1. Tóm tắt nội dung Nghị định 44/2023/NĐ-CP
1.1. Thuộc tính của Nghị định 44/2023/NĐ-CP
Nghị định 44/2023 mang số hiệu 44/2023/NĐ-CP do Chính phủ ban hành vào ngày 30/06/2023 có hiệu lực vào ngày 01/07/2023 có hiệu lực đến ngày 31/12/2023. Văn bản được ban hành với nội dung chính là ban hành chính sách giảm thuế giá trị gia tăng từ 10% xuống 8% từ ngày 01/07/2023 đối với một số hàng hoá dịch vụ.
Căn cứ tại các văn bản pháp luật: Nghị quyết số 101/2023/ Luật Tổ chức Chính phủ 19/06/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019; Luật Thuế giá trị gia tăng 03/06/2008; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Quản lý thuế năm 2016; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế năm 2014; Luật Quản lý thuế năm 2019 và theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính Nghị định ban hành nhằm quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 101/2023/QH15 ngày 24 tháng 06 năm 2023 của Quốc hội.
1.2. Nội dung chính của Nghị định 44/2023/NĐ-CP
Nghị định bao gồm 2 Điều chính và 3 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định. Trong đó, Nghị định quy định về đối tượng được giảm thuế bao gồm những hàng hoá đang được áp dụng thuế suất 10% và mức giảm đối với những đối tượng trên là giảm xuống còn 8%. Ngoài ra, những cơ sở kinh doanh mà được tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp tỷ lệ % trên doanh thu sẽ được giảm 20% mức tỷ lệ % để tính thuế giá trị gia tăng khi cơ sở kinh doanh xuất hoá đơn đối với những hàng hoá, dịch vụ theo quy định.
Nghị định còn quy định chi tiết trình tự, thủ tục thực hiện khi áp dụng chính sách giảm thuế; cách ghi thuế suất của từng hàng hoá, dịch vụ trên hoá đơn; hướng dẫn tờ khai đối với những hàng hoá được giảm thuế.
Lưu ý: Nghị định 44/2023/NĐ-CP ban hành chính sách giảm thuế chỉ áp dụng đối với những hàng hoá, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10% trong đó trừ những danh mục hàng hoá đang áp dụng 10% điển hình là một số loại hành hoá, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt; hàng hoá, dịch vụ công nghệ thông tin và một số loại hàng hoá như viễn thông, hoạt động tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, sản phẩm từ kim loại đúc sẵn và kim loại, sản phẩm khai khoáng, than cốc, sản phẩm hoá chất hat dầu mỏ tinh chế được nêu chi tiết tại Phụ lục I, II, III ban hành kèm theo Nghị định trên
1.3. Tổ chức thực hiện Nghị định 44/2023/NĐ-CP
Nghị định ban hành được thực hiện bởi các tổ chức như các cán bộ theo chức năng, nhiệm vụ và Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo các cơ quan liên quan, triển khai tuyên truyền, giám sát hướng dẫn, kiểm tra người tiêu dùng hiểu và được thụ hưởng lợi ích từ việc giảm thuế giá trị gia tăng từ 10% xuống 8%. Trong quá trình thực hiện, chủ yếu tập trung vào các giải pháp ổn định cung cầu hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng giảm thuế giá trị gia tăng nhằm giữ bình ổn mặt bằng giá cả thị trường. Bộ Tài chính sẽ hướng dẫn và giải quyết khi có vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện. Ngoài ra, các cơ quan liên quan như Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định nêu trên do Phó Thủ tướng: Lê Minh Khái ký ban hành.
Việc áp dụng chính sách giảm thuế VAT được áp dụng thống nhất tại các khâu nhập khẩu, gia công, sản xuất và kinh doanh thương mại và với mặt hàng than khai thác bán ra được giảm thuế VAT. Đối với những trường hợp hàng hoá, dịch vụ không thuộc đối tượng được giảm thuế được nêu tại các phụ lục I, II, III được ban hành kèm theo Nghị định 44/2023/NĐ-CP hoặc những đối tượng chịu thuế 5% theo quy định pháp luật thì vẫn giữ nguyên mức thuế suất của thuế giá trị gia tăng.
1.4. Tải Nghị định 44/2023/NĐ-CP
2. Một số văn bản liên quan cùng nội dung với Nghị định 44/2023/NĐ-CP
Hiện tại những văn bản liên quan có cùng nội dung với Nghị định 44/2023/NĐ-CP, cụ thể như sau:
- Luật Thuế giá trị gia tăng năm 2008, Luật thuế giá trị gia tăng sửa đổi năm 2013; Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt 2008
- Thông báo 426/TB-TCT về kế hoạch giảm thuế giá trị gia tăng năm 2023 do Tổng cục thuế ban hành vào ngày 16/06/2023;
- Thông báo 2298/TT-TTKQH năm 2023 kết luận của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về dự Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng do Tổng Thư ký Quốc hội ban hành và có hiệu lực vào ngày 17/05/2023
- Nghị quyết 72/NQ-CP năm 2023 dự thảo Nghị quyết về giảm thuế giá trị gia tăng do Chính phủ ban hành và có hiệu lực vào ngày 06/05/2023
- Công văn 1771/BTC-CST về kiến nghị gia hạn chính sách giảm giảm thuế giá trị gia hạn chính sách giảm thuế giá trị tăng đến hết năm 2023 do Bộ Tài chính ban hành và có hiệu lực vào 27/02/2023
- Công văn 550/TCHQ-TXNK năm 2023 hướng dẫn giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị định 15/2022/NĐ-CP do Tổng cục Hải quan ban hành và có hiệu lực ngày 09/02/2023;
- Công văn 5620/TCHQ-TXNK năm 2022 hướng dẫn việc giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị định 15/2022/NĐ-CP do Tổng cục Hải quan ban hành và có hiệu lực ngày 23/12/2022;
- Luật sử đổi Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật thi hành án dân sự năm 2022;
- Luật Hải quan 2014;
3. Mục đích của việc giảm thuế giá trị gia tăng từ 10% xuống 8%
Luật thuế giá trị gia tăng hiện hành quy định hai mức thuế suất là 5% và 10%. Đối với hàng hoá chịu thuế giá trị gia tăng 5% thì cơ bản số thuế đầu ra nhỏ hơn số thuế đầu vào nên cơ sở kinh doanh thường phát sinh số thuế giá trị gia tăng đầu vào còn được khấu trừ ngược lại, đối với hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng 10% sẽ phát sinh số thuế giá trị gia tăng phải nộp.
Trước Nghị định 44/2023/NĐ-CP thì Quốc hội đã ban hành Nghị quyết 43/2022/QH15 về chính sách tài khoá, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, Chính phủ đã ban hành Nghị định 15/2022/NĐ-CP nhằm mục đích kích cầu tiêu dùng, phục hồi và phát triển kinh tế kết quả đạt được tương đối tích cực góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh nhưng lại khiến cho người nộp thuế và cơ quan thuế gặp khó khăn trong quá trình xác định hàng hoá, dịch vụ không thuộc đối tượng được giảm thuế. Chính vì vậy, năm 2023 được đề xuất bởi Bộ Tài chính, Chính phủ đã ban hành Nghị định 44/2023/NĐ-CP. Nối tiếp với mục tiêu của Quyết định và Nghị định nêu trên Nghị định 44/2023 ban hành chính sách giảm thuế giá trị gia tăng được thực hiện nhằm phục hồi nền kinh tế và gia tăng sức mua từ phía người tiêu dùng, bên cạnh đó giúp các doanh nghiệp xác định chính xác hàng hoá của công ty có được áp dụng việc giảm thuế hay không.
Lợi ích của việc giảm thuế giá trị gia tăng được Chính phủ thực hiện sẽ làm tăng chi phí tuân thủ cho người nộp thuế và chi phí hành thu của các cơ quan thuế, việc giảm thuế sẽ có lợi trong mục tiêu kích cầu tiêu dung, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động và góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, phục hồi kinh tế
Ngoài ra còn giúp tăng giá trị tăng thêm cho việc sản xuất, theo đó, thuế giá trị gia tăng là thuế gián thu nên việc giảm thuế giá trị gia tăng sẽ tốt hơn. Tác động của việc giảm thuế là giảm chỉ số giá sản xuất PPI, khi PPI giảm sẽ làm cho chu kỳ sản xuất sau giảm được giá đầu vào, giảm chi phí trung gian và làm tăng thêm giá trị cho sản xuất của doanh nghiệp.
Trên đây là toàn bộ nội dung về Nghị định 44/2023/NĐ-CP mà Luật Hòa Nhựt cung cấp cho khách hàng tham khảo. Nếu có vướng mắc, khó khăn trong quá trình tìm hiểu thì khách hàng liên hệ qua tổng đài: 1900.868644 hoặc địa chỉ email [email protected] để được hỗ trợ