Em hiện là sinh viên năm nhất. Là đảng viên dự bị. Và hạn chuyển đảng chính thức của em là 25/5. Nhưng em nhận thấy rằng bản thân không có đủ điều kiện để trở thành một đảng viên ưu tú, nồng cốt của đảng và do em nhận thấy rằng bản thân không thể tuân theo những quy tắc của đảng, thích tự do hơn là những quy tắc.Nên em muốn làm đơn xin ra khỏi đảng nhưng không biết như thế nào?
Người gửi : T.N.X.U
Luật sư trả lời:
Chào bạn, Căn cứ Điều lệ Đảng cộng sản Việt Nam có thể phân tích cụ thể như sau:
1. Quy định về Đảng viên xin ra khỏi Đảng
Khoản 3, Điều 8 Điều lệ Đảng quy định:
“Đảng viên xin ra khỏi Đảng do chi bộ xem xét, đề nghị cấp có thẩm quyền chuẩn y kết nạp quyết định”
Điểm 11.2 Hướng dẫn số 01-HD/TW ngày 20/9/2016 của Ban Bí thư quy định về một số vấn đề cụ thể thi hành Điều lệ Đảng:
Chỉ xem xét cho ra khỏi Đảng đối với những đảng viên chưa vi phạm về tư cách. Nếu vi phạm tư cách đảng viên thì phải xử lý kỷ luật về Đảng, sau đó mới xét cho ra khỏi Đảng.
Đảng viên xin ra khỏi Đảng phải làm đơn, nói rõ lý do xin ra khỏi Đảng, báo cáo chi bộ.
Chi bộ, đảng uỷ bộ phận (nếu có), đảng uỷ cơ sở xem xét, báo cáo cấp uỷ có thẩm quyền xét, quyết định cho ra khỏi Đảng và làm thủ tục xoá tên trong danh sách đảng viên”.
Việc đảng viên xin ra khỏi Đảng thực hiện điểm 11.2 tại Hướng dẫn số 01-HD/TW ngày 20/9/2016 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XII); cụ thể như sau:
- Đảng viên xin ra khỏi Đảng phải làm đơn, nói rõ lý do xin ra khỏi Đảng, báo cáo chi bộ.
- Chi bộ, đảng uỷ bộ phận (nếu có), đảng uỷ cơ sở xem xét, báo cáo cấp có thẩm quyền xét, quyết định cho ra khỏi Đảng và làm thủ tục xoá tên trong danh sách đảng viên.
* Lưu ý:
- Chỉ xem xét cho ra khỏi Đảng đối với những đảng viên chưa vi phạm về tư cách. Nếu vi phạm tư cách đảng viên thì phải xử lý kỷ luật về Đảng, sau đó mới xét cho ra khỏi Đảng.
- Đảng viên đã được cấp uỷ có thẩm quyền quyết định cho ra khỏi Đảng, nếu có nhu cầu được cấp giấy xác nhận tuổi đảng thì cấp uỷ có thẩm quyền xét, cấp "Giấy xác nhận tuổi đảng" cho những người đó.
Theo các quy định hiện hành của Đảng thì không quy định các trường hợp xin ra khỏi Đảng là đảng viên dự bị hay đảng viên chính thức; do đó, khi đảng viên dự bị làm đơn xin ra khỏi Đảng thì chi bộ và các cấp ủy có thẩm quyền vẫn xem xét bình thường theo quy định và hướng dẫn nêu trên.
2. Giới thiệu mẫu đơn xin ra khỏi Đảng Cộng Sản Việt Nam
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
......, ngày ..... tháng ..... năm .....
ĐƠN XIN RA KHỎI ĐẢNG
Kính gửi: Chi bộ đảng :....... Đảng bộ xã ......... huyện ........ tỉnh .......
Họ và tên đảng viên: ..............................................................................
Đơn vị công tác: .....................................................................................
Là đảng viên của chi bộ .............. Đảng bộ xã ........................................
Ngày vào Đảng: ......./....../......; Ngày chính thức kết nạp Đảng: ...../......./....
Số thẻ đảng viên: ....................................................................................
Tôi xin trình bày với các cấu ủy Đảng nội dung như sau:
..................................................................................................................
..................................................................................................................
...................................................................................................................
(Lưu ý: Căn cứ vào từng trường hợp cụ thể các Đảng viên đưa ra lý do hợp lý của mình, Luật Hòa Nhựt chỉ đưa ra một ví dụ mang tính chất tham khảo dưới đây)
Tôi là đảng viên dự bị chi bộ...trực thuộc Đảng bộ xã..., huyện..., tỉnh.... Tôi đã tham gia sinh hoạt Đảng dưới chức danh Đảng viên dự bị được...tháng/năm, trong...tháng/năm liền tôi luôn là Đảng viên hoàn thành tốt, xuất sắc nhiệm vụ và chưa vi phạm kỷ luật Đảng.
Tuy nhiên, Tôi nhận thấy bản thân còn quá yếu kém và còn nhiều thiếu sót, tự nhận thấy rằng bản thân không có đủ điều kiện để trở thành một đảng viên ưu tú, nòng cốt của Đảng.
.......
Do vậy, Tôi làm đơn này mong các cấp Đảng ủy xem xét, và cho tôi xin ra khỏi Đảng theo đúng quy định của điều lệ Đảng để tôi có thể ổn định cuộc sống và tư tưởng hoàn thành tốt công việc mà đơn vị công tác.
Tôi xin hứa khi thôi đứng trong hàng ngũ của Đảng, Tôi vẫn phấn đấu tu dưỡng, giữ gìn phẩm chất đạo đức của người giáo viên và tư tưởng của Đảng đã được tôi luyện trong nhiều năm qua đồng thời hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ mà đơn vị giao phó.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)
..................................................
ĐẠI DIỆN CHI ỦY ĐẢNG BÍ THƯ CHI BỘ ĐẢNG
Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.
3. Quy định về xóa tên đảng viên
Việc xóa tên đảng viên thực hiện theo điểm 8.1 Quy định số 29-QĐ/TW ngày 25/7/2016 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) và điểm 11.2 tại Hướng dẫn số 01-HD/TW ngày 20/9/2016 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XII); cụ thể như sau:
Chi bộ xem xét, đề nghị cấp ủy có thẩm quyền quyết định xóa tên trong danh sách đảng viên đối với các trường hợp sau: Đảng viên bỏ sinh hoạt đảng hoặc không đóng đảng phí ba tháng trong năm mà không có lý do chính đáng; đảng viên tự ý trả thẻ đảng viên hoặc tự hủy thẻ đảng viên; đảng viên giảm sút ý chí phấn đấu, không làm nhiệm vụ đảng viên, đã được chi bộ giáo dục nhưng sau thời gian 12 tháng phấn đấu không tiến bộ; đảng viên hai năm liền vi phạm tư cách đảng viên; đảng viên không bảo đảm tiêu chuẩn chính trị theo quy định của Bộ Chính trị.
* Quy trình thực hiện:
- Đảng viên làm bản tự kiểm điểm và kiểm điểm trước chi bộ.
- Đối với chi bộ trực thuộc đảng bộ cơ sở: Xem xét, nếu có hai phần ba đảng viên chính thức trở lên biểu quyết đồng ý xoá tên đảng viên thì ra nghị quyết, báo cáo đảng ủy cấp trên.
Đảng uỷ cơ sở xem xét, nếu có hai phần ba đảng uỷ viên trở lên biểu quyết đồng ý xoá tên đảng viên thì ra nghị quyết, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
- Đối với chi bộ cơ sở: Xem xét, nếu có hai phần ba đảng viên chính thức trở lên biểu quyết đồng ý xoá tên đảng viên dự bị thì ra nghị quyết, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
* Lưu ý: Trường hợp chi uỷ đã yêu cầu đến lần thứ 3 nhưng đảng viên đó không làm bản kiểm điểm hoặc không đến dự họp để kiểm điểm thì chi bộ vẫn xem xét, xử lý đối với đảng viên đó. Trường hợp đảng viên cố tình không làm bản kiểm điểm theo yêu cầu của chi bộ thì chi bộ thực hiện ngay quy trình đề nghị xóa tên đảng viên.
Việc biểu quyết để ban hành nghị quyết xóa tên đảng viên được thực hiện bằng thẻ đảng viên hoặc bằng phiếu kín.
Giải quyết khiếu nại xóa tên đảng viên
- Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định xóa tên, đảng viên có quyền khiếu nại với cấp ủy cấp trên cho đến Ban Bí thư Trung ương Đảng.
- Thời hạn giải quyết khiếu nại được quy định như sau: không quá 90 ngày làm việc đối với cấp tỉnh, huyện và tương đương; không quá 180 ngày làm việc đối với cấp Trung ương, kể từ ngày nhận được khiếu nại.
- Không giải quyết những trường hợp khiếu nại sau đây: Quá thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày đảng viên nhận được quyết định xóa tên; đã được cấp có thẩm quyền cao nhất xem xét, kết luận; cá nhân hoặc tập thể khiếu nại hộ; khiếu nại khi chưa có quyết định xóa tên của cấp ủy đảng có thẩm quyền.
4. Thủ tục xoá tên Đảng viên dự bị
Theo Khoản 4.6 Mục 4 Hướng dẫn 01-HD/TW năm 2016 quy định thủ tục xóa tên đảng viên dự bị như sau:
- Chi bộ xem xét, nếu có hai phần ba đảng viên chính thức trở lên biểu quyết đồng ý xóa tên đảng viên dự bị thì ra nghị quyết, báo cáo cấp ủy cấp trên.
- Đảng ủy cơ sở xem xét, nếu có hai phần ba đảng ủy viên trở lên biểu quyết đồng ý xóa tên đảng viên dự bị thì ra nghị quyết, báo cáo cấp ủy có thẩm quyền.
- Ban thường vụ cấp ủy có thẩm quyền kết nạp đảng viên xem xét, nếu có trên một nửa số thành viên biểu quyết đồng ý xóa tên thì ra quyết định xóa tên.
- Đảng ủy cơ sở được ủy quyền quyết định kết nạp đảng viên ra quyết định xóa tên đảng viên dự bị nếu được sự đồng ý của ít nhất hai phần ba đảng ủy viên đương nhiệm.
5. Thủ tục xóa tên Đảng viên chính thức
Nếu là đảng viên chính thức, việc xóa tên Đảng viên trong danh sách đảng viên sẽ được thực hiện như sau:
- Đảng viên làm bản tự kiểm điểm và kiểm điểm trước chi bộ. Trường hợp chi ủy đã yêu cầu đến lần thứ 3 nhưng đảng viên đó không làm bản kiểm điểm hoặc không đến dự họp để kiểm điểm thì chi bộ vẫn xem xét, xử lý đối với đảng viên đó.
Trường hợp đảng viên cố tình không làm bản kiểm điểm theo yêu cầu của chi bộ thì chi bộ thực hiện ngay quy trình đề nghị xóa tên đảng viên.
- Chi bộ, đảng ủy bộ phận (nếu có), đảng ủy cơ sở, cấp có thẩm quyền xem xét xóa tên đảng viên, thực hiện thủ tục xem xét như việc xóa tên đảng viên dự bị vi phạm tư cách.
Giải quyết khiếu nại xóa tên Đảng viên:
- Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định xóa tên, đảng viên có quyền khiếu nại với cấp ủy cấp trên cho đến Ban Bí thư Trung ương Đảng.
- Cơ quan tổ chức của cấp ủy có trách nhiệm nghiên cứu giúp cấp ủy giải quyết khiếu nại. Thời hạn giải quyết khiếu nại được quy định như sau: không quá 90 ngày làm việc đối với cấp tỉnh, huyện và tương đương; không quá 180 ngày làm việc đối với cấp Trung ương, kể từ ngày nhận được khiếu nại.
- Không giải quyết những trường hợp khiếu nại sau đây: Quá thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày đảng viên nhận được quyết định xóa tên; đã được cấp có thẩm quyền cao nhất xem xét, kết luận; cá nhân hoặc tập thể khiếu nại hộ; khiếu nại khi chưa có quyết định xóa tên của cấp ủy đảng có thẩm quyền.
- Việc giải quyết khiếu nại về xóa tên đối với đảng viên ở ngoài nước có quy định riêng.
Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi ngay tới số: 1900.868644 hoặc địa chỉ email [email protected] để được giải đáp. Trân trọng cảm ơn!