1. Xe cứu thương được sử dụng cho mục đích gì?
Xe ô tô cứu thương được sử dụng cho mục đích được quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 27/2017/TT-BYT như sau:
- Xe ô tô cứu thương chỉ được sử dụng cho các mục đích sau đây:
+ Chở người bệnh cấp cứu hoặc đi đón người bệnh cấp cứu;
+ Chở thầy thuốc, nhân viên y tế, thuốc, trang thiết bị y tế phục vụ cấp cứu thảm họa, cấp cứu tai nạn giao thông và các nhu cầu cấp thiết khác của hoạt động chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh và phòng, chống dịch bệnh.
- Không được sử dụng xe ô tô cứu thương ngoài mục đích quy định tại Khoản 1 Điều này.
- Xe ô tô cứu thương chỉ được sử dụng thiết bị phát tín hiệu của xe được quyền ưu tiên khi có giấy phép sử dụng thiết bị phát tín hiệu của xe được quyền ưu tiên do cơ quan có thẩm quyền cấp còn hiệu lực và khi đang thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật về giao thông đường bộ.
- Xe ô tô cứu thương khi vận chuyển người bệnh ra, vào cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải tuân thủ các nội quy, hướng dẫn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì xe cứu thương chỉ được sử dụng cho các mục đích sau:
- Chở người bệnh cấp cứu hoặc đi đón người bệnh cấp cứu;
- Chở thầy thuốc, nhân viên y tế, thuốc, trang thiết bị y tế phục vụ cấp cứu thảm họa, cấp cứu tai nạn giao thông và các nhu cầu cấp thiết khác của hoạt động chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh và phòng, chống dịch bệnh.
2. Không nhường đường cho xe cứu thương bị xử phạt thế nào?
Theo quy định của Điều 22, Luật Giao thông đường bộ năm 2008, các loại xe sau đây được xem là xe ưu tiên theo thứ tự ưu tiên:
- Xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ: Đây là loại xe có quyền ưu tiên cao nhất trên đường, vì nhiệm vụ của chúng là cứu hỏa và bảo vệ tính mạng, tài sản của cộng đồng.
- Xe quân sự và xe công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp: Bao gồm các loại xe quân sự và công an thực hiện các nhiệm vụ quan trọng như cứu hộ, cứu nạn, đối phó với tình huống khẩn cấp, bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự công cộng.
- Xe cứu thương đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu: Đây là xe chở bệnh nhân đến cơ sở y tế để cứu trợ, nên cũng được ưu tiên cao trong giao thông.
- Xe hộ đê và xe khắc phục sự cố thiên tai, dịch bệnh: Những loại xe này thường tham gia vào các hoạt động khẩn cấp như cứu hộ, khắc phục hậu quả của thiên tai hoặc dịch bệnh.
- Đoàn xe tang: Mặc dù không thực hiện nhiệm vụ khẩn cấp nhưng đoàn xe tang cũng được coi là xe ưu tiên trong giao thông để tôn trọng nghi lễ và tâm trạng của gia đình và người thân.
- Các loại xe ưu tiên trên khi tham gia giao thông cần phải tuân thủ các quy định đặc biệt, bao gồm có tín hiệu còi, cờ, đèn theo quy định, không bị hạn chế tốc độ, được phép đi vào đường ngược chiều và các đường khác có thể đi được, và tuân thủ chỉ dẫn của người điều khiển giao thông. Đồng thời, người tham gia giao thông cần phải nhường đường cho các loại xe ưu tiên này và không được gây cản trở.
Mặc dù đã có quy định rõ ràng, nhưng vẫn có nhiều trường hợp người tham gia giao thông không tuân thủ và không nhường đường cho các loại xe ưu tiên, gây ra nguy cơ tai nạn. Đây là tình trạng cần được cải thiện thông qua tăng cường ý thức và tuân thủ quy định của tất cả các bên tham gia giao thông.
Xử phạt đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô
Căn cứ tại điểm b khoản 6 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP), phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi không nhường đường hoặc gây cản trở xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ.
Ngoài ra, người điều khiển xe trong trường hợp này còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng. (Điểm c khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)
Xử phạt đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy
Căn cứ tại điểm b khoản 5 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP), phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi không nhường đường hoặc gây cản trở xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ.
Ngoài ra, người điều khiển xe trong trường hợp này còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.(Điểm b khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)
3. Trách nhiệm của cơ sở khám chữa bệnh khi sử dụng xe cứu thương
Cơ sở khám chữa bệnh có trách nhiệm khi sử dụng xe cứu thương được quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 27/2017/TT-BYT như sau:
- Vụ Trang thiết bị và Công trình y tế - Bộ Y tế có trách nhiệm: Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc quản lý và sử dụng xe ô tô cứu thương trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên phạm vi toàn quốc.
- Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm:
+ Chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc quản lý, sử dụng xe ô tô cứu thương thuộc thẩm quyền quản lý;
+ Làm đầu mối theo dõi xe ô tô cứu thương của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (bao gồm cả đơn vị trực thuộc Bộ Y tế và y tế các bộ, ngành) trên địa bàn;
+ Chia sẻ số liệu theo dõi hằng năm về xe ô tô cứu thương với lực lượng Cảnh sát giao thông trên địa bàn.
- Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm:
+ Quản lý hoạt động của xe ô tô cứu thương tại cơ sở;
+ Phải phân công, bố trí xe ô tô cứu thương thực hiện nhiệm vụ đúng mục đích và bảo đảm kịp thời khi có yêu cầu sử dụng;
+ Hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi và không được có hành vi hoặc quy định ngăn cản xe ô tô cứu thương của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác khi thực hiện hoạt động vận chuyển người bệnh tại cơ sở của mình, kể cả trong trường hợp người bệnh hoặc gia đình người bệnh không sử dụng xe ô tô cứu thương của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của mình mà thuê xe ô tô cứu thương của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác để vận chuyển.
Như vậy, khi sử dụng xe cứu thương thì Cơ sở khám chữa bệnh có các trách nhiệm như sau:
- Quản lý hoạt động của xe ô tô cứu thương tại cơ sở;
- Phải phân công, bố trí xe ô tô cứu thương thực hiện nhiệm vụ đúng mục đích và bảo đảm kịp thời khi có yêu cầu sử dụng;
- Hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi và không được có hành vi hoặc quy định ngăn cản xe ô tô cứu thương của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác khi thực hiện hoạt động vận chuyển người bệnh tại cơ sở của mình, kể cả trong trường hợp người bệnh hoặc gia đình người bệnh không sử dụng xe ô tô cứu thương của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của mình mà thuê xe ô tô cứu thương của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác để vận chuyển.
Như vậy trên đây là toàn bộ thông tin về Không nhường đường cho xe cứu thương bị xử phạt thế nào? của Bộ Y tế mà Công ty Luật Hòa Nhựt muốn gửi đến quý khách mang tính tham khảo. Nếu quý khách còn vướng mắc về vấn đề trên hoặc mọi vấn đề pháp lý khác, quý khách hãy vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến theo số điện thoại 1900.868644 để được Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp qua tổng đài kịp thời hỗ trợ và giải đáp mọi thắc mắc.
Nếu quý khách cần báo giá dịch vụ pháp lý thì quý khách có thể gửi yêu cầu báo phí dịch vụ đến địa chỉ email:[email protected] để nhận được thông tin sớm nhất! Rất mong nhận được sự hợp tác và tin tưởng của quý khách! Luật Hòa Nhựt xin trân trọng cảm ơn!