1. Hồ sơ đăng ký tàu biển tạm thời trong trường hợp chưa nộp phí, lệ phí gồm những gì?
Căn cứ pháp lý: Khoản 2 Nghị định 171/2016/NĐ-CP có quy định về hồ sơ đăng ký tàu biển tạm thời, theo đó thì hồ sơ đăng ký tàu biển tạm thời bao gồm có các giấy tờ như sau:
Trường hợp chưa nộp phí, lệ phí, hồ sơ đăng ký bao gồm:
+ Tờ khai đăng ký tàu biển theo mẫu 01
+ Giấy chứng nhận dung tích tàu biển
+ Giấy chứng nhận phân cấp tàu bienr hiện có của tàu( bản sao)
+ Giấy chứng nhận xóa đăng ký tàu biển hoặc Giấy chứng nhận xóa đăng ký phương tiện thủy nội địa đối với phương tiện thủy nội địa cấp VR-SB (bản chính) đã qua sử dụng hoặc biên bản nghiệm thu bàn giao tàu đối với tàu biển được đóng mới (bản chính)
+ Hợp đồng mua, bán tàu biển hoặc hợp đồng đóng mới tàu biển hoặc các bằng chứng khác có giá trị pháp lý tương đương để chứng minh quyền sở hữu đối với tàu biển (bản chính, kèm bản dịch công chứng nếu hợp đồng viết bằng ngôn ngữ nước ngoài)
+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu); trường hợp chủ tàu là tổ chức nước ngoài thì nộp giấy phép thành lập chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu)
+ Trường hợp chủ tàu là cá nhân còn phải nộp thêm giấy chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu); trường hợp chủ tàu là cá nhân người nước ngoài thì nộp hộ chiếu (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu).
2. Hồ sơ đăng ký tàu biển tạm thời trong trường hợp chưa có giấy chứng nhận xóa đăng ký tàu biển
Về hồ sơ đăng ký tàu biển tạm thời trong trường hợp chưa có giấy chứng nhận xóa đăng ký tàu biển thì được quy định tại điểm b của khoản 2 Điều 11 Nghị định 171/2016/NĐ-CP
+ Tờ khai đăng ký theo mẫu số 01
+ giấy chứng nhận dung tích tàu biển
+ giấy chứng nhận phân cấp tàu biển hiện có của tàu bản sao
+ Hợp đồng mua, bán tàu biển hoặc hợp đồng đóng mới tàu biển hoặc các bằng chứng khác có giá trị pháp lý tương đương để chứng minh quyền sở hữu đối với tàu biển (bản chính, kèm bản dịch công chứng nếu hợp đồng viết bằng ngôn ngữ nước ngoài)
+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu); trường hợp chủ tàu là tổ chức nước ngoài thì nộp giấy phép thành lập chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu)
+ Trường hợp chủ tàu là cá nhân còn phải nộp thêm giấy chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu); trường hợp chủ tàu là cá nhân người nước ngoài thì nộp hộ chiếu (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu).
3. Hồ sơ đăng ký tàu biển tạm thời trong trường hợp thử tàu đóng mới
Hồ sơ đăng ký tàu biển tạm thời trong trường hợp thử tàu đóng mới được quy định bởi điểm c khoản 2 Điều 11 của Nghị định 171/2016/NĐ-CP
+ Tờ khai đăng ký theo mẫu
+ Hợp đồng mua, bán tàu biển hoặc hợp đồng đóng mới tàu biển hoặc các bằng chứng khác có giá trị pháp lý tương đương để chứng minh quyền sở hữu đối với tàu biển (bản chính, kèm bản dịch công chứng nếu hợp đồng viết bằng ngôn ngữ nước ngoài)
+ Giấy chứng nhận dung tích tàu biển (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu);
+ Giấy chứng nhận phân cấp tàu biển (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu)
+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu); trường hợp chủ tàu là tổ chức nước ngoài thì nộp giấy phép thành lập chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu)
+ Trường hợp chủ tàu là cá nhân còn phải nộp thêm giấy chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu); trường hợp chủ tàu là cá nhân người nước ngoài thì nộp hộ chiếu (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu).
4. Hồ sơ đăng ký tàu biển tạm thời trong trường hợp nhận tàu đóng mới để đưa về nơi đăng ký trên cơ sở hợp đồng đóng tàu
Hồ sơ đăng ký tàu biển tạm thời trong trường hợp nhận tàu đóng mới để đưa về nơi đăng ký trên cơ sở hợp đồng đóng tàu. Bao gồm có các giấy tờ như sau:
+ Tờ khai theo mẫu 01
+ Hợp đồng mua, bán tàu biển hoặc hợp đồng đóng mới tàu biển hoặc các bằng chứng khác có giá trị pháp lý tương đương để chứng minh quyền sở hữu đối với tàu biển (bản chính, kèm bản dịch công chứng nếu hợp đồng viết bằng ngôn ngữ nước ngoài). Ví dụ như trong hợp đồng sẽ có các thông tin như là giá bán, cam kết chuyển nhượng. Nếu có khiếu nại về tình trạng Tàu, bên mua có quyền thanh lý hợp đồng và yêu cầu bồi thường hoặc sửa chữa theo thỏa thuận của cả hai bên. Bên bán cam kết Tàu đang ở trong tình trạng lành mạnh và tuân thủ các quy định pháp luật về an toàn và bảo vệ môi trường.
+ Giấy chứng nhận dung tích tàu biển (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu).
+ Giấy chứng nhận phân cấp tàu biển (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu
+ Chủ tàu là cá nhân: Nộp giấy chứng minh nhân dân, căn cước công dân hoặc hộ chiếu (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu).
+ Chủ tàu là cá nhân người nước ngoài: Nộp hộ chiếu (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu).
+ Chủ tàu là tổ chức: Nộp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hoặc giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu).
+ Chủ tàu là tổ chức nước ngoài: Nộp giấy phép thành lập chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu).
Lưu ý: Trong trường hợp chủ tàu là cá nhân, cần thêm việc xác minh danh tính bằng giấy chứng minh nhân dân, căn cước công dân, hoặc hộ chiếu. Đối với chủ tàu là cá nhân người nước ngoài, chỉ cần nộp hộ chiếu và có thể đi kèm bản sao có chứng thực hoặc bản sao để đối chiếu.
5. Cơ quan đăng ký tàu biển có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ
Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: Nếu hồ sơ chưa hợp lệ, cơ quan đăng ký hướng dẫn tổ chức hoặc cá nhân nộp hồ sơ để hoàn thiện. Nếu hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký: Ghi vào sổ theo dõi. Cấp giấy biên nhận hồ sơ. Hẹn ngày trả kết quả đúng thời gian quy định.
Trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu chính: Nếu hồ sơ không hợp lệ hoặc chậm nhất sau 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ theo quy định.
Chậm nhất sau 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký: Cấp giấy chứng nhận đăng ký tàu biển. Trả trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính. Trường hợp không cấp giấy chứng nhận, cơ quan đăng ký phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.
Lưu ý rằng mọi thủ tục được thực hiện theo đúng quy định và được hướng dẫn một cách rõ ràng để đảm bảo tính hợp lý và minh bạch trong quá trình đăng ký tàu biển.
Nếu như các bạn còn có vướng mắc vui lòng liên hệ 1900.868644 hoặc [email protected]