Đăng ký nhãn hiệu tại Đồng Bằng Sông Cửu Long làm như thế nào?

Đăng ký nhãn hiệu là một bước quan trọng đối với các cá nhân hoặc doanh nghiệp muốn bảo vệ sự độc quyền của mình đối với nhãn hiệu mà họ sáng tạo hoặc sở hữu. Qua bài viết này, Luật Hòa Nhựt sẽ gửi tới bạn đọc những thông tin liên quan tới thủ tục Đăng ký nhãn hiệu tại Đồng bằng Sông Cửu Long.

1. Thủ tục đăng ký nhãn hiệu được thực hiện bởi cơ quan nhà nước nào ?

Hiện nay, thủ tục Đăng ký nhãn hiệu được thực hiện tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam thông qua hai hình thức nộp đơn là hình thức nộp đơn giấy và hình thức nộp đơn trực tuyến. 

Với hình thức nộp đơn giấy, cá nhân hoặc tổ chức nộp đơn sẽ thực hiện chuẩn bị hồ sơ và in ra. Hồ sơ sẽ được nộp trực tiếp hoặc qua dịch vụ của bưu điện đến Trụ sở chính của Cục Sở hữu trí tuệ hoặc Văn phòng đại diện có thông tin cụ thể như sau:

Trụ sở chính của Cục Sở hữu trí tuệ có địa chỉ: Số 386 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội. 

Văn phòng đại diện của Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Hồ Chí Minh: Tòa nhà trụ sở Cục Công tác phía Nam - Bộ Khoa học và công nghệ, Số 31 Hàn Thuyên, phường Bến Nghé, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh. 

Văn phòng đại diện của Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Đà Nẵng: Tầng 3 Số 135 Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng. 

Với hình thức nộp đơn trực tuyến, các cá nhân hoặc tổ chức cần có chứng thư số hoặc chữ ký số và tiến hành đăng ký tài khoản trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ. Sau khi tài khoản được Cục Sở hữu trí tuệ chấp nhận, chủ tài khoản có thể bắt đầu thực hiện các thủ tục thông qua hệ thống trực tuyến này. Tuy nhiên, nếu các cá nhân hoặc tổ chức không phải đơn vị cung cấp dịch vụ liên quan tới các thủ tục xác lập quyền thì không cần thiết phải đăng ký tài khoản trực tuyến vì nhu cầu nộp đơn của các cá nhân, tổ chức này số lượng không nhiều. Còn đối với các đơn vị Đại diện Sở hữu công nghiệp, số lượng đơn đăng ký sẽ rất nhiều vì là đơn vị cung cấp dịch vụ, việc đăng ký tài khoản nộp đơn trực tuyến sẽ giúp các đơn vị này triển khai thủ tục nhanh chóng và tiết kiệm thời gian. 

Sau khi có tài khoản nộp đơn trực tuyến, người nộp đơn sẽ tiến hành kê khai đầy đủ thông tin trên hệ thống trực tiếp. Phiếu xác nhận nộp tài liệu trực tuyến sẽ được hệ thống gửi lại khi hoàn tất kê khai thông tin. Trong vòng một tháng kể từ ngày nộp đơn trực tuyến, người nộp đơn cần đến Trụ Sở chính hoặc các Văn phòng đại diện của Cục Sở hữu trí tuệ để nộp Phiếu xác nhận nộp tài liệu trực tuyến và đóng phí nộp đơn đăng ký. Cán bộ nhận đơn sẽ cấp số đơn chính thức nếu hồ sơ đầy đủ tài liệu và từ chối tiếp nhận nếu người nộp đơn chưa cung cấp đầy đủ tài liệu. 

2. Thông tin cần chuẩn bị trước khi nộp đơn

Để nộp đơn đăng ký nhãn hiệu, người nộp đơn cần chuẩn bị thông tin và tài liệu sau:

Tờ khai đăng ký nhãn hiệu: Tờ khai theo đúng mẫu quy định, cần được đánh máy, in bằng loại mực khó phai mờ. Mọi thông tin trên tờ khai cần được kê khai đầy đủ, không được tẩy xóa, sửa chữa; Tờ khai sạch sẽ, không nhàu nát và đầy đủ các mục theo mẫu quy định. 

Mẫu nhãn hiệu: Đính kèm với đơn đăng ký nhãn hiệu là 06 mẫu nhãn hiệu. Trong đó, 01 mẫu được dán trên tờ khai và 05 mẫu đính kèm với tờ khai đăng ký nhãn hiệu và các tài liệu khác. Mẫu nhãn hiệu dán trên tờ khai phải hoàn toàn đồng nhất với mẫu nhãn hiệu đính kèm trong tài liệu đơn. 

Giấy ủy quyền: Trong trường hợp người nộp đơn không trực tiếp thực hiện thủ tục đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ, người nộp thay cần phải chuẩn bị tài liệu ủy quyền của người nộp đơn. Nếu đơn đăng ký được nộp thông qua Đại diện Sở hữu công nghiệp, 

3. Các giai đoạn thẩm định của đơn đăng ký nhãn hiệu

Ngay sau khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu, đơn đăng ký sẽ được thực hiện qua hai giai đoạn thẩm định chính là thẩm định hình thức và thẩm định nội dung. Giai đoạn thẩm định hình thức theo quy định sẽ được thực hiện trong 1 tháng và giai đoạn thẩm định nội dung là 9 tháng. Tuy nhiên, trên thực tế, giai đoạn thẩm định của hai hình thức này sẽ kéo dài hơn do lượng đơn nộp vào Cục rất nhiều, thẩm định viên tại Cục cần có đủ thời gian để thẩm định và đưa ra kết luận chính xác cho mỗi đơn đăng ký. 

Tại giai đoạn thẩm định hình thức, thẩm định viên sẽ kiểm tra về số lượng tài liệu, cách thức kê khai thông tin và hình thức đơn. Từ đó, sẽ đưa ra kết luận về việc đơn đăng ký hợp lệ hay có thiếu sót. Trong trường hợp đơn có thiếu sót, người nộp đơn dựa theo thông báo mà Cục đưa ra để có phương án điều chỉnh. Thời gian để người nộp đơn điều chỉnh và khắc phục thiết sót là 2 tháng kể từ ngày thông báo được ký. 

Tại giai đoạn thẩm định nội dung, thẩm định viên sẽ đánh giá nhãn hiệu xin đăng ký về khả năng đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ. Nhãn hiệu sẽ được thẩm định về cả dấu hiệu hình và dấu hiệu chữ, nếu nhãn hiệu bao gồm cả 02 dấu hiệu này thì nhãn hiệu sẽ được bảo hộ nếu 02 dấu hiệu này đồng thời đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ. 

4. Chi phí đăng ký nhãn hiệu

Chi phí nộp đơn đăng ký nhãn hiệu cần được hoàn tất ngay tại thời điểm nộp đơn tại Cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Theo đó, phí và lệ phí đăng ký nhãn hiệu bao gồm các khoản sau:

- Lệ phí nộp đơn: 150.000 VNĐ

- Phí công bố đơn: 120.000 VNĐ

- Phí tra cứu để thực hiện giai đoạn thẩm định nội dung: 180.000 VNĐ. (Lưu ý: Mức phí này sẽ tăng thêm nếu đơn đăng ký có trên 01 nhóm sản phẩm, dịch vụ)

- Phí tra cứu cho sản phẩm, dịch vụ thứ 7 trở đi: 30.000 VNĐ/ 01 sản phẩm, dịch vụ

- Phí thẩm định nội dung: 550.000 VNĐ/ 01 nhóm sản phẩm, dịch vụ (Lưu ý: Mức phí này sẽ tăng thêm nếu đơn đăng ký có trên 01 nhóm sản phẩm, dịch vụ)

- Phí thẩm định nội dung cho sản phẩm/ dịch vụ thứ 7 trở đi: 120.000 VNĐ/ 01 sản phẩm, dịch vụ (Lưu ý: nếu danh mục sản phẩm, dịch vụ của mỗi nhóm không quá 6 sản phẩm, dịch vụ thì người nộp đơn không cần chi trả khoản phí này). 

Nếu nộp đơn thông qua đơn vị đại diện Sở hữu công nghiệp, người nộp đơn sẽ cần chi trả phí dịch vụ cho các đơn vị đại diện này để được hưởng những quyền lợi liên quan. Việc nộp đơn thông qua đại diện Sở hữu công nghiệp sẽ mang lại nhiều lợi ích và giảm thiểu được nhiều rủi ro phát sinh trong quá trình theo dõi đơn đăng ký nhãn hiệu. 

5. Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu của Luật Hòa Nhựt

Luật Hòa Nhựt là tổ chức đại diện Sở hữu công nghiệp có nhiều năm kinh nghiệm hỗ trợ khách hàng trong việc thực hiện các thủ tục liên quan tới xác lập quyền sở hữu công nghiệp nói chung và đăng ký nhãn hiệu nói riêng. Vì vậy, chúng tôi sẽ nắm được các quy trình và triển khai dịch vụ nhanh chóng để đảm bảo quyền lợi cho khách hàng. 

Để có thể hỗ trợ và cung cấp dịch vụ đại diện nộp đơn đăng ký nhãn hiệu, Quý khách hàng cần cung cấp cho chúng tôi các thông tin sau:

Mẫu nhãn hiệu hoàn chỉnh cần đăng ký. Khi tiến hành nộp đơn, mẫu nhãn hiệu sẽ được trình bày trong một khuôn mẫu nhãn hiệu có kích thước các chiều là 80mm. Vì vậy, Quý khách hàng cần cung cấp cho chúng tôi mẫu nhãn hiệu có các chi tiết và màu sắc rõ nét dưới dạng file ảnh (PNG, PDF hoặc JPG). 

Thông tin người nộp đơn. Đây sẽ là thông tin được ghi nhận trên Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, vì vậy, Quý khách hàng cần cung cấp cho chúng tôi thông tin chính xác để tránh trường hợp phải điều chỉnh hoặc thay đổi thông tin đăng ký đã nộp. Việc thay đổi có thể gây ảnh hưởng và dẫn tới việc đơn đăng ký bị kéo dài thời gian thẩm định. 

Sau khi tiếp nhận đầy đủ thông tin của Quý khách hàng, Luật Hòa Nhựt sẽ tiến hành tư vấn, soạn thảo hồ sơ đăng ký nhãn hiệu và nộp hồ sơ tại Cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Bên cạnh việc hỗ trợ khách hàng thực hiện thủ tục Đăng ký nhãn hiệu, Luật Hòa Nhựt còn hỗ trợ tư vấn và thực hiện các thủ tục khác liên quan tới lĩnh vực Sở hữu trí tuệ. Quý khách hàng vui lòng liên hệ với Luật Hòa Nhựt qua số điện thoại 1900.868644 hoặc email [email protected]