Phân tích nguồn của pháp luật cạnh tranh Việt Nam hiện nay?

Pháp luật cạnh tranh bao gồm các văn bản chứa đựng các quy phạm pháp luật trực tiếp hoặc gián tiếp điều chỉnh hoạt động cạnh tranh, hoạt động tố tụng cạnh tranh; các quy định về tổ chức, hoạt động cũng như thẩm quyền của cơ quan cạnh tranh và các biện pháp xử lí vi phạm pháp luật về cạnh tranh.

1. Phân tích nguồn của pháp luật cạnh tranh hiện nay

Ở Việt Nam hiện nay, pháp luật cạnh tranh bao gồm các văn bản pháp luật chủ yếu sau (Ở các nước có hệ thống pháp luật và hệ thống cơ quan cạnh tranh phát triển, nguồn của pháp luật cạnh tranh còn bao gồm cả thực tiễn xét xử của toà án, quy định xử lí của cơ quan cạnh tranh, các báo cáo, luận chứng trong quá trình xây dựng pháp luật cạnh tranh và các lí thuyết về cạnh tranh được công nhận rộng rãi):

Thứ nhất, các văn bản luật được Quốc hội thông qua bao gồm:

-Hiến pháp năm 2013 (bao gồm các quy định liên quan đến chính sách kinh tế).

- Luật cạnh tranh năm 2018 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2018).

- Bộ luật dân sự năm 2015(bao gồm các quy định liên quan đến hợp đồng vô hiệu, đến quyền yêu cầu đình chỉ hành vi, bồi thường thiệt hại...).

- Ngoài ra, các quy định gián tiếp điều chỉnh hoạt động cạnh tranh của các doanh nghiệp còn được thể hiện trong một số quy định của Luật thương mại năm 2005, Luật doanh nghiệp năm 2014, Luật đấu thầu năm 2013; Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, Luật đầu tư năm 2014, Luật viễn thông năm 2009, Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000 (sửa đổi năm 2010)...

Thứ hai, các văn bản dưới luật do Chính phủ và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hướng dẫn thi hành Luật cạnh tranh và các luật khác có liên quan đến hoạt động cạnh tranh.

Như vậy, việc điều chỉnh hành vi hạn chế cạnh tranh và hành vi cạnh tranh không lành mạnh có thể được quy định trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau, vấn đề cần xem xét là mối quan hệ giữa các văn bản khác nhau đó như thế nào khi cùng điều chỉnh các quan hệ có tính chất giống nhau? Theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật cạnh tranh năm 2018 thì Luật cạnh tranh điều chỉnh chung về các quan hệ cạnh tranh và áp dụng đối với việc điều ha, xử lí vụ việc cạnh hanh, miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm và thông báo tập trung kinh tế. Trường hợp luật khác như: Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000 (sửa đổi năm 2010), Luật thựơng mại năm 2005, Luật đẩu thầu năm 2013, Luật sở hữu trí tùệ năm 2005 (sửa đổi năm 2008) có quy định về hành vi hạn chế cạnh tranh, hình thức tập trung kinh tế, hành vi cạnh tranh không lành mạnh và việc xử lí hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác với quy định của Luật cạnh tranh thì áp dụng quy định của luật đó. Quy định việc áp dụng pháp luật về cạnh tranh như trên đã có sự thay đổi tiến bộ so với Luật cạnh tranh năm 2004 và phần nào đã đáp ứng nguyên tắc về mối quan hệ giữa luật chung (Lex General) và luật chuyên ngành (Lex Specialis). Luật chung là luật ở đó chứa đựng những quy định cơ bản, nền tảng có tác dụng chi phối chỉ đạo việc điều chỉnh pháp luật đối với nhiều quan hệ xã hội có cùng tính chất, phát sinh trong các hoạt động cụ thể của con người. Luật chuyên ngành là luật điều'chỉnh các hoạt động đặc thù trong một lĩnh vực cụ thể. Xuất phát từ tính cụ thể hơn của Luật chuyên ngành so với luật chung mà trên thế giới đã hình thành một nguyên tắc rất cơ bản trong việc áp. dụng luật chung và luật chuyên ngành. Đó là, khi có sự xung đột giữa chúng với nhau thì tru tiên áp dụng luật chuyên ngành để đảm bảo tính hiệu quả của việc điều chỉnh pháp luật đối với các quan hệ xã hội.

Trong mối quan hệ với các văn bản pháp lụật khác, Luật cạnh tranh có thể sẽ là luật chung nhưng cũng có thể sẽ là luật chuyên ngành. Ví dụ, trong mối quan hệ giữa Luật doanh nghiệp hay Luật thương mại với Luật cạnh tranh về hành vi cạnh tranh của một doanh nghiệp thì Luật cạnh tranh sẽ là luật chuyên ngành vì nó điều chỉnh sát với hoạt động cạnh tranh của doanh nghiệp hơn. Trong mối quan hệ giữa Luật cạnh tranh và các luật quy định về hoạt động kinh doanh trong các lĩnh vực đặc thù (Luật kinh doanh bảo hiểm, Luật điện lực, Luật viễn thông, Luật đấu thầu, Luật sở hữu trí tuệ...) có liên quan đến cạnh tranh thì Luật cạnh tranh lại có tính chất là luật chung và khó có thể áp dụng thích hợp với những lĩnh vực đặc thù như vậy.

Thứ ba, điều ước quốc tế

Điều ước quốc tế là thỏa thuận bằng văn bản được kí kết nhân danh Nhà nước hoặc Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với bên kí kết nước ngoài, làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo pháp luật quốc tế, không phụ thuộc vào tên gọi là hiệp ước, công ước, hiệp định, định ước, thỏa thuận, nghị định thư, bản ghi nhớ, công hàm trao đổi hoặc văn kiện có tên gọi khác. Điều ước quốc liên quan đến cạnh tranh là sự thoả thuận giữa các chủ thể của công pháp quốc tế (chủ yếu là các quốc gia) nhằm thiết lập những nguyên tắc pháp lí bẳt buộc để xác định thay đổi hoặc huỷ bỏ quyền và nghĩa vụ với nhau trong hoạt động cạnh tranh. Điều ước quốc tế có giá trị áp dụng trên toàn lãnh thổ của tất cả các quốc gia tham gia điều ước. Theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Luật điều ước quốc tế số 108/2016/QH13, trường hợp

văn bản pháp luật cạnh tranh của Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó, trừ Hiến pháp.

Hiện nay, quá trình toàn cầu hoá kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ, thúc đẩy hình thành nhiều vùng thị trường khu vực và thế giới thông qua việc xoá bỏ các rào cản thuế quan và phi thuế quan, mọi rào cản thương mại trong quan hệ kinh tế quốc tế dần dần được tháo bỏ nhằm đảm bảo hàng hoá và nguồn vốn được lưu thông tự do. Cùng với chính sách tự do hoá thương mại, đầu tư, chính sách cạnh tranh được sử dụng như công cụ để bảo trợ cho quá trình tự do hoá thương mại bảo đảm cạnh tranh tự do. Trong nhiều năm qua, Việt Nam đã không ngừng tăng cường quan hệ hợp tác, đầu tư với nhiều quốc gia trên thế giới và đã kí kết hoặc tham gia một số điều ước quốc tế song phương hoặc đa phương liên quan đến cạnh tranh. Trong đó nổi bật là một số điều ước quốc tế sau:

- Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp. Việt Nam trở thành thành viên của Công ước này từ 8/3/1949. Những điều khoản chủ yếu của Công ước tập trung vào các vấn đề sở hữu công nghiệp trong đó có quy định về cạnh tranh không lành mạnh.

- Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS) và Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPs) là các hiệp định của tổ chức thương mại thế giới (WTO và Việt Nam tham gia tổ chức này vào tháng 12/2006). Hiệp định GATS có những quy định về độc quyền và các nhà cung cấp độc quyền nhằm đảm bảo những nhà cung cấp dịch vụ không lạm dụng vị trí độc quyền của mình để tiến hành hoạt động trái với các cam kết của họ trên lãnh thổ của các thành viên đó. Hiệp định TRIPS có quy định yêu cầu các thành viên phải giới hạn những hạn chế và ngoại lệ đối với độc quyền trong những trường họp đặc biệt không mâu thuẫn với việc khai thác bình thường một tác phẩm, không làm tổn hại một cách bất hợp lí đến lợi ích hợp pháp của người nắm quyền.

- Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA); Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTTP) đều có một chương quy định về chính sách cạnh tranh.

2. Doanh nghiệp độc quyền là đối tượng áp dụng của Luật cạnh tranh?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 về đối tượng của luật cạnh tranh Luật cạnh tranh

1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh (sau đây gọi chung là doanh nghiệp) bao gồm cả doanh nghiệp sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích, doanh nghiệp hoạt động trong các ngành, lĩnh vực thuộc độc quyền nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam.

2. Hiệp hội ngành, nghề hoạt động tại Việt Nam.

3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có liên quan.

Suy ra: Doanh nghiệp độc quyền cũng là đối tượng áp dụng của Luật cạnh tranh.

3. Trong tố tụng vụ việc cạnh tranh nếu có yêu cầu bồi thường thiệt hại, cơ quan cạnh tranh giải quyết như thế nào?

Các hình thức xử lý vi phạm pháp luật về cạnh tranh và các biện pháp khắc phục hậu quả bao gồm: Phạt cảnh cáo; Phạt tiền; Ngoài ra còn có các hình phạt bổ sung và các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại Điều 117 Luật canh tranh, không có các quy định về biện pháp bồi thường thiệt hại.

Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 6 NĐ 120 / 2005, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh gây thiệt hại đến lợi ích nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác thì phải bồi thường, việc bồi thường này được thực hiện theo quy định của PL về dân sự.

4. Hệ thống văn bản pháp luật quy định trách nhiệm pháp lý đối với hành vi bán hàng đa cấp bất chính?

Theo quy định của pháp luật, các cá nhân, tổ chức có hành vi bán hàng đa cấp (BHĐC) bất chính phải gánh chịu TNPL về:

- Trách nhiệm hình sự (TNHS)

- Trách nhiệm hành chính (TNHC)

- Trách nhiệm dân sự (TNDS)

Về văn bản pháp luật trách nhiệm hình sự quy định ở BLHS 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 tại chương XVIII - Mục 3 Điều 217a về tội vi phạm quy định về kinh doanh theo phương thức đa cấp và Điều 290 quy định về tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản.

Về văn bản pháp luật trách nhiệm hành chính được quy định tại Nghị định số 141/2018/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp; Nghị định số 75/2019/NĐ-CP quy định chi tiết luật cạnh tranh về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh và các văn bản pháp luật chuyên ngành khác.

Về văn bản pháp luật trách nhiệm Dân sự được quy định tại Điều 275 Bộ luật Dân sự (BLDS) 2015, một trong những căn cứ làm phát sinh nghĩa vụ dân sự là “gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật” và tương ứng với căn cứ này là các quy định tại Chương XX, Phần thứ ba Bộ luật Dân sự 2015 về “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng” của cá nhân, doanh nghiệp BHĐC có vi phạm gây thiệt hại cho tổ chức, cá nhân khác.

5. Các nguyên tác cơ bản của luật cạnh tranh?

1. Nguyên tắc tự do giá cả:

Giá cả là linh hồn của cạnh tranh, vì biểu hiện tập trung nhất của cạnh tranh chính là thông qua giá cả. Trong một nền kinh tế thị trường, về nguyên tắc, giá cả phải do thị trường quyết định. Việc hình thành giá phải là sự phản ánh kết quả của quá trình cạnh tranh giữa các chủ thể kinh doanh trên thị trường. Về nguyên tắc, nhà nước không được can thiệp vào quá trình hình thành giá. Không thể nói đến cạnh tranh trong môi trường mà giá cả hàng hoá, dịch vụ do nhà nước ấn định.

Nguyên tắc này có ngoại lệ là Nhà nước được phép can thiệp vào giá cả trong một số trường hợp nhất định như các lĩnh vực thuộc độc quyền nhà nước, trong điều kiện thiên tai hoặc tình trạng bất ổn của thị trường. Nói chung, các chính phủ đều tỏ ra thận trọng khi áp dụng các biện pháp này vì nó rất dễ vi phạm nguyên tắc tự do kinh doanh, tự do định giá của các chủ thể kinh doanh.

2. Nguyên tắc tự do cạnh tranh:

Đây là hệ quả của nguyên tắc tự do kinh doanh. Tuyên bố về quyền con ng

ười của Pháp năm 1789 đã nêu rõ: “từ ngày 01 tháng tư tới đây, mọi người đều được tự do thực hiện mọi hành vi hoặc ngành nghề trong bất cứ lĩnh vực nào mà họ cảm thấy là tốt” (Điều 4).

Tuy nhiên, tự do cạnh tranh không được hiểu là được sử dụng mọi biện pháp hoặc thực hiện mọi hành vi để lôi kéo khách hàng. Tự do nào cũng có giới hạn và nhiệm vụ của luật cạnh tranh chính là xác định những giới hạn đó: doanh nghiệp được sử dụng tất cả các biện pháp mà luật cạnh tranh không cấm để thu hút khách hàng. Các giới hạn đó bao gồm:

Thứ nhất, lĩnh vực thuộc độc quyền Nhà nước. Dù áp dụng mô hình kinh tế thị trường tự do đến đâu thì quốc gia nào cũng nắm giữ trong tay những lĩnh vực độc quyền nhất định, đó thường là lĩnh vực kinh tế nhưng có liên quan đến an ninh quốc phòng, lĩnh vực thuộc về cơ sở hạ tầng mà tư nhân không có đủ khả năng để đầu tư (hệ thống đường quốc lộ, đường sắt…) hoặc lĩnh vực mang tính phúc lợi xã hội, dịch vụ công cộng đòi hỏi đầu tư nhiều nhưng thu lợi nhuận ít mà tư nhân không muốn đầu tư…Xét về mặt lô -gic, độc quyền nhà nước tự nó đã là yếu tố loại bỏ cạnh tranh. GATT 94, Hiệp định Rôme cũng như hầu hết các Hiệp định thương mại đều có các quy định về nghĩa vụ của các quốc gia thành viên phải áp dụng mọi biện pháp cần thiết để hạn chế đến mức tối đa độc quyền nhà nước .

Thứ hai, lĩnh vực được Nhà nước trợ cấp. Quốc gia nào cũng duy trì các biện pháp trợ cấp nhất định, về bản chất đó chính là những ‘‘cú huých’’ của nhà nước để vực dậy các doanh nghiệp trong một số ngành nghề đặc biệt (như bảo vệ di sản văn hoá), trong một địa bàn nhất định hoặc trong một tình huống nhất định (thiên tai, khu vực bất ổn định…). Tuy nhiên, trợ cấp luôn là ‘‘con dao hai lưỡi’’, nếu lạm dụng thì nó có thể bóp méo thương mại, làm sai lệch cạnh tranh. Chính vì vậy, các Hiệp định thương mại đều có quy định kiểm soát chống lại các biện pháp trợ cấp của Nhà nước. Các ngoại lệ được cho phép luôn phải đặt dưới sự giám sát hết sức chặt chẽ của các cơ quan có thẩm quyền.

Mọi thắc mắc quý khách hàng xin vui lòng gửi về số Hotline 1900.868644 hoặc địa chỉ email [email protected] để được giải đáp. Trân trọng!