1. Tại sao phải đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông?
Việc đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông là rất quan trọng và có nhiều lý do. Như đội mũ bảo hiểm được thiết kế để bảo vệ đầu người đi xe khi xảy ra tai nạn vì có thể giảm lực tác động lên đầu, giảm nguy cơ chấn thương nặng và thậm chí có thể cứu sống người đó. Đồng thời đây là nghĩa vụ của công dân chấp hành đúng pháp luật quy định thể hiện ở chỗ nếu không đội thì sẽ bị xử phạt hành chính khi tham gia giao thông.
Trên thực tế khi tham gia giao thông và dựa vào thị trường mũ bảo hiểm cùng với các quy định về loại mũ bảo hiểm thì gồm có 4 loại như sau:
- Mũ che nửa đầu: Mũ có kết cấu bảo vệ phần đầu phía trên của người đội mũ
- Mũ che ba phần tư đầu: Đây là mũ bảo hiểm thiết kế đẻ bảo vệ đỉnh đầu và hai bên tai, nhưng không che phủ phần cằm và mặt. Mũ này thường được sử dụng bởi các tay lái xe mô tô và xe máy
- Mũ che cả đầu và tai: Mũ có kết cấu bảo vệ phần phía trên đầu, vùng chẩm và vùng tai của người đội mũ
- Mũ che cả đầu và tai, hàm: Mũ có kết cấu phần phía trên của đầu, cùng chẩm, vùng tai và vằm của người đội mũ
2. Những quy định về mũ bảo hiểm đạt tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật:
Căn cứ theo quy định tại Thông tư số 04/2021/TT-BKHCN về việc ban hành "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy QCVN 2:2021/BKHCN với lộ trình áp dụng như sau:
- Kể từ ngày 1/1/2024 thì các mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy (sau đây gọi tắt là mũ bảo hiểm, mũ) sản xuất trong nước, nhập khẩu phải đáp ứng các quy định tại QCVN 2:2021/BKHCN) trước khi lưu thông trên thị trường.
- Khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu mũ bảo hiểm áp dụng các quy định tại QCVN 2:2021/BKHCN kể từ ngày 1/8/2021
- Mũ bảo hiểm đã chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy theo QCVN 2:2008/BKHCN9 (đã hết hiệu lực) trước ngày 1/1/2024 được tiếp tục lưu thông trên thị trường đến hết ngày 31/12/2024.
Như vậy đối với các quy định về quy chuẩn mũ bảo hiểm theo QCVN 2:2008/BKHCN sẽ hết hiệu lực và QCVN 2:2021 sẽ được áp dụng thay thế quy chuẩn về mũ bảo hiểm trước đây.
Căn cứ mục QCVN 2:2021/QCVN mũ bảo hiểm dùng cho người đi mô tô, xe máy, xe đạp điện, xe máy điện và các loai xe tương tự khi tham gia giao thông có mục đích chính là hấp thụ năng lượng va đạp để bảo vệ vùng đầu của người đội nhằm giảm thiểu chấn thương khi bị va đập.
Về cơ bản các quy chuẩn kỹ thuật đối với mũ bảo hiểm vẫn được kế thừa từ QCVN 2:2008/QCVN và chủ yếu được dẫn chiếu từ TCVN 5756:2017. Và có một số điểm cần lưu ý như sau:
Mũ bảo hiểm phải gồm 4 bộ phận chính thay vì là 3 bộ phận chính như sau:
- Vỏ mũ là phần vỏ cứng ở bên ngoài, có tác dụng ngăn chặn các va đập trực tiếp vào đầu người đội
- Đêm hấp thụ xung động bên trong thân mũ (đệm bảo vệ) có tác dụng giảm chấn động tới đầu người đội mũ bảo hiểm
- Quai đeo để cố định mũ
- Lớp vải được lót bên trong phải đảm bảo dễ chịu cho người sử dụng
- Còn các phụ kiện như kính bảo vệ, lưỡi trai, lót cằm... hiện không còn bắt buộc.
Mũ được chia thành 4 thay vì ba loại như đã đề cập ở mục 1 bao gồm: Mũ che nửa đầu; mũ che ba phần tư đầu; mũ che cả đầu và tai; mũ che cả đầu, tai và cằm của người đội mũ.
Có dấu hợp quy CR phải đảm bảo các nội dung bắt buộc sau gồm:
- Tên hàng hoá: Mũ bảo hiểm dùng cho người đi mô tô, xe máy
- Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu tách nhiệm về hàng hoá
- Xuất xứ hàng hoá
- Cỡ mũ: Chu vi vòng đầu
- Tháng, năm sản xuất
- Kiểu mũ
- Định lượng: khối lượng mũ và dung sai khối lượng
- Hướng dẫn sử dụng (nội dung hướng dẫn cụ thể về cách sử dụng mũ được ghi trực tiếp trên mũ hoặc in trên chất liệu có tính không thấm nước có gắn trên mũ hoặc trong bản hướng dẫn sử dụng kèm theo)
- Thông tin cản báo (nếu có)
Lưu ý đối với mũ nhập khẩu: Nếu trên nhãn hiệu chưa thể hiện hoặc chưa đủ nội dung bắt buộc bằng Tiếng Việt thì phải có nhãn phụ thể hiện những nội dung bắt buộc tương ứng được dịch từ nhãn gốc của mũ sang tiếng việt và bỏ sung những nội dung bắt buộc còn thiếu theo quy định nêu trên, tên và địa chỉ của cơ sở nhập khẩu mũ. Còn đối với nhãn gốc phải đảm bảo rằng phải được giữ nguyên.
Và dấu quy CR phải được thể hiện rõ ràng, dễ nhận biết, được in trực tiếp trên mũ hoặc in trên chất liệu không thấm nước gắn trên mũ và phải rõ ràng, không bị bong, rách, mờ trong quá trình vận chuyển và sử dụng.
Tuy nhiên, theo QCVN 2:2021/BKHCN quy định mức giới hạn của quy định kỹ thuật đối với mũ bảo hiểm dùng cho người đi như sau:
- Xe mô tô
- Xe gắn máy
- Xe đạp máy
- Xe máy điện
- Xe đạp điện và các loại xe tương tự
Gọi chung là mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy và dưới đây viết tắt là mũ và các quy định quản lý chất lượng mũ trong sản xuất, nhập khẩu và lưu thông, phân phối. QCVN 2:2021/BKHCN không áp dụng đối với các loai mũ chuyên dùng, các loại mũ dùng cho các môn thể thao đua xe hoặc các loại phương tiện làm nhiệm vụ đặc biệt khác.
3. Đội mũ bảo hiểm không đạt chuẩn bị xử lý như thế nào?
Về vấn đề xử phạt hành chính liên quan đến vấn đề đội mũ bảo hiểm quy định tại Điều 6 và Điều 11 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP có quy định như sau:
Đối với những người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ thì sẽ bị phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với các hành vi sau:
- Người điều khiển xe không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông
- Người điều khiển xe có đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông nhưng cài quai không đúng cách
- Người được chở trên xe mô tô không đội mũ bảo hiểm
- Người được chở trên xe mô tô có đội mũ bảo hiểm nhưng cài quai không đúng.
Theo đó thì mũ không đạt chuẩn thực tế hiện nay có rất nhiều loại mũ như mũ bảo hiểm thời trang thì không đặt ra vấn đề xử phạt. Mặc dù chưa xử phạt nhưng những loại mũ không đạt chuẩn như vậy phần lớn đều là những mũ bảo hiểm kém chất lượng. Các bộ phận vỏ mũ, lớp chống xung động có cấu tạo không tốt, không đảm bảo được bảo vệ an toàn cho tính mạng của bản thân khi có sự va chạm, tai nạn giao thông. Vì vậy, để an toàn cho bản thân và người khác nên lựa chọn mũ bảo hiểm đạt chuẩn như pháp luật có quy định có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, có chứng nhận đạt chuẩn và tem mác kiểm định đầy đủ.
4. Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong sản xuất mũ bảo hiểm
- Doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu mũ phải thực hiện công bố tiêu chuẩn áp dụng có nội dung không được trái với QCVN 2:2021/BKHCN, đảm bảo chất lượng mũ phù hợp với quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn công bố áp dụng
- Doanh nghiệp sản xuất mũ phải thực hiện công bố hợp quy theo quy định tại QCVN 2:2021/BKHCN
- Doanh nghiệp nhập khẩu mũ phải thực hiện việc chứng nhận hợp quy và đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng đối với mũ nhập khẩu theo quy định và có trách nhiệm lưu giữ hồ sơ chất lượng mũ cho các địa chỉ bán mũ
- Các tổ chức, cá nhân phân phối mũ (doanh nghiệp, hộ kinh doanh, hộ gia đình) phải chịu trách nhiệm bán mũ đáp ứng các quy định kỹ thuật và quy định quản lý trong QCVN 2:2021/BKHCN
- Thông báo công khai về tên, địa chỉ bán mũ và lưu giữ tại nơi bán mũ bản sao (sao y bản chính) Giấy chứng nhận hợp quy đối với mũ do doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu mũ cung cấp.
- Tổ chức đánh giá phù hợp sản phẩm mũ chịu trách nhiệm theo quy định tại điều 29 Nghị định số 107/2016/NĐ-CP năm 2016 của Chính phủ về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp.
Trong trường hợp mũ nhập khẩu thuộc đối tượng của thoả thuận thừa nhận lẫn nhau về kết quả đánh giá sự phù hợp giữa tổ chức chứng nhận trong nước phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thừa nhận kết quả chứng nhận của tổ chức chứng nhận nước ngoài theo thoả thuận.
Nếu còn thắc mắc xin vui lòng liên hệ đến bộ phận tư vấn trực tiếp qua hotline 1900.868644 hoặc gửi thông tin đến đại chỉ email [email protected]. Công ty Luật Hòa Nhựt xin chân thành và trân trọng cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết.