1. Kéo dài thời hiệu xử lý kỷ luật cán bộ công chức viên chức từ 20/9/2023
Nguyên tắc về xử lý kỷ luật cán bộ công chức viên chức có hành vi vi phạm được quy định cụ thể tại Điều 2 Nghị định 112/2020/NĐ-CP được hiểu như sau:
- Việc xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức phải đảm bảo tính khách quan, công bằng, công khai, minh bạch, nghiêm minh và đúng pháp luật.
- Chỉ xử lý một lần bằng một hình thức kỷ luật đối với mỗi hành vi vi phạm. Trong cùng một thời điểm xem xét xử lý kỷ luật, nếu có từ 2 hành vi vi phạm trở lên thì bị xử lý kỷ luật về từng hành vi vi phạm và áp dụng hình thức kỷ luật nặng hơn một mức so với hình thức kỷ luật áp dụng đối với hành vi vi phạm nặng nhất. Trừ trường hợp bị xử lý kỷ luật bằng hình thức bãi nhiệm, buộc thôi việc, không tách riêng từng nội dung vi phạm của cán bộ, công chức, viên chức để xử lý kỷ luật nhiều lần với các hình thức kỷ luật khác nhau.
- Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức đang trong thời gian thi hành quyết định kỷ luật tiếp tục có hành vi vi phạm thì bị áp dụng hình thức kỷ luật như sau:
+ Nếu có hành vi vi phạm bị xử lý kỷ luật ở hình thức nhẹ hơn hoặc bằng so với hình thức kỷ luật đang thi hành thì áp dụng hình thức kỷ luật nặng hơn một mức so với hình thức kỷ luật đang thi hành
+ Nếu có hành vi vi phạm bị xử lý kỷ luật ở hình thức nặng hơn so với hình thức kỷ luật đang thi hành thì áp dụng hình thức kỷ luật nặng hơn một mức so với hình thức kỷ luật áp dụng đối với hành vi vi phạm mới.
- Khi xem xét xử lý kỷ luật phải căn cứ vào nội dung, tính chất, mức độ, tác hại, nguyên nhân vi phạm, các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ, thái độ tiếp thu và sửa chữa, khắc phục khuyết điểm, vi phạm, hậu quả đã gây ra.
- Không áp dụng hình thức xử phạt hành chính hoặc hình thức kỷ luật đảng thay cho hình thức kỷ luật hành chính, xử lý kỷ luật hành chính không thay cho truy cứu trách nhiệm hình sự nếu hành vi vi phạm đến mức bị xử lý hình sự.
- Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức đã bị xử lý kỷ luật đảng thì hình thức kỷ luật hành chính phải bảo đảm ở mức độ tương xứng với kỷ luật đảng. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày công bố quyết định kỷ luật đảng, cơ quan, tổ chức, đơn vị phải xem xét, quyết định việc xử lý kỷ luật hành chính.
- Nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm thân thể, tinh thần, danh dự, nhân phẩm trong quá trình xử lý kỷ luật.
- Cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm lần đầu đã bị xử lý kỷ luật mà trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày quyết định xử lý kỷ luật có hiệu lực có cùng hành vi vi phạm thì bị coi là tái phạm. Ngoài thời hạn 24 tháng thì hành vi vi phạm đó được coi là vi phạm lần đầu. Tuy nhiên sẽ được tính là tình tiết tăng nặng khi xem xét xử lý kỷ luật.
Thời hiệu xử lý kỷ luật cán bộ công chức viên chức được quy định cụ thể trong Nghị định 71/2023/NĐ-CP được ban hành ngày 20/9/2023 của Chính Phủ. Theo đó, thời hiệu xử lý kỷ luật đối với cán bộ công chức viên chức theo nghị định trên được sửa đổi với những điểm mới như sau:
- Thời hiệu xử lý kỷ luật là thời hạn mà khi hết thời hạn đó thì cán bộ, công chức, viên chức, người đã nghỉ việc, nghỉ hưu có hành vi vi phạm không bị xử lý kỷ luật. Thời hiệu xử lý kỷ luật được tính từ thời điểm có hành vi vi phạm. Trường hợp có hành vi vi phạm mới trong thời hạn để tính thời hiệu xử lý kỷ luật theo quy định thì thời hiệu xử lý kỷ luật đối với hành vi vi phạm cũ được tính lại kể từ thời điểm xảy ra hành vi vi phạm mới.
- Đối với hành vi vi phạm, cần xác định thời điểm có hành vi vi phạm được chia làm ba trường hợp:
+ Hành vi vi phạm xác định được thời điểm chấm dứt thì thời điểm có hành vi vi phạm được tính từ thời điểm chấm dứt.
+ Hành vi vi phạm chưa chấm dứt thì thời điểm có hành vi vi phạm được tính từ thời điểm phát hiện.
+ Hành vi vi phạm không xác định được thời điểm chấm dứt thì thời điểm có hành vi vi phạm được tính từ thời điểm có kết luận của cấp có thẩm quyền.
- Cán bộ công chức viên chức có hành vi vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật với thời hiệu như sau:
+ Đối với hành vi vi phạm ít nghiệm trọng đến mức phải kỷ luật bằng hình thức khiển trách thì thời hiệu xử lý kỷ luật là 5 năm
+ Đối với hành vi vi phạm không thuộc trường hợp như trên thì thời hiệu xử lý kỷ luật là 10 năm.
So với những quy định cũ tại Nghị định 112/2020/NĐ-CP, thời hiệu xử lý kỷ luật cán bộ công chức viên chức theo Nghị định 71/2023/NĐ-CP đã kéo dài từ 3 đến 5 năm tùy từng hành vi vi phạm.
2. Những trường hợp không tính vào thời hiệu xử lý kỷ luật
Theo quy định tại khoản 6 Điều 5 Nghị định 71/2023/NĐ-CP quy định cụ thể về những trường hợp không áp dụng thời hiệu xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức.
- Thời gian chưa xem xét xử lý kỷ luật đối với các trường hợp pháp luật quy định
- Thời gian điều tra, truy tố, xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự
- Thời gian thực hiện khiếu nại hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án về quyết định xử lý kỷ luật cho đến khi ra quyết định xử lý kỷ luật thay thế.
Nếu như thuộc trường hợp đã liệt kê ở trên thì mới không tính vào thời hiệu xử lý kỷ luật. Đối với những trường hợp khác vẫn được tính vào thời hiệu xử lý kỷ luật bình thường.
3.Những trường hợp không áp dụng hình thức kỷ luật
Cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm các quy định về nghĩa vụ của cán bộ, công chức, viên chức. Đó là sự vi phạm đối với những việc cán bộ, công chức, viên chức không được làm; nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị; vi phạm đạo đức, lối sống hoặc vi phạm pháp luật khác khi thi hành công vụ thì bị xem xét xử lý kỷ luật.
Về mức độ của hành vi vi phạm thì sẽ được xác định như sau:
- Vi phạm gây hậu quả ít nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ tác hại không lớn, tác động trong phạm vi nội bộ, làm ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.
- Vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại lớn, tác động ngoài phạm vi nội bộ, gây dư luận xấu trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân, làm giảm uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.
- Vi phạm gây hậu quả rất nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại rất lớn, phạm vi tác động đến toàn xã hội, gây dư luận rất bức xúc trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân, làm mất uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.
- Vi phạm gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại đặc biệt lớn, phạm vi tác động sâu rộng đến toàn xã hội, gây dư luận đặc biệt bức xúc trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân. Làm mất uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.
Các hình thức xử lý kỷ luật áp dụng đối với cán bộ, công chức bao gồm:
- Các hình thức xử lý kỷ luật đối với cán bộ: Khiển trách, cảnh cáo, cách chức, bãi nhiệm.
- Các hình thức xử lý kỷ luật đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý: Khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, buộc thôi việc
- Các hình thức xử lý kỷ luật đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý: Khiển trách, cảnh cáo, giáng chức, cách chức, buộc thôi việc.
Mọi thắc mắc quý khách hàng xin vui lòng gửi về số Hotline 1900.868644 hoặc địa chỉ email [email protected] để được giải đáp. Trân trọng!