cục Sở hữu trí tuệ.

Đơn yêu cầu gia hạn có thể nộp muộn hơn thời hạn quy định nêu trên nhưng không được quá 06 tháng kể từ ngày văn bằng bảo hộ hết hiệu lực và chủ văn bằng bảo hộ phải nộp lệ phí gia hạn cộng với 10% lệ phí gia hạn cho mỗi tháng nộp muộn. Đơn yêu cầu gia hạn gồm các tài liệu sau đây: Tờ khai yêu cầu gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ, làm theo Mẫu số 07 quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 65/2023/NĐ-CP; Bản gốc văn bằng bảo hộ (trường hợp yêu cầu ghi nhận việc gia hạn vào văn bằng bảo hộ); Giấy uỷ quyền (trường hợp nộp đơn thông qua đại diện); Chứng từ nộp lệ phí gia hạn, công bố quyết định gia hạn và đăng bạ quyết định gia hạn văn bằng bảo hộ theo quy định.

Như vậy, quý khách hàng đã nắm bắt được trình tự, thủ tục để đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm gối, đệm để có thể dễ dàng thực hiện các thủ tục tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nếu quý khách hàng còn có những thắc mắc nào hãy liên hệ qua số điện thoại 1900.868644 hoặc gửi thư qua email [email protected] để được hỗ trợ giải đáp.