Theo Điều 66 Luật cạnh tranh năm 2018,người tham gia tố tụng cạnh tranh, bao gồm: Bên khiếu nại; bên bị khiếu nại; bên bị điều tra; người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan; người bảo vệ quyền và lợi ích họp pháp của bên khiếu nại, bên bị khiếu nại, bên bị điều tra, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; người làm chứng; người giám định; người phiên dịch.
Nghiên cứu người tham gia tố tụng cạnh tranh, cần lưu ý điều kiện để được coi là bên khiếu nại và bên bị điều tra theo pháp luật Việt Nam hiện hành. Đối với vai trò cũng như nhiệm vụ, quyền hạn của người có quyền lợi nghĩa vụ Hên quan, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bên khiếu nại, bên bị khiếu nại, bên bị điều tra, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch tham gia trong tố tụng cạnh tranh cũng tương tự như vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn của họ trong tố tụng tại toà án.
1. Bên khiếu nại
Bên khiếu nại là tổ chức, cá nhân cho rằng lợi ích của mình bị xâm hại do hành vi vi phạm quy định của pháp luật vê cạnh tranh, có hồ sơ khiếu nại và được ủy ban Cạnh tranh Quốc gia tiếp nhận, xem xét để điều tra theo quy định cùa Luật cạnh tranh.
Thời hiệu thực hiện quyền khiếu nại là 03 năm kể từ ngày hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật về cạnh tranh được thực hiện (Xem: Điều 67, Điều 77 Luật cạnh tranh năm 2018).
Như vậy, tổ chức, cá nhân chỉ được coi là bên khiếu nại (Tố tụng cạnh ưanh không nhất thiết phải có bên khiếu nại - Điều 80 Luật cạnh tranh năm 2018) khi hội đủ hai điều kiện:
- Một là, tổ chức, cá nhân cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm do hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh;
- Hai là, tổ chức, cá nhân đó có hồ sơ khiếu nại và được ủy ban Cạnh tranh Quốc gia tiếp nhận, xem xét để điều tra theo quy định của Luật cạnh tranh.
Bên khiếu nại có các quyền kiến nghị Chủ tịch ủy ban Cạnh tranh Quốc gia yêu cầu cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lí vi phạm hành chính trong điều tra, xử lí vụ việc cạnh tranh. Ngoài ra, bên khiếu nại có các quyền cơ bản sau:
- Tham gia vào các giai đoạn trong quá trình tố tụng cạnh tranh;
- Đưa ra thông tin, tài liệu, đồ vật để bảo vệ quyền và lợi Ích hợp pháp của mình;
- Được biết về thông tin, tài liệu, đồ vật mà bên khiếu nậi hoặc Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh đưa ra;
- Được nghiên cứu tài liệu ttong hồ sơ vụ việc cạnh tranh và được ghi chép, sao chụp tài liệu cần thiết có trong hồ sơ vụ việc cạnh ttanh để thực hiện việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, trừ tài liệu, chứng cứ không được công khai theo quy định của pháp luật;
- Tham gia và trình bày ý kiến tại phiên điều trần;
- Đề nghị triệu tập người làm chứng;
- Đề nghị trưng cầu giám định;
- Kiến nghị thay đổi người tiến hành tố tụng cạnh tranh, người tham gia tố tụng cạnh tranh;
- Ủy quyền cho người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp tham gia tổ tụng cạnh tranh;
- Đề nghị Cơ quan điêu tra vụ việc cạnh tranh, Hội đồng xử lí vụ việc hạn chế cạnh tranh chấp nhận đưa người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vào tham gia tố tụng cạnh tranh;
- Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh các quyền nêu trên, bên khiếu nại có các nghĩa vụ sau :
- Cung cấp đầy đủ, trung thực, chính xác, kịp thời các thông tin, tài liệu, đồ vật cần thiết liên quan đến kiến nghị, yêu cầu của mình;
- Có mặt theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh và Hội đồng xử lí vụ việc hạn chế cạnh tranh;
- Không được tiết lộ bí mật điều tra mà mình biết trong quá trình tham gia tố tụng cạnh ttanh; không được sử dụng tài liệu đã ghi chép, sao chụp ttong hồ sơ vụ việc cạnh ttanh vào mục đích xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích họp pháp của tổ chức, cá nhân;
- Thi hành quyết định của ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, Hội đồng xử lí vụ việc hạn chế cạnh ttanh và Cơ quan điều tta vụ việc cạnh tranh.
2. Bên bị khiếu nại
Bên bị khiếu nại là tổ chức, cá nhân bị khiếu nại về hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh.
Theo Điều 80 Luật cạnh tranh năm 2018, tố tụng cạnh tranh không nhất thiết phải có bên bị khiếu nại.
Bên bị khiếu nại có các quyền sau đây:
- Được biết thông tin về việc bị khiếu nại;
- Giải trình về các nội dung bị khiếu nại.
3. Bên bị điều tra
Bên bị điều tra là tổ chức, cá nhân bị ủy ban Cạnh tranh Quốc gia quyết định tiến hành điều tra theo quy định của Luật cạnh tranh.
Bên bị điều tra có các quyền và nghĩa vụ cơ bản như bên khiếu nại, được quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 67 Luật cạnh tranh năm 2018.
4. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là người không có khiếu nại trong vụ việc cạnh tranh, không phải là bên bị điều tra nhưng việc giải quyết vụ việc cạnh tranh có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ.
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có thể tự mình đề nghị hoặc được bên khiếu nại, bên bị điều tra đề nghị và được Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh, Hội đồng xử lí vụ việc hạn chế cạnh tranh chấp nhận họ tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan hoặc được Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh, Hội đồng xử lí vụ việc hạn chế cạnh tranh đưa họ vào tham gia tổ tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có thể yêu cầu độc lập hoặc tham gia tổ tụng cạnh tranh với bên khiếu nại hoặc bên bị điều tra.
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập hoặc tham gia tố tụng cạnh tranh với bên khiếu nại hoặc chỉ có quyền lợi thì có các quyền và nghĩa vụ theo quy định tại khoản 1 và khoản 4 Điều 67 của Luật cạnh ữanh năm 2018. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan nếu tham gia tố tụng cạnh tranh với bên bị điều tra hoặc chỉ có nghĩa vụ thì có các quyền và nghĩa vụ theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 67 của Luật cạnh tranh năm 2018.
5. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bên khiếu nại, bên bị khiếu nại, bên bị điều tra, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp củầ bên khiếu nại, bên bị khiếu nại, bên bị điều tra, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (gọi người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp) là người được bên khiếu nại, bên bị khiếu nại, bên bị điều tra, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan yêu cầu bằng văn bản tham gia tố tụng cạnh tranh để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Theo khoản 2 Điều 68 Luật cạnh tranh năm 2018, những người sau đây được làm người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp:
- Luật sư theo quy định của pháp luật về luật sư;
- Công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có kiến thức pháp luật, không trong thời gian bị khởi tố hình sự, không có án tích.
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp có thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhiều bên trong cùng một vụ việc nếu quyền và lợi ích hợp pháp của những bên đó không đổi lập nhau. Nhiều người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp có thể cùng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của một bên trong vụ việc.
Khi tham gia tố tụng cạnh tranh, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp có quyền và nghĩa vụ sau:
- Tham gia vào các giai đoạn trong quá trình tố tụng cạnh tranh;
- Xác minh, thu thập thông tin, chứng cứ và cung cấp thông tin, chứng cứ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bên mà mình đại diện;
- Nghiên cứu tài liệu trong hồ sơ vụ việc cạnh tranh và được ghi chép, sao chụp tài liệu cần thiết có trong hồ sơ vụ việc cạnh tranh để thực hiện việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bên mà mình đại diện;
- Được thay mặt bên mà mình đại điện kiến nghị thay đổi người tiến hành tố tụng cạnh tranh, người tham gia tố tụng cạnh tranh;
- Tôn trọng sự thật và pháp luật; không được mua chuộc, cưỡng ép hoặc xúi giục người khác khai báo gian dối, cung câp tài liệu sai sự thật;
- Có mặt theo giấy mời hoặc giấy triệu tập của ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh hoặc Hội đồng xử lí vụ việc hạn chế cạnh tranh;
- Không được tiết lộ bí mật điều tra mà mình biết trong quá trình tham gia tố tụng cạnh tranh; không được sử dụng tài liệu đã ghi chép, sao chụp trong hồ sơ vụ việc cạnh tranh vào mục đích xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân;
- Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
6. Người làm chứng
Người biết các tình tiết có liên quan đến nội dung vụ việc cạnh tranh có thể được Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh, Hội đồng xử lí vụ việc hạn chế cạnh tranh triệu tập tham gia tố tụng cạnh tranh với tư cách là người làm chứng.
Người mất năng lực hành vi dân sự không thê là người làm chứng.
Người làm chứng có quyền và nghĩa vụ sau đậy:
- Cung cấp toàn bộ tài liệu, giấy tờ, đồ vật mà mình có được liên quan đến việc giải quyết vụ việc cạnh tranh; khai báo trụng thực với Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh, Hội đồng xử lí vụ việc hạn chế cạnh tranh về tất cả những tình tiết có liên quan đến việc giải quyết vụ việc cạnh tranh mà mình biết được;
- Tham gia phiên điều tràn và trình bày trước Hội đồng xử lí vụ việc hạn chế cạnh tranh;
- Được nghỉ việc trong thời gian Cơ quan điều tra vụ việc cạnh ưanh, Hội đồng xử lí vụ việc hạn chế cạnh tranh triệu tập tham gia phiên điều trần hoặc lấy lời khai nếu làm việc trong cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp;
- Được chi trả các khoản chi phí có liên quan theo quy định của pháp luật;
- Được từ chối khai báo nếu việc khai báo liên quan đến bí mật nhà nước, bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật đời tư hoặc việc khai báo có ảnh hưởng xấu, bất lợi cho bên khiếu nại hoặc bên bị điều tra là người có quan hệ thân thích với mình;
- Bồi thường thiệt hại và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật do khai báo sai sự thật gây thiệt hại cho bên khiếu nại, bên bị điều tra hoặc cho tổ chức, cá nhân khác;
- Có mặt tại phiên điều trần theo giấy triệu tập của Hội đồng xử lí vụ việc hạn chế cạnh tranh nếu việc khai báo của người làm chứng phải thực hiện công khai tại phiên điều trần;
- Cam đoan trước Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh hoặc Hội đồng xử lí vụ việc hạn chế cạnh tranh về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình, trừ trường hợp người làm chứng là người chưa thành niên;
- Được bảo vệ theo quy định của pháp luật.
Người làm chứng từ chối khai báo, khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật hoặc khi được Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh hoặc Hội đồng xử lí vụ việc hạn chế cạnh tranh triệu tập mà vắng mặt không có lí do chính đáng thì phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 69 Luật cạnh tranh năm 2018.
7. Người giám định
Người giám định là người am hiểu và có kiến thức cần thiết về lĩnh vực cần giám định được Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh ttanh, Hội đồng xử lí vụ việc hạn chế cạnh tranh trưng cầu hoặc được các bên liên quan đề nghị giám định trong trường hợp Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh, Hội đồng xử lí vụ việc hạn chế cạnh tranh từ chối trưng cầu giám định.
+ Người giám định có quyền và nghĩa vụ sau đây:
- Được đọc các tài liệu có trong hồ sơ vụ việc cạnh tranh liên quan đến đối tượng giám định; yêu cầu cơ quan, tổ chức, người trưng cầu giám định, người đề nghị giám định cung cấp tài liệu cần thiết cho việc giám định;
- Đặt câu hỏi đối với người tham gia tố tụng cạnh tranh về những vấn đề có liên quan đến đối tượng giám định;
- Có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan tiến hành tố tụng cạnh tranh, trả lời những vấn đề liên quan đến việc giám định và kết luận giám định một cách trung thực, có căn cứ, khách quan;
- Phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan trưng cầu giám định, người đề nghị giám định biết về việc không thể giám định được do việc cần giám định vượt quá khả năng chuyên môn, tài liệu cung cấp không đủ hoặc không sử dụng được cho việc giám định;
- Phải bảo quản tài liệu đã nhận vă gửi trả lại cơ quan trưng cầu giám định, người đề nghị giám định cùng với kết luận giám định hoặc cùng với thông báo về việc không thể giám định được;
- Không được tự mình thu thập tài liệu để tiến hành giám định; không tiếp xúc riêng với những người tham gia tố tụng cạnh tranh khác nếu việc tiếp xúc đó ảnh hưởng đến tính khách quan của kết quả giám định; không được tiết lộ bí mật thông tin mà mình biết khi tiến hành giám định; không thông báo kết quả giám định cho người khác, trừ cơ quan tiến hành tố tụng, người đề nghị giám định trong trường hợp Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh, Hội đồng xử ]í vụ việc hạn chế cạnh tranh từ chối trưng cầu giám định;
- Được thanh toán các chi phí có liên quan theo quy định của pháp luật.
Người giám định từ chối kết luận giám định mà không có lí do chính đáng hoặc kểt luận giám định sai sự thật hoặc khi được cơ quan tiến hành tố tụng cạnh ưanh triệu tập mà vắng mặt không có lí do chính đáng thì phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
Người giám định phải từ chối tham gia tố tụng cạnh tranh hoặc bị thay đổi trong các trường họp sau đây:
- Là bên khiếu nại, bên bị điều tra, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan hoặc là người thân thích của bên khiếu nại, bên bị điều tra, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
- Đã tham gia tố tụng cạnh tranh với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, người làm chứng, người phiên dịch trong cùng vụ việc cạnh tranh;
- Có căn cứ rõ ràng cho rằng họ có thể không vô tư khi làm nhiệm vụ.
8. Người phiên dịch
Người phiên dịch là người có khả năng dịch từ một ngôn ngữ khác ra tiếng Việt và ngược lại trong trường hợp có người tham gia tố tụng cạnh tranh không sử dụng được tiếng Việt. Người phiên dịch có thể được Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh, Hội đồng xử lí vụ việc hạn chế cạnh tranh yêu cầu để phiên dịch hoặc do bên khiếu nại, bên bị điều trạ hoặc người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan lựa chọn hoặc do các bên thỏa thuận lựa chọn nhưng phải được Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh, Hội đồng xử lí vụ việc hạn chế cạnh tranh chấp thuận.
+ Người phiên dịch có quyền và nghĩa vụ sau đây:
- Có mặt theo giấy triệu tập;
- Phải phiên dịch trung thực, khách quan, đúng nghĩa;
- Đề nghị người tiến hành tố tụng cạnh tranh, người tham gia tố tụng cạnh tranh giải thích thêm nội dung cần phiên dịch;
- Không được tiếp xúc vơi người tham gia tố tụng cạnh ttanh khác nếu việc tiếp xúc đó làm ảnh hưởng đến tính trung thực, khách quan, dùng nghĩa khi phiên dịch;
- Được thanh toán các chi phí có liên quan theo quy định của pháp luật.
Người phiên dịch phải từ chối tham gia tổ tụng cạnh tranh hoặc bị thay đổi trong các trường hợp sau đây:
- Là bên khiếu nại, bên bị điều tra, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan hoặc là người thân thích của bên khiếu nại, bên bị điều tra, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
- Đã tham gia tố tụng cạnh tranh với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, người làm chứng, người giám định trong cùng vụ việc cạnh tranh;- Có căn cứ rõ ràng cho rằng họ có thể không vô tư khi làm nhiệm vụ.
Quy định về người phiên dịch nêu trên cũng được áp dụng đối với người hiểu biết dấu hiệu của người tham gia tố tụng cạnh tranh là người khuyết tật nghe, nói. Trường hợp chỉ có người đại diện hoặc người thân thích của người tham gia tố tụng cạnh tranh là người khuyết tật nghe, nói hiểu biết được dấu hiệu của họ thì người đại diện hoặc người thân thích có thể được Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh hoặc Hội đồng xử lí vụ việc hạn chế cạnh tranh chấp nhận làm người phiên dịch cho người khuyết tật đó.
Mọi vướng mắc liên quan đến luật canh tranh, Hãy gọi ngay: 1900.868644 hoặc địa chỉ email [email protected] để được luật sư tư vấn pháp luật cạnh tranh trực tuyến qua tổng đài điện thoại.
Trân trọng./..